Phương pháp quan sát

Một phần của tài liệu Tổng hợp 12 đề tài quản trị và phát triển nguồn nhân lực (Trang 52 - 53)

- Thỉnh thoảng người ngồi sau bị khuất tầm nhín do người ngồi phía trước.

b. Phương pháp quan sát

Quan sát là sự tri giác có chủ đích, có kế hoạch tạo khả năng theo dõi tiến trình và sự biến đỗi diễn ra trong đối tượng quan sát. Quan sát là hình thức cảm tính tích cực nhằm thu nhấp những sự kiện ,hình thành những biểu tượng ban đầu về đối tượng của thế giơi xung quanh.Quan sát gắn chặt với tư duy.

Quan sát được học sinh sử dụng khi giáo viên trình bày phương tiện trực quan,phương tiện dạy học hoặc khi chính học sinh tiến hành làm viêc trong phòng thí nghiệm.

Phân loại: Căn cứ vào cách thức quan sát có thể phân ra quan sát tiếp,quan sát gián tiếp. - Căn cứ vào thời gian quan sát có thể phân ra quan sát ngắn hạn, quan sát dài hạn. - Căn cứ vào phạm vi quan sát có thể phân ra quan sát toàn diện, quan sát khía cạnh.

- Căn cứ vào mức độ tổ chức quan sát có thể phân ra quan sát tự nhiên và quan sát có bố trí, sắp xếp.

Ưu điểm và hạn chế của nhóm phương pháp dạy học trực quan

Các phương pháp dạy học trực quan nếu được sử dụng khéo léo sẽ làm cho các phương tiện trực quan, phương tiện kỹ thuật dạy học tạo nên nguồn tri thức. Chức năng đó của chúng chủ yếu gắn liền với sự khái quát những hiện tượng, sự kiện với phương pháp nhận thức quy nạp. Chúng cũng là phương tiện minh hoạ để khẳng định những kết luận có tính suy diễn và còn là phương tiện tạo nên những tình huống vấn đề và giải quyết vấn đề. Vì vậy phuơng pháp dạy học trực quan góp phần phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh.

- Với phương pháp dạy học trực quan sẽ giúp học sinh huy động sự tham gia của nhiều giác quan kết hợp với lời nói sẽ tạo điều kiện dễ hiểu, dễ nhớ và nhớ lâu, làm phát triển năng lực chú ý, năng lực quan sát, óc tò mò khoa học của họ.

- Tuy vậy, nếu không ý thức rõ phương tiện trực quan chỉ là một phương tiện nhận thức mà lạm dụng chúng thì dễ làm cho học sinh phân tán chú ý, thiếu tập trung vào những dấu hiệu bản chất, thậm chí còn làm hạn chế sự phát triển năng lực tư duy trừu tượng của trẻ.

 Những yêu cầu cơ bản của việc sử dụng phân nhóm phương pháp dạy học trực quan

- Lựa chọn thận trọng các phương tiện trực quan, phương tiện kỹ thuật dạy học sao cho phù hợp với mục đích, yêu cầu của tiết học.

- Giải thích rõ mục đích trình bày những phương tiện trực quan, phương tiện kỹ thuật dạy học theo một trình tự nhất định tuỳ theo nội dung bài giảng.

- Các phương tiện đó cần chuẩn bị tỉ mỉ, chu đáo, tìm mọi biện pháp giải thích rõ ràng nhất những hiện tượng, diễn biến quá trình và kết quả của chúng, những biện pháp hướng dẫn học sinh quan sát để phát hiện nhanh những dấu hiệu bản chất của sự vật, hiện tượng.

- Cần tính toán hợp lý số lượng phương tiện trực quan, phương tiện kỹ thuật dạy học phù hợp với nội dung của tiết học. Không tham lam trình bày nhiều phương tiện để tránh kéo dài thời gian trình bày làm ảnh hưởng đến hiệu quae của tiết học.

- Để học sinh quan sát có hiệu quả cần xác định mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ quan sát, hướng dẫn quan sát, cách ghi chép những điều quan sát được. Trên cơ sở đó giúp họ rút ra những kết luận đúng đắn, có tính khái quát và biểu đạt những kết luận đó dưới dạng văn nói hoặc văn viết một cách rõ ràng, chính xác.

- Bảo đảm cho tất cả học sinh quan sát sự vật, hiện tượng rõ ràng, đầy đủ, nếu có thể thì phân phát các vật thật cho họ. Để các đồ dùng trực quan dễ quan sát cần dùng các thiết bị có kích thước đủ lớn, bố trí thiết bị ở nơi cao, chú ý tới ánh sáng, tới những quy luật cảm giác, tri giác. - Chỉ sử dụng những phương tiện dạy học khi cần thiết. Sau khi sử dụng xong nên cất ngay đi để tránh làm mất sự tập trung chú ý của học sinh.

- Đảm bảo phát triển năng lực quan sát chính xác của học sinh.

- Đảm bảo phối hợp lời nói với việc trình bày các phương tiện trực quan và phương tiện kỹ thuật dạy học. Có bốn hình thức phối hợp như sau:

+ Hình thức phối hợp thứ nhất: Dưới sự chỉ đạo bằng lời của giáo viên, học sinh quan sát trực tiếp các sự kiện, hiện tượng. Từ đó, chính họ rút ra những thuộc tính, những mối quan hệ của chúng, những kết luận không cần suy lý.

+ Hình thức phối hợp thứ hai: Trên cơ sở quan sát các đối tượng và dựa vào tri thức đã học của học sinh, giáo viên dẫn dắt họ biện luận, nêu ra các mối liên hệ giũa những hiện tượng bằng các biện pháp quy nạp, từ đó rút ra kết luận.

+ Hình thức phối hợp thứ ba là biện pháp minh hoạ đối với những hiện tượng đơn giản. Bằng lời nói giáo viên thông báo trước những hiện tượng, sự kiện, kết luận rồi sau đó trình bày phương tiện trực quan nhằm minh hoạ điều đã trình bày. Hình thức này ngược với trường hợp thứ nhất. + Hình thức phối hợp thứ tư là hình thức có tính chất suy diễn. Với nội dung phải nghiên cứu phức tạp thì giáo viên bằng lời nói mô tả diễn biến của hiện tượng, kích thích học sinh tái hiện những tri thức đã học có liên quan đến hiện tượng để giải thích hiện tượng đó. Tiếp đó, giáo viên trình bày phương tiện trực quan để minh hoạ nhằm khẳng định những điều đã trình bày của mình. Hình thức phối hợp này ngược với hình thức thứ hai.

Hai hình thức phối hợp đầu đòi hỏi học sinh phải tiến hành hoạt động nhận thức tích cực hơn hai hình thức phối hợp sau. Song phải căn cứ vào tính chất nội dung, trình độ tri thức và trình độ phát triển của học sinh mà lựa chọn hình thức nào cho thích hợp.

Một phần của tài liệu Tổng hợp 12 đề tài quản trị và phát triển nguồn nhân lực (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(77 trang)
w