Phương pháp vấn đáp

Một phần của tài liệu Tổng hợp 12 đề tài quản trị và phát triển nguồn nhân lực (Trang 50 - 51)

- Thỉnh thoảng người ngồi sau bị khuất tầm nhín do người ngồi phía trước.

b. Phương pháp vấn đáp

Phương pháp vấn đáp là phương pháp giáo viên khéo léo đặt hệ thống câu hỏi để học sinh trả lời nhằm gợi mở cho họ sáng tỏ những vấn đề mới; tự khai phá những tri thức mới bằng sự tái hiện những tài liệu đã học hoặc từ những kinh nghiệm đã tích luỹ được trong cuộc sống, nhằm giúp học sinh củng cố, mở rộng, đào sâu, tổng kết, hệ thống hoá những tri thức đã tiếp thu được và nhằm mục đích kiểm tra, đánh giá và giúp học sinh tự kiểm tra, tự đánh giá việc lĩnh hội tri thức.  Phân loại: Tuỳ theo cơ sở để phân loại , nên có những phương pháp vấn đáp sau:

- Dựa vào mục đích dạy học mà phân ra vấn đáp gợi mở, vấn đáp củng cố, vấn đáp tổng kết, vấn đáp kiểm tra.

Vấn đáp gợi mở là phương pháp giáo viên khéo léo đặt câu hỏi hoặc một chuỗi câu hỏi nhằm dẫn dắt học sinh giải quyết một câu hỏi cơ bản, từ đó rút ra kết luận, nhờ vậy mà họ lĩnh hội tri thức mới.

Vấn đáp củng cố là phương pháp giáo viên khéo léo đặt ra một câu hỏi hoặc hệ thống câu hỏi nhằm giúp học sinh củng cố những tri thức cơ bản hoặc giúp họ mở rộng, đào sâu những tri thức đã thu lượm được.

Vấn đáp tổng kết là phương pháp vấn đáp nhằm giúp học sinh khái quát, hệ thống hoá những tri thức sau khi đã học một số bài, một chương, một bộ môn nhất định.

Vấn đáp kiểm tra là phương pháp vấn đáp nhằm kiểm tra những tri thức đã học, đã được củng cố, khái quát, hệ thống hoá. Qua câu trả lời của học sinh mà giáo viên có thể đánh giá và họ tự kiểm tra, tự đánh giá những tri thức đã được lĩnh hội một cách kịp thời, nhanh gọn.

- Dựa vào tính chất nhận thức của học sinh mà phân ra vấn đáp giải thích, minh hoạ, vấn đáp tái hiện, vấn đáp tìm tòi – phát hiện.

Vấn đáp giải thích – minh hoạ là phương pháp mà giáo viên dặt ra những câu hỏi đòi hỏi học sinh giải thích và nêu lên dẫn chứng để minh hoạ, làm sáng tỏ cho sự giải thích của mình. Trong câu trả lời của học sinh không chỉ đòi hỏi nhớ lại nội dung tri thức mà phải có sự cấu trúc lại tri thức để có sự suy luận cần thiết.

Vấn đáp tái hiện là phương pháp giáo viên đặt ra những câu hỏi đòi hỏi học sinh phải nhớ lại những tri thức đã học và vận dụng chúng để giải quyết những nhiệm vụ học tập trong hoàn cảnh đã biết.

Vấn đáp tìm tòi – phát hiện là phương pháp mà giáo viên đặt ra những câu hỏi có tính chất vấn đề gây cho học sinh gặp phải tình huống có vấn đề và qua đó họ có nhu cầu phải lĩnh hội tri thức mới để giải quyết vấn đề đó.

Ưu điểm và hạn chế của phương pháp vấn đáp

Nếu vận dụng khéo léo phương pháp vấn đáp sẽ có tác dụng quan trọng sau:

- Điều khiển có hiệu quả hoạt động tư duy của học sinh, kích thích tính tích cực hoạt động nhận thức của họ.

- Bồi dưỡng cho học sinh năng lực diễn đạt bằng lời những vấn đề khoa học một cách chính xác, đầy đủ, xúc tích.

- Giúp giáo viên thu được tín hiệu ngược từ học sinh một cách nhanh, gon, kịp thời để kịp điều chỉnh hoạt động của mình và của học sinh. Đồng thời qua đó mà học sinh cũng thu được tín hiệu ngược để kịp tjời điều chỉnh hoạt động nhận thức – học tập của mình. Ngoài ra, thông qua đó mà giáo viên có khả năng chỉ đạo hoạt động nhận thức của cả lớp và của từng học sinh. Song nếu vận dụng không khéo sẽ dễ làm mất thời gian, ảnh hưởng đến kế hoạch lên lớp, biến vấn đáp thành cuộc đối thoại giữa giáo viên và một vài học sinh, không thu hút toàn lớp tham gia vào hoạt động chung. Nếu câu hỏi đặt ra chỉ đòi hỏi nhớ lại tri thức một cách máy móc thì sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển tư duy logic, tư duy sáng tạo của học sinh.

Yêu cầu đối với việc vận dụng phương pháp vấn đáp

- Cần phải đặt câu hỏi cho toàn lớp rồi mới chỉ định học sinh trả lời. Khi một học sinh trả lời xong, cần yêu cầu những học sinh khác nhận xét, bổ sung, sửa chữa câu trả lời nhằm thu hút sự chú ý lắng nghe câu trả lời của bạn với tinh thần phê phán. Qua đó mà kích thích hoạt động chung của cả lớp.

- Khi học sinh trả lời, giáo viên cần lắng nghe. Nếu cần thiết đặt thêm câu hỏi phụ, câu hỏi gợi mở dẫn dắt học sinh trả lời câu hỏi chính.

- Cần có thái độ bình tĩnh khi học sinh trả lời sai hoặc thiếu chính xác, tránh thái độ nôn nóng, vội vàng cắt ngang ý của họ khi không thật cần thiết. Chú ý uốn nắn, bổ sung câu trả lời của học sinh, giúp họ hệ thống hoá lại những tri thức đã thu được trong quá trình vấn đáp.

- Không chỉ chú ý kết quả câu trả lời của học sinh mà cả cách diễn đạt câu trả lời của họ một cách chính xác, rõ ràng, hợp logic. Đó là điều kiện quan trọng để phát triển tư duy logic của họ. - Cần chú ý sử dụng mọi biện pháp nhằm thúc đẩy học sinh mạnh dạn nêu thắc mắc và khéo léo sử dụng thắc mắc đó để tạo nên tình huống có vấn đề và thu hút toàn lớp tham gia thảo luận, tranh luận để giải quyết vấn đề đó. Qua đó có thể góp phần lấp lỗ hổng, chữa những sai lầm hoặc hiểu chưa chính xác những nội dung học tập của học.

Một phần của tài liệu Tổng hợp 12 đề tài quản trị và phát triển nguồn nhân lực (Trang 50 - 51)