- Kết hợp phương pháp thuyết trình với các phương pháp khác như:
i) Đánh giá thông tin phản hồ
Tiêu chuẩn 1: Nội dung kiến thức giảng dạy
Môn học trang bị những kiến thức chuyên môn cần thiết cho công việc của người học Giảng viên có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực giảng dạy
Người học được thông báo rõ ràng về mục tiêu, nội dung môn học Giảng viên truyền tải đầy đủ nội dung kiến thức theo yêu cầu
Gỉang viên thường xuyên mở rộng nội dung kiến thức, vận dụng kiến thức thực tế, kiến thức khoa học mới vào giảng dạy cho người học.
Tiêu chuẩn 2: Phương pháp giảng dạy của giảng viên
Tác phong sư phạm của giảng viên
Giảng viên có phương pháp nghiệp vụ tốt, truyền đạt rõ ràng, dễ hiểu
Giảng viên sử dụng kết hợp hợp lý các phương pháp giảng dạy khác nhau nhằm đạt hiệu quả cao nhất
Giảng viên có phương pháp giảng dạy kích thích tính tích cực học tập, sáng tạo, khả năng nghiên cứu độc lập của học viên,…
Tiêu chuẩn 3: Sự phát triển kỹ năng cho học viên
Môn học thúc đẩy kỹ năng tự rèn luyện và thái độ làm việc cho người học, đáp ứng nhu cầu làm việc trong tương lai
Tiêu chuẩn 4: Phương pháp kiểm tra đánh giá khách quan
Hoạt động kiểm tra đánh giá được tiến hành hợp lý
Phương pháp kiểm tra đánh giá khoa học đo lường chính xác kết quả học tập của người học Kết quả kiểm tra đánh giá được phản hồi kip thời giúp người học có cái nhìn nhận đúng đắn
về kết quả học tập của mình và có những điều chỉnh kịp thời.
Giảng viên nhiệt tình, cư xử đúng mực với người học Giờ học thoải mái, nhẹ nhàng
Người học chủ động, thoải mái trong việc nêu ra ý kiến.
ii) Xử lý thông tin phản hồi
Sau khi tiếp nhận các thông tin phản hồi, phòng đào tạo tiến hành phân loại xác minh nguồn thông tin, độ chính xác của thông tin, mức độ ảnh hưởng và tầm quan trọng của thông tin để xuất biện pháp xử lý để báo cáo Trưởng ban đào tạo và trưởng các bộ phận có liên quan giải quyết. Căn cứ vào chức năng, quyền hạn được giao và tầm quan trọng của thông tin, Trưởng ban đào tạo có thể phân công cho các phòng, nhân viên chuyên trách có thế trực tiếp tiến hành xử lý ngay trong phạm vi của mình.
Trường hợp thông tin phản hồi có độ ảnh hưởng trong phạm vi rộng hoặc mức độ phức tạp, nghiêm trọng cao thì Trưởng phòng đào tạo phải báo cáo và đề xuất hình thức xử lý trình cấp trên hoặc người có thẩm quyền xem xét, giải quyết.
Trường hợp các thông tin phản hồi là tốt thì Phòng đào tạo, nhân viên chuyên trách có thể chủ động cảm ơn bằng các hình thức thích hợp.
Trường hợp thông tin phản hồi được gửi trực tiếp đến giảng viên, ban giám đốc những phòng không chuyên trách thì phải đưa về phòng đào tạo để tổng hợp chung (có thể trực tiếp tiến hành xử lý, giải đáp ngay trong quyền hạn của mình). Ban giám đốc hoặc Trưởng phòng đào tạo có thể phân công các đơn vị hoặc phối hợp các đơn vị có liên quan tiến hành xử lý các thông tin phản hồi liên quan đến chất lượng đào tạo và quá trình đào tạo không đáp ứng yêu cầu và có độ phức tạp cao.
Thông qua phiếu thăm dò thường được phát vào cuối khóa học, học viên sẽ bày tỏ ý kiến của mình về những khía cạnh khác nhau của khóa học, ví dụ như nội dung của chương trình đào tạo, cơ sở vật chất, giáo viên, ảnh hưởng và những kiến thức và kỹ năng họ tiếp thu được từ khóa học đối với công việc mà học đang đảm nhận. Dựa vào những phản hồi của học viên, các nhà quản lý và giáo viên có thể xác định những khía cạnh nào của chương trình đào tạo cần được cũng cố và phát triển, những khía cạnh nào cần sửa đổi và cải thiện. Ngoài ra, còn cung cấp cho nhà quản lý những thông tin định lượng về chất lượng của chương trình đào tạo và họ có thể sử dụng những thông tin này để định ra những tiêu chuẩn cho các chương trình tiếp theo. Những ý kiến phản hồi từ học viên cần được so sánh, đối chiếu với ý kiến và đánh giá của nhà quản lý.
VÍ DỤ THỰC TẾ
PHẢN HỒI TỪ NGƯỜI HỌC VỀ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊNTRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM
A. Mục đích