- Kết hợp phương pháp thuyết trình với các phương pháp khác như:
3) Lợi ích của việc cung cấp thông tin phản hồ
Đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo, nghĩa là học viên sau khi được đào tạo sẽ đáp ứng được yêu cầu của tổ chức, doanh nghiệp cũng như trong xã hội.
Giúp cho giảng viên kịp thời điều chỉnh các phương pháp giảng dạy sao cho hiệu quả để phù hợp với năng lực của học viên.
Giúp cho tổ chức đào tạo có cái nhìn toàn diện hơn, khách quan hơn về các mục tiêu quản lý đã xây dựng và quá trình triển khai thực hiện các kế hoạch.
Ví dụ: Đối với các nhân viên mới, các doanh nghiệp thường hay tổ chức các khóa đào tạo giúp nâng cao kiến thức, trình độ, kinh nghiệm cho nhân viên. Tổ chức đào tạo sẽ tiến hành khảo sát các kiến thức đại cương cũng như là các kỹ năng mà nhân viên còn thiếu,..ngay từ khi nhân viên mới vào làm để nắm vững trình độ nhân viên ở từng mảng kiến thức. Và trong các khóa học đó, nhân viên sẽ được nêu ra ý kiến, đóng góp thông tin phản hồi về nhiều vấn đề liên quan đến khóa đào tạo. Trên cơ sở thu thập thông tin phản hồi đó, tổ chức sẽ điều chỉnh hoạt động đào tạo sao cho phù hợp nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức đã đề ra.
ĐƯA RA THÔNG TIN PHẢN HỒI GIỮA HỌC VIÊN/GIẢNG VIÊN
Một khi chuyên gia đào tạo đã xác định nhu cầu đào tạo và chuẩn bị các mục tiêu hành vi, bước kế tiếp là xây dựng chương trình đào tạo thích hợp nhằm đạt được các mục tiêu đặt ra. Điều này được hoàn tất bằng cách lựa chọn phương pháp đào tạo và phát triển các tài liệu đào tạo nhằm truyền tải kiến thức và kỹ năng được xác định trong các mục tiêu thuộc về hành vi. Điều không kém phần quan trọng là làm thế nào để những người học hiểu được các nguyên tắc học. Các nguyên tắc này là cơ sở để thiết kế một chương trình đào tạo hiệu quả.
Người lập kế hoạch đào tạo cũng cần quan tâm đến những nguyên tắc học để đảm bảo cho một chương trình đào tạo đạt chất lượng tốt. Để một chương trình đào tạo có hiệu quả, nó phải được thiết kế để kết hợp những nguyên tắc được đưa ra sau đây nhằm tạo thuận lợi cho quá trình học tập của học viên. Bao gồm: nguyên tắc củng cố, nguyên tắc tham gia, nguyên tắc thực hành, và nguyên tắc phản hồi.
Trong đó, nguyên tắc phản hồi đóng vai trò rất quan trong trọng suốt quá trình đào tạo. Phản hồi là các thông tin ngược thông báo cho học viên biết kết quả của họ. Thông tin ngược cung cấp cho học viên các thông tin như kết quả của họ có đúng hay không và họ có tiến bộ hay không. Thông tin ngược cũng có thể củng cố những kết quả mong muốn hoặc những thay đổi về kết quả. Phản hồi là tiêu biểu cho cả việc động viên và việc học. Nếu phản hồi không được cung cấp, học viên có thể học những kỹ thuật sai hoặc đánh mất sự động viên để học. Phản hồi làm cho tiến trình học trở nên thích thú hơn, tối đa hoá sự sẵn sàng của học viên. Phản hồi cũng cần thiết cho mục tiêu duy trì hoặc cải thiện thành tích.
Người đào tạo nên lập kế hoạch để đưa ra những thông tin phản hồi chính xác, thân thiện và khuyến khích ở giai đoạn đầu của chương trình đào tạo. Đầu tiên, người đào tạo nên đánh giá cao bất cứ cải thiện nào. Dần dần khi mà kỹ năng của học viên được gia tăng, người đào tạo nên tăng mức độ thành tích để được động viên, nhận được thông tin phản hồi. Vào cuối chương trình, người đào tạo nên dạy cho người học làm thế nào đánh giá thành tích của họ, và người học nên dịch chuyển sang hướng phản hồi từ chính những gì mà họ xây dựng hơn là phản hồi từ người khác. Điều này gia tăng khả năng của học viên có thể tiếp tục thực hiện một cách chính xác khi trở lại công việc.