Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu Quản lý công tác tư vấn tâm lý cho học sinh ở các trường trung học phồ thông trên địa bàn thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam (Trang 68 - 70)

8. Nội dung nghiên cứu

2.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế

Việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác tư vấn tâm lý học đường còn chưa đồng bộ. Nguồn tài chính cho hoạt động này còn chưa có quy định cụ thể.

Sự tham gia của gia đình, các tổ chức xã hội còn chưa được thường xuyên, nhất là việc phối hợp với các trung tâm tư vấn, các trường Cao đẳng, Đại học có các chuyên gia tư vấn tâm lý chưa được thực hiện thường xuyên.

Đội ngũ CBQL, GV, tư vấn viên còn những khó khăn nhất định như về trình độ không đồng đều, kỹ năng, nghiệp vụ tư vấn còn hạn chế, việc trao đổi kinh nghiệm học hỏi lẫn nhau chưa được thường xuyên. Một bộ phận CBQL chưa làm tốt nhiệm vụ chỉ đạo, tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá công tác công tác tư vấn tâm lý học đường một cách đúng mức.

Sự phối hợp, trao đổi kinh nghiệm ít được tổ chức giữa các trường nên sự thống nhất về các nội dung trong công tác tư vấn tâm lý học đường còn chưa linh hoạt.

Việc kiểm soát, giám sát, kiểm tra - đánh giá hoạt động quản lý công tác tư vấn tâm lý học đường tại các trường THPT đôi khi còn buông lỏng và chưa chặt chẽ nên chất lượng chưa đảm bảo. Khâu kiểm tra, đôn đốc công tác tư vấn học đường đôi khi còn hình thức.

Việc tuyển dụng và đưa vào ngạch biên chế chức danh giáo viên tư vấn tâm lý học đường chưa được thực hiện tại các trường THPT.

Tiểu kết chương 2

Việc thực hiện khảo sát thực trạng CTTVTL và quản lý CTTVTL tại 5 trường THPT trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam hiện nay, đã làm rõ được tình hình CTTVTL chung của các trường THPT, đã thấy đ ư ợ c vài nét khái quát về công tác TVTL của ngành giáo dục, sự quan tâm của các cấp, các ngành, sự quan tâm của lực lượng làm giáo dục, các em học sinh về CTTVTL như chất lượng, hiệu quả về công tác TVTL; xây dựng đội ngũ; đầu tư, phát triển cơ sở vật chất, việc bồi dưỡng, nâng cao năng lực đội n g ũ giáo viên tham gia công tác TVTL và quản lý CTTVTL trong toàn ngành. Luận văn cũng làm rõ thực trạng về công tác quản lý TVTL tại 5 trường THPT. Từ thực trạng nhận thức của học sinh về CTTVTL trong nhà trường, cho đến việc thực hiện nội dung, hình thức, điều kiện TVTL cho học sinh phổ thông của Bộ và hướng dẫn, chỉ đạo của Sở GD&ĐT Quảng Nam. Những nội dung có liên quan đến thực trạng quản lý CTTVTL cho học sinh tại trường THPT cũng được làm rõ, như: Thực trạng về quản lý mục tiêu, nội dung, hình thức CTTVTL; về quản lý đội ngũ; về kiểm tra, đánh giá cũng n h ư các điều kiện, phương tiện, thiết bị phục vụ CTTVTL ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.

Từ thực trạng quản lý CTTVTL cho học sinh các trường THPT, để đề xuất các biện pháp quản lý hiệu quả hơn nhằm thực hiện tốt hơn công tác giáo dục góp phần giáo dục học sinh phát triển toàn diện, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của ngành giáo dục trong giai đoạn hiện nay.

Chương 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC TƯ VẤN TÂM LÝ CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN

THÀNH PHỐ TAM KỲ, TỈNH QUẢNG NAM

Một phần của tài liệu Quản lý công tác tư vấn tâm lý cho học sinh ở các trường trung học phồ thông trên địa bàn thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)