TÀI 11: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐÀO TẠO

Một phần của tài liệu Tổng hợp 12 đề tài quản trị và phát triển nguồn nhân lực (Trang 69 - 71)

III. THAY ĐỔI MÔI TRƯỜNG ĐÀO TẠO 1 Tổ chức các buổi ngoại khóa

TÀI 11: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐÀO TẠO

 Đánh giá hiệu quả đào tạo

Hiệu quả luôn được xem là một trong những yếu tố chính quyết định sự thành công của quá trình đào tạo. Việc đánh giá hiệu quả đào tạo được tiến hành sau khi chương trình đào tạo kết thúc. Việc đánh giá hiệu quả đào tạo nhằm kiểm tra chương trình đào tạo có hoàn thành các mục tiêu đã đề ra hay không?

 Chương trình đào tạo có hoàn thành mục tiêu?  Các giai đoạn đánh giá hiệu quả đào tạo

Giai đoạn 1: Học viên tiếp thu, học hỏi được gì sau khóa đào tạo?

Giai đoạn 2: Học viên áp dụng những các kiến thức, kỹ năng đã học hỏi được vào trong thực tế để thực hiện công việc như thế nào?

 Các phương pháp đánh giá hiệu quả đào tạo Phân tích thực nghiệm

Đánh giá những thay đổi của học viên Đánh giá định lượng hiệu quả đào tạo

 Phân tích thực nghiệm

 Đánh giá những thay đổi của học viên

Phản ứng

Nội dung có phù hợp với công việc?

Có xứng đáng với chi phí về tiền bạc, thời gian? Học thuộc

Nhân viên tham dự khóa học nên được kiểm tra để xác định họ đã nắm vững nguyên tắc, kỹ năng, các vấn đề yêu cầu của khóa đào tạo

Hành vi thay đổi

Nghiên cứu hành vi của nhân viên có thay đổi gì do kết quả tham dự khóa học Mục tiêu

Học viên có đạt được các mục tiêu của chương trình đào tạo?  Đánh giá định lượng hiệu quả đào tạo

Đào tạo cũng là một hình thức đầu tư. Do đó, khi thực hiện các chương trình đào tạo, doanh nghiệp nên dự tính đánh giá hiệu quả đào tạo về mặt định lượng thông qua việc so sánh, phân tích tổng chi phí và tổng lợi ích do việc đào tạo mang lại.

 Các loại chi phí trong đào tạo  Các chi phí chi cho đào tạo

Chi phí bên trong: Là chi phí cho các phương tiện vật chất kỹ thuật cơ bản như: khấu hao tài sản cố định phục vụ đào tạo và phát triển, trang vị kỹ thuật, nguyên vật liệu sử dụng trong quá trình giảng dạy; chi phí cho đội ngũ cán bộ làm công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực... Chi phí cơ hội: Là loại chi phí khó xác định (bao gồm chi phí cơ hội của doanh nghiệp và chi phí cơ hội của học viên) và sẽ không thực tế nếu chúng ta muốn làm rõ chi phí này. Vì vậy, ta chỉ lấy loại chi phí cơ hội dễ nhân ra nhất là: tiền lương phải trả cho các học viên trong thời gian họ được cử đi đào tạo và không tham gia công việc ở công ty.

Chi phí bên ngoài: Hầu hết các doanh nghiệp không tự tổ chức toàn bộ các chương trình đào tạo cho nhân viên của mình mà thường phải thuê bên ngoài, khoản chi phí bên ngoài bao gồm: Tiền chi phí đi lại, ăn ở và học bổng cho các học viên

Tiền trả cho các tổ chức, cá nhân mà chúng ta thuê họ đào tạo.  Những lợi ích thu được

Những cá nhân được cử đi đào tạo đương nhiên là họ thu được nhiều lợi ích:

− Lợi ích vô hình: Đó là sự thoả mãn nhu cầu cơ vản về tinh thần, nhu cầu được đào tạo và phát triển. Vì vậy họ thu được lợi ích về tinh thần.

− Lợi ích hữu hình: Nhờ được đào tạo và phát triển mà họ có được công việc mới với thu nhập cao hơn, điều kiện lao động tốt hơn, vị trí công tác chắn chắn hơn, có nhiều cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp hơn.

Về phía doanh nghiệp: Doanh nghiệp, thu được những lợi ích qua việc nâng cao chất lượng sản phẩm trên thị trường, đứng vững cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. Doanh nghiệp có được đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, phục vụ tốt cho sự phát triển của doanh nghiệp.

 So sánh chi phí và lợi ích thu được

Nếu doanh thu mà doanh nghiệp đạt được có thể bù đắp được những chi phí kinh doanh và chi phí đào tạo bỏ ra tức là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có lãi (Π >0) và kết quả đào tạo phát triển nguồn nhân lực đã phát huy được hiệu quả của nó. Còn ngược lại tức là doanh nghiệp làm ăn thua lỗ (Π <0), kết quả đào tạo phát triển ứng dụng vào sản xuất kinh doanh chưa phát huy được hiệu lực doanh nghiệp có thể sử dụng thêm chỉ tiêu sau để đánh giá.  Theo tổng giá trị hiện thời (NPV)

Với lãi suất (r) cụ thể, DN cần xác định giá trị của tổng lợi ích gia tăng do kết quả đào tạo với tổng chi phí bỏ ra trong quá trình đào tạo.

Trong đó:

lợi ích gia tăng do kết quả đào tạo ở năm t chi phí tăng thêm do đào tạo ở năm t

Nếu NPV > 0 => DN nên áp dụng chương trình đào tạo  Theo hệ số hoàn vốn nội bộ (IRR)

Trong đó:

lãi suất chiết khấu ứng với lãi suất chiết khấu ứng với

tổng giá trị hiện thời ở mức chiết khấu tổng giá trị hiện thời ở mức chiết khấu

So sánh chỉ số hoàn vốn nội hoàn trong đào tạo với chỉ số hoàn vốn chung trong DN. Thông thường, DN chỉ nên đào tạo khi giá trị biên tế và chỉ số hoàn vốn nội hoàn trong đào tạo cao hơn trong các hình thức đầu tư khác

 Các phương pháp đánh giá hiệu quả đào tạo

Việc đánh giá hiệu quả đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, ngoài việc sử dụng những chỉ tiêu nêu trên, doanh nghiệp có thể đánh giá bằng phương pháp trắc nghiệm, phỏng vấn, thi hoặc thông qua thái đội hành vi hay sự phản ứng của người đào tạo.

Việc đánh giá chương trình đào tạo và phát triển là một việc làm tương đối khó khăn khi đánh giá được xây dựng trên cơ sở việc thiết kế chương trình đào tạo ban đầu. Trong đánh giá hiệu quả đào tạo và phát triển cần phải hiểu được tiêu chuẩn nào là quan trọng nhất cần phải đưọc làm rõ khi đánh giá. Mục tiêu ban đầu đề ra có đạt được không? đạt được ở mức độ nào và có những tồn tại gì?

Một phần của tài liệu Tổng hợp 12 đề tài quản trị và phát triển nguồn nhân lực (Trang 69 - 71)