II. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ĐÀO TẠO VÀ ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP PHÙ HỢP VÀO THỰC TẾ
5. Trò chơi quản trị (quản lý)
Người học được chia thành nhiều đội, trong mỗi đội, nhân viên tham gia được yêu cầu ra các quyết định về các vấn đề liên quan như giá nguyên liệu, kế hoạch sản xuất, vay nợ tài chính…
Cách tiến hành
Chia người học thành nhiều đội
Cung cấp một tình huống mẫu (áp dụng chung) Phân tích các quyết định của các nhóm để tìm ra nhóm thắng cuộc
Ví dụ thực tế:
Công ty Vàng bạc đá quý PNJ đang thực hiện chương trình đào tạo nhân viên theo cách quản trị trò chơi. Chuyên viên đào tạo yêu cầu học viên chia thành 3 nhóm khác nhau. Các nhóm này đều phải cạnh với thị trường của các nhóm còn lại để lên kế hoạch tổ chức sản xuất một mẫu trang sức mới. Mỗi nhóm phải xác định mục tiêu chủ yếu và có thể lựa chọn một số các quyết định khác nhau. Người đào tạo sẽ cung cấp các tình huống mẫu ví dụ như phân tích thị trường và xem xét thị trường đã có loại sản phẩm tương tự như các nhóm đang dự định sản xuất chưa và cách giải quyết các tình huống đó. Cuối cùng người đào tạo sẽ tổng hợp và phân tích các chiến lược của từng nhóm để tìm ra nhóm thắng cuộc
Ưu điểm
Con người học được nhiều nhất bằng cách phán đoán những gì ảnh hưởng tới hoạt động của công ty từ thương trường. Trò chơi rất hữu ích cho thực tập viên trong việc phải đương đầu với những rắc rối trong kinh doanh.
Trò chơi rất thú vị, hấp dẫn đối với thực tập viên vì tính sinh động hiện thực và tính cạnh tranh của nó.
Giúp các thực tập viên phát triển khả năng giải quyết các vấn đề cũng như phải tập trung đến yêu cầu để đưa ra chiến lược, hoạch định chính sách hơn là đưa ra các quyết định đơn giản.
Trò chơi rất hữu ích trong việc phát triển khả năng lãnh đạo và khuyến khích khả năng hợp tác làm việc tập thể.
Nhược điểm:
Các giải pháp mà học viên đưa ra còn rập khuôn và đơn điệu, nó không thể phong phú bằng kinh nghiệm thực tế trên thương trường.