- Thỉnh thoảng người ngồi sau bị khuất tầm nhín do người ngồi phía trước.
TÀI 7: CHUẨN BỊ CHO NGƯỜI HỌC LÀM QUEN VỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY – HỌC, NỘI DUNG GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN
NỘI DUNG GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN
A. GIỚI THIỆU
Khi chuẩn bị cho người học làm quen với phương pháp dạy- học thì chúng ta cần chú ý điều sau. Làm cho người học cảm thấy thoải mái, giảm thiểu căng thẳng. Giải thích lý do vì sao họ được tham gia vào khóa học. Tạo sự quan tâm, khuyến khích các câu hỏi, tìm hiểu những gì người học đã biết về việc này hay việc khác. Giải thích khái quát toàn bộ nội dung khóa học và liên hệ nội dung (của khóa học) với một số công việc người lao động đã biết. Đặt người học càng gần đến vị trí làm việc bình thường. Đối với các khóa đào tạo công nhân, nhân viên thì phải giúp họ làm quen với các thiết bị, vật liệu, công cụ.
Để làm được những điều trên thì theo nhận định của nhóm LG là phải chuẩn bị trước về những phương pháp dạy và người dạy phải hiểu được cần áp dụng phương pháp nào cho phù hợp với từng khóa đào tạo. Từ đó chuẩn bị cho người học những phương pháp học tốt nhất.
Nội dung bài giảng cũng là điều quyết định đến kết quả của một khóa đào tạo. chính vì đó khi lập kế hoach đòa tạo thì người dạy phải chuẩn bị cho mình một bài giảng phù hợp với người học và đi xát với công việc thực tế của người học.
Nhóm LG xin trình ba một số phương pháp giảng dạy và một phương pháp học hiệu quả. Cùng với làm thế nào để xây dựng được một bài giảng tốt.
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
I. KHÁI NIỆM PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Bất kỳ phương pháp nào, dù là phương pháp nhận thức hay phương pháp thực hành sản xuất, để thực hiện có kết quả vào đối tượng nào đó thì cũng phải biết được tính chất của đối tượng, tiến trình biến đổi của nó dưới tác động của phương pháp đó. Nghĩa là phải nhận thức những quy luật khách quan của đối tượng mà chủ thể định tác động vào thì mới đề ra những biện pháp hoặc hệ thống những thao tác cùng với những phương tiện tượng ứng để nhận thức và để hành động thực tiễn.
Vậy thì phương pháp dạy học có đặc trưng gì khác với phương pháp nói chung? Cấu trúc của nó như thế nào?
Trong phương pháp dạy học, chủ thể tác động – người thầy giáo và đối tượng tác động của họ là học sinh. Còn học sinh lại là chủ thể tác động của mình vào nội dung dạy học. Vì vậy, người thầy giáo phải nắm vững những quy luật khách quan chi phối tác động của mình vào học sinh và nội dung dạy học thì mới đề ra những phương pháp tác động phù hợp.
Từ đó có thể nhận thấy đặc trưng của phương pháp dạy học: người học là đối tượng tác động của giáo viên, đồng thời là chủ thể, là nhân cách mà hoạt động của họ (tương ứng vói sự tác động của người giáo viên) phụ thuộc vào hứng thú, nhu cầu, ý chí của họ. Nếu giáo viên không gây cho học sinh có mục đích tương ứng với mục đích của mình thì không diễn ra hoạt động dạy và hoạt động học và phương pháp tác động không đạt được kết quả mong muốn.
Vì vậy, cấu trúc của phương pháp dạy học trước tiên là mục đích của người giáo viên đề ra và tiến hành một hệ thống hành động với những phương tiện mà họ có. Dưới tác động đó của người giáo viên làm cho người học đề ra mục đích của mình và thực hiện hệ thống hành động với phương tiện mà họ có nhằm lĩnh hội nội dung dạy học.
Trn cơ sở đó, ta có thể hiểu về phương pháp dạy học như sau:
Phương pháp dạy học là cách thức hành động có trình tự, phối hợp tương tác với nhau của giáo viên và của học sinh nhằm đạt được mục đích dạy học.
Nói cách khác phương pháp dạy học là hệ thống những hành động có chủ đích theo một trình tự nhất định của giáo viên nhằm tổ chức hoạt động nhận thức và hoạt động thực hành của học sinh
nhằm đảm bảo cho họ lĩnh hội nội dung dạy học và chính như vậy mà đạt được mục đích dạy học.