Đào tạo học nghề

Một phần của tài liệu Tổng hợp 12 đề tài quản trị và phát triển nguồn nhân lực (Trang 28)

II. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ĐÀO TẠO VÀ ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP PHÙ HỢP VÀO THỰC TẾ

2. Đào tạo học nghề

Đây là một phương pháp phối hợp giữa lớp học lý thuyết với phương pháp đào tạo tại chỗ (on the Job training). Phương pháp này chủ yếu áp dụng đối với các nghề thủ công hoặc đối với các nghề cần phải khéo chân tay như thợ nề, thợ cơ khí, thợ điện… Thời gian huấn luyện có thể từ một đến sáu năm tùy theo từng loại nghề. Huấn luyện viên thường là các công nhân có tay nghề cao, đặc biệt là công nhân giỏi đã về hưu.

Thiết bị dạy học

Thiết bị dạy học là tổng thể nói chung những máy móc, dụng cụ, phụ tùng cần thiết cho hoạt động dạy và học, chủ yếu đề cập “phần cứng” của phương tiện. Phần cứng thường có vai trò truyền tin (mô hình tĩnh hoặc động, máy chiếu các loại, máy tính, camera, máy thu hình, máy ghi âm, ...) hoặc hình thành và luyện tập kỹ năng (các loại máy, dụng cụ, nguyên vật liệu cho thí nghiệm, thực hành, thực tập sản xuất, ...).

Tài liệu

Tài liệu in ấn và/hoặc không in ấn được thiết kế để sử dụng trong dạy học, chủ yếu đề cập đến

“phần mềm” của phương tiện. Nói chung, tài liệu thường có vai trò mang thông tin (chương trình đào tạo, giáo trình, sách báo, sổ tay, tài liệu hướng dẫn, bảng biểu treo tường, băng đĩa, phần mềm máy tính, ... ). Theo tính chất và hình thức hỗ trợ có tài liệu tự học, tài liệu phát tay , hoặc phần mềm dạy học - học liệu được “số hóa”/học liệu tin học.

Ví dụ: thiết bị và tài liệu cần thiết cho việc đào tạo nghề giáo viên bậc tiểu học

STT Thiết bị Khả năng Hỗ trợ kèm theo Gợi ý áp dụng 1 Máy chiếu qua

đầu Chiếu hình ảnh màu hoặc đen trắngđược chuẩn bị bằng máy tính hoăc thủ công dùng để giới thiệu sơ đồ. Mô hình chi tiết máy, tiết học tóm tắt tại phòng thực hành, giờ lý thuyết cho mọi nội dung.

Một phần của tài liệu Tổng hợp 12 đề tài quản trị và phát triển nguồn nhân lực (Trang 28)