Phương pháp ôn tập

Một phần của tài liệu Tổng hợp 12 đề tài quản trị và phát triển nguồn nhân lực (Trang 54)

- Thỉnh thoảng người ngồi sau bị khuất tầm nhín do người ngồi phía trước.

b. Phương pháp ôn tập

Ôn tập là phương pháp dạy học giúp học sinh mở ộng, đào sâu, khái quát hoá, hệ thống hoá tri thức đã học, nắm vững những kỹ năng, kỹ xảo đã được hình thành, phát triển trí nhớ, tư duy của họ. Đồng thời qua đó có thể điều chỉnh, sửa chữa những sai lầm trong hệ thống tri thức của họ.  Phân loại: Căn cứ vào chức năng ôn tập, người ta phân loại

Ôn tập bước đầu thường được sử dụng ngay sau khi lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo. Ôn tập này diễn ra thường ngày nhằm củng cố sơ bộ những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo vừa mới lĩnh hội. - Ôn tập khái quát hoá, hệ thống hoá tri thức. Ôn tập này thường diễn ra sau khi học xong một chương, một số chương, một môn học. Việc ôn tập này nhằm khái quát hoá, hệ thống hoá, đào sâu, mở rộng tri thức, hoàn thiện những kỹ năng, kỹ xảo. Nó diễn ra trong quá trình lĩnh hội tri thức mới, luyện tập, vận dụng tri thức để giải những bài toán, những vấn đề thực tế.

+ Những yêu cầu sử dụng phương pháp ôn tập: Để ôn tập đạt kết quả, cần: - Ôn tập phải có kế hoạch, có hệ thống và kịp thời.

- Ôn tập phải bằng nhiều hình thức khác nhau.

- Ôn tập trước khi quên, ôn rải ra, ôn xen kẽ từng môn.

- Ôn tập phải có tính chất tích cực: ôn tập bằng cách tái hiện lại, cấu trúc lại tri thức để giải quyết vấn đề nhằm lĩnh hội tri thức mới, có khả năng vận dụng tri thức trong hoàn cảnh đã biết và hoàn cảnh chưa biết.

- Học sinh cần phải lập sơ đồ, bảng nhằm hệ thống hoá những khái niệm, định luật và mối liên hệ giữa chúng, sự phát triển những khái niệm theo hệ thống những câu hỏi nhất định.

Một phần của tài liệu Tổng hợp 12 đề tài quản trị và phát triển nguồn nhân lực (Trang 54)