Các lực lượng thực hiện công tác tư vấn tâm lý cho học sin hở trường trung

Một phần của tài liệu Quản lý công tác tư vấn tâm lý cho học sinh ở các trường trung học phồ thông trên địa bàn thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam (Trang 25 - 26)

8. Nội dung nghiên cứu

1.3.4. Các lực lượng thực hiện công tác tư vấn tâm lý cho học sin hở trường trung

trung học phổ thông

Trong Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học thì nhà trường thành lập Tổ Tư vấn hỗ trợ học sinh và bố trí cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm để thực hiện công tác tư vấn tâm lý cho học sinh. Thành phần Tổ Tư vấn, hỗ trợ học sinh gồm: Đại diện lãnh đạo nhà trường làm Tổ trưởng; thành viên là cán bộ, giáo viên chủ nhiệm kiêm nhiệm công tác tư vấn tâm lý, nhân viên y tế trường học, cán bộ, giáo viên phụ trách công tác Đoàn, Hội, đại diện cha mẹ học sinh và một số học sinh là cán bộ lớp, cán bộ Đoàn, Hội. Trách nhiệm của các thành viên tổ tư vấn thể hiện cụ thể sau:

+ Đối với Ban Lãnh đạo nhà trường: Thành lập Tổ Tư vấn hỗ trợ học sinh của nhà trường; việc quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ chế phối hợp, chỉ đạo và xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh là trách nhiệm của

Ban lãnh đạo.

+ Đối với cán bộ Đoàn, Hội, cán bộ phụ trách công tác tư vấn: được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ tư vấn; Thực hiện kế hoạch tư vấn tâm lý, có nhiệm vụ tư vấn cho cha mẹ học sinh và học sinh để giúp các em vượt qua những khó khăn gặp phải trong học tập và sinh hoạt. Chủ động giới thiệu đến học sinh hoạt động của phòng tư vấn tâm lý qua trang tin điện tử của trường, trả lời thắc mắc của học sinh qua thư điện tử…. tạo cho học sinh có nhu cầu và kích thích nhu cầu sử dụng tư vấn tâm lý học đường để nâng cao chất lượng cuộc sống, học tập của các em.

+ Đối với Giáo viên chủ nhiệm: Tự hình thành cho mình một mạng lưới thu thập thông tin riêng từ các nguồn: giáo viên bộ môn, giám thị phụ trách lớp, cha mẹ, bạn bè của học sinh. GVCN phải thể hiện sự quan tâm của mình đến với từng học sinh, nhưng cũng phải đặt trọng tâm, trọng điểm ở một số học sinh cá biệt. Song song đó, phải thân thiện, khéo léo gợi mở để học sinh “trải lòng” và phải lắng nghe, thông cảm, thấu hiểu, chia sẻ và định hướng cho các em cách giải quyết những vấn đề khó khăn trong cuộc sống.

+ Đối với Ban đại diện cha mẹ học sinh: phối hợp với mọi lực lượng giáo dục của nhà trường, đặc biệt là các thầy cô giáo chủ nhiệm, các thầy cô giáo bộ môn, phối hợp với các cha mẹ học sinh trong và ngoài lớp để kết hợp giáo dục học sinh. Thường xuyên trao đổi thông tin với giáo viên để nắm bắt được tam sinh lý của con em mình nhằm xây dựng phong trào học tập và môi trường giáo dục lành mạnh góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường

Một phần của tài liệu Quản lý công tác tư vấn tâm lý cho học sinh ở các trường trung học phồ thông trên địa bàn thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)