8. Nội dung nghiên cứu
2.4.3. Thực trạng quản lý hình thức tư vấn tâm lý cho học sin hở trường THPT
thành phố Tam Kỳ
Để biết rõ thực trạng quản lý hình thức tư vấn tâm lý cho học sinh ở trường THPT thành phố Tam Kỳ, chúng tôi tiến hành thu thập ý kiến đánh giá của CBQL, GV thông qua phiếu hỏi. Kết quả thu được thể hiện qua Bảng 2.13 như sau:
Bảng 2.13. Đánh giá thực trạng quản lý hình thức tư vấn tâm lý ở các trường THPT
STT Các nội dung khảo sát
Mức độ thực hiện (1-Kém; 2-Yếu; 3-TB; 4-Khá; 5-Tốt) ĐTB Thứ bậc 1 2 3 4 5 𝑿̅
1 Quản lý việc xây dựng các
chuyên đề tư vấn tâm lý 0 0 43 40 37 3.95 4 2 Quản lý việc tổ chức tư vấn trực
tiếp, gián tiếp 0 10 41 45 24 3.69 5
3
Quản lý việc tổ chức hình thức tư vấn nhóm, thiết lập kênh thông tin
0 10 13 32 65 4.3 1
4
Quản lý tổ chức buổi nói chuyện chuyên đề tâm lý, hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ
0 08 15 50 47 4.1 2
5 Quản lý các nguồn lực hỗ trợ
công tác tư vấn tâm lý 0 9 21 49 41 4.0 3 Qua kết quả từ Bảng khảo sát 2.13 cũng cho chúng ta thấy, mức độ tổ chức thực hiện “việc tổ chức tư vấn trực tiếp, gián tiếp” chưa đạt được hiệu quả, chỉ ở mức độ Khá với điểm trung bình X= 3.69, thứ bậc 5, cũng như “việc xây dựng các chuyên đề
tư vấn tâm lý” đạt mức điểm trung bình X= 3.95, thứ bậc 4. CBQL các trường THPT cũng đã quan tâm triển khai chỉ đạo đội ngũ làm công tác tư vấn về việc “tổ chức hình
thức tư vấn nhóm, thiết lập kênh thông tin” nên kết quả khảo sát đã thể hiện mức độ
thực hiện Tốt với điểm trung bình X= 4.3, thứ bậc 1. Đối với việc vận động “các nguồn lực hỗ trợ công tác tư vấn tâm lý” chưa được đầu tư nhiều, hiện nay các trường chỉ sử dụng nguồn lực hiện có của trường là đội ngũ CBQL, GV chưa được đào tạo bài bản, nên công tác quản lý gặp rất nhiều khó khăn. Đối với các trường THPT 95% CBQL đều cho rằng chưa có kế hoạch hoạt động cụ thể về việc quản lý công tác TVTL do chưa có hướng dẫn rõ ràng về các quy định cụ thể về công tác TVTL cho các trường THPT.