Mức độ tiếp thu của người học: có thể bị giảm dần về phía cuối lớp.

Một phần của tài liệu Tổng hợp 12 đề tài quản trị và phát triển nguồn nhân lực (Trang 39 - 42)

3) Dạng chữ U: (U-shape)

Ở dạng chữ “U”, tùy vào từng mục đích và điều kiện không gian lớp học mà người diễn giả được xếp đứng ở đầu chữ “U”, đứng ở giữa cạnh thứ hai của chữ “U”, cũng có thể đứng ở trước chữ “U’.

 Cách sắp xếp :

Dạng này được cấu tạo bởi các bàn nhỏ 8 chân hay 6 chân được đặt kế nhau tạo nên hình chữ “U”. Khoảng cách tối thiểu giữa các bàn là 5cm. Ghế được đặt xung quanh ở bên ngoài của chữ “U”. Không gian cho mỗi người là 40 bộ vuông (1 bộ vuông = 929,0304cm2). Chừa khoảng trống bên trong chữ “U” và người tham dự chỉ ngồi ở bên ngoài. Có khi bên trong còn xếp thêm một bộ bàn nữa để để các dụng cụ, thiết bị hay dành cho những nhóm người đặc biệt. Nếu vị trí của người hướng dẫn ở phía đối diện với chữ “U” thì sắp xếp một bàn ở phía trước cùng với các công cụ trợ giảng trong buổi học.

Tránh sắp xếp kiểu chữ “U” cho những buổi hội thảo hay buổi training lớn hơn 25 người, vì khi đó các phần của chữ “U” trở nên quá dài và không thể thúc đẩy sự tham gia của các học viên.

 Áp dụng:

Phong cách bố trí này thường được sử dụng cho các cuộc họp hay các buổi training: Hội đồng quản trị, các cuộc họp ủy ban, các nhóm thảo luận, nơi có một người nói, âm thanh, hình ảnh trình bày hoặc tiêu điểm khác. Nhưng đặc biệt thường dùng cho các buổi training các nhân viên hay quản lý cấp cao.

Phù hợp với những phương pháp đào tạo: hội thảo/hội nghị cho các quản trị viên, phương pháp giảng nhờ vi tính hỗ trợ (áp dụng cho cả quản trị viên và nhân viên).

Đây là mô hình tốt nhất để các học viên có thể theo dõi hình ảnh và trình bày đa phương tiện, đồng thời có thể thấy được diễn giả. Chính vì vậy nên nó thích hợp cho các buổi training có sử dụng hình ảnh, âm thanh trực tiếp và các buổi học có sử dụng trò chơi và các hoạt động thể chất khác.

 Ưu điểm:

- Không gian làm việc tốt. - Điều khiển sự chú ý của nhóm.

- Tạo sự thống nhất giữa các dãy bàn với nhau.

- Tạo cho học viên một cảm giấc thoải mái tự do và khuyến khích sự tham gia. - Dễ dàng để xem và nghe tất cả mọi người trong nhóm, đồng thời có thể giúp tương tác giữa các cá nhân với nhau tốt hơn.

- Đây là cách sắp xếp tốt nhất để theo dõi các bài thuyết trình/ bài giảng của các diễn giả.

 Nhược điểm:

- Như đã nói ở trên, sắp xếp hình chữ U không lý tưởng khi số lượng học viên lớn hơn 25 người..

- Yêu cầu không gian nhiều hơn các mô hình khác.  Đánh giá:

- Mức độ tiếp nhận thông tin của người dạy với người học : khá tốt ( nếu phòng lớn, chữ U sau sẽ thấp hơn )

- Mức độ tiếp nhận thông tin của người học với người dạy : tốt - Mức độ tương tác giữa người học và người học : tốt

- Mức độ phù hợp của phòng học với người học : cao với việc đào tạo về lý thuyết, hội thảo, kể cả thực hành.

- Mức độ tiếp thu của người học : có thể bị giảm dần về phía cuối lớp.

Dạng chữ “U” là một trong những dạng phổ biến nhất sắp xếp chỗ ngồi cho nhóm lên đến 25 người tham gia. Và nó không thích hợp với những buổi training có số lượng học viên vừa phải. Thông thường dạng chữ “U” được áp dụng đối với những phòng học có không gian lớp học vừa phải, không quá rộng. Với không gian rộng mà sắp xếp bàn ghế theo kiểu này có thể tạo độ rỗng của chữ “U” quá sâu, nó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng tiếp thu bài học và sự tương tác giữa diễn giả và học viên sẽ khó khăn hơn, vì vậy dạng chữ “U” chỉ áp dụng với không gian phòng vừa phải, không quá rộng.

Cách sắp xếp như vậy cho phép tất cả những người tham gia có thể nhìn thấy người tình bày và tiếp thu bài học tốt. Bố trí phòng học này là tuyệt vời khi giảng viên trình bày bài giảng hay tiếp xúc với học viên một cách dễ dàng. Hơn nữa, có thể dễ dàng phân phát tài liệu học tập, chia nhóm 2 người để dễ dàng thảo luận với nhau và tạo cảm giác bình đẳng giữa các thành viên trong lớp học, từ đó sẽ làm tăng tinh thần học tập của các học viên. Cách xếp này để khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thảo luận

giữa các học viên vì nó cho phép mọi người ghi chép và khích lệ sự tham gia nhiều hơn. Các vị trí chỗ ngồi theo dạng này không có sự ưu tiên, mỗi vị trí ghế đều như nhau về góc nhìn và nghe được chất lượng âm thanh như nhau.

Mở rộng:

Chữ “U” có nhóm ở giữa:

Khi mô hình chữ “U” ở trên cần có một nhóm đặc biệt cho các học viên đặc biệt hay cũng có thể là nhóm những người làm mẫu cho các hoạt động cần thiết trong buổi học, như vậy mô hình chữ “U” sẽ được cách điệu, xếp thêm một nhóm nhỏ nằm ngay trong lòng chữ “U”. Với nhóm nhỏ này có thể là nhóm người tiêu biểu hay trọng tâm cho buổi học đó.

Tăng gấp đôi chữ “U” :

Bao bọc chữ “U” bên trong là một chữ “U” bên ngoài. Kiểu xếp này có thể giành chứa nhiều người hơn.

 Ưu điểm:

- Có thể tổ chức lớp học với số lượng lớn hơn 25.

- Sử dụng tốt nhất khi nhóm bên ngoài quan sát các cuộc thảo luận hoặc các hoạt động của nhóm bên trong.

 Nhược điểm:

- Giới hạn các cuộc thảo luận giữa các nhóm.  Dạng chữ “U” máy tính:

Kiểu sắp xếp này giành cho các lớp học cần máy tính cho các học viên. Mô hình này cho phép các bàn kết băng với nhau, cho phép dây điện chạy dưới bàn một cách dễ

dàng.

a. Học viên ngồi bên ngoài chữ “U”

 Ưu điểm:

- Học viên có thể thấy được diễn giả và theo dõi bài giảng một cách dễ dàng hơn.

 Nhược điểm: - Chiếm diện tích lớn.

b. Học viên ngồi bên trong chữ “U”

 Ưu điểm:

- Cho phép người hướng dẫn có thể theo dõi hoạt động của các học viên một cách dễ dàng hơn.

 Nhược điểm:

- Học viên khó có thể nhìn thấy người hướng dẫn. Phải xoay người lại mỗi khi nhìn người hướng dẫn.

4) Dạng hội nghị (Conference)

+ Trong dạng hội nghị này, thường sử dụng những bàn có kích thước 30 x 60 hoặc 24 x 60 đặt cạnh nhau tạo thành hình chữ nhật, các ghế được sắp xếp dọc theo hai dãy bàn và một bàn có 2 học viên, khoảng cách giữa mỗi người khoảng 70cm. Cách sắp xếp này cho phép số học viên nhiều nhất là 32 người, nhưng để làm việc hiệu quả hơn nên sắp xếp với qui mô dưới 20 người.

 Cần chú ý về: khoảng không gian và vị trí đặt máy chiếu để các học viên có thể theo dõi bài giảng một cách dễ dàng nhất.

 Áp dụng cho phương pháp đào tạo nhân viên, nhà quản trị bằng phương pháp hội thảo/hội nghị, phương pháp đào tạo nhờ vi tính hỗ trợ.

 Ưu điểm:

Một phần của tài liệu Tổng hợp 12 đề tài quản trị và phát triển nguồn nhân lực (Trang 39 - 42)