Chế bản in giấy hoặc phim

Một phần của tài liệu Tổng hợp 12 đề tài quản trị và phát triển nguồn nhân lực (Trang 29 - 33)

giấy hoặc phim

3. Phương pháp sử dụng dụng cụ mô phỏng (Sinulators)

Các dụng cụ mô phỏng là các dụng cụ thuộc đủ mọi loại mô phỏng giống hệt như trong thực tế. Dụng cụ có thể đơn giản hơn là các mô hình giấy cho tới dụng cụ được computer hóa. Các chuyên viên đào tạo và phát triển thường chuẩn bị các quầy bán hàng, các xe hơi và máy bay mô phỏng để học viên thực tập. Phương pháp này tuy không có ưu điểm hơn phương pháp đào tạo tại chỗ nhưng trong một vài trường hợp, nó có ưu điểm hơn vì bớt tốn kém hơn và bớt nguy hiểm hơn. Người ta thường sử dụng phương pháp này để đào tạo phi công. Các vụ tai nạn rớt máy bay mô phỏng sẽ không làm thiệt mạng ai cả, cũng không làm mất mát tài sản thật.

Thiết bị mô phỏng bằng mô hình.

Mô hình sinh lý để mô tả họăc trình bày các loại mô người để thực hành kỹ thuật ngoại khoa đã được dùng rộng rãi. Tiến bộ trong các nguyên liệu tổng hợp làm cho mô hình ngày càng giống thực hơn và ngày nay rất nhiều mô người có thể được mô phỏng với mức độ khá chính xác.  Thiết bị mô phỏng dựa trên máy tính

Mô phỏng bằng máy tính là công nghệ thú vị nhất trong giáo dục y khoa, đặc biệt là khi tốc độ vi xử lý cao giúp mô phỏng ngày càng giống thật. Thực tế ảo, được dùng đầu tiên trong các chương trình không gian, nổi lên như một công nghệ mạnh mẽ trong y khoa. Thực tế ảo được định nghĩa là “tập hợp các công nghệ cho phép con người sử dụng giác quan và kỹ năng tự nhiên để tương tác có hiệu quả với những dữ liệu ba chiều của máy tính trong thời gian thực”. Thực tế ảo kết hợp những hình ảnh thuyết phục của một hệ cơ quan hoặc vùng cơ thể với những công cụ thao tác trên những hình ảnh đó như thể đây là cơ quan thực sự.

Các thiết bị mô phỏng kết hợp

Là những thiết bị được phát triển gần đây nhất. Mô phỏng kết hợp cho thấy tiềm năng to lớn trong việc tạo ra những tình huống gần với thực tế lâm sàng nhất khi kết hợp những mô hình sinh lý với máy tính, thường là sử dụng tương thích chung như dùng những dụng cụ chẩn đoán hoặc dụng cụ phẫu thuật để kết nối khoảng cách giữa mô hình và máy tính. Điều này giúp khắc phục những khó khăn liên quan đến việc tạo ra cảm giác thực về dụng cụ của mô người trong khi vẫn cho phép sử dụng những tiến bộ trong mô phỏng bằng máy tính. Thuận lợi duy nhất của loại mô phỏng này là tiểm năng đưa ra những bài thực tập theo nhóm.

4. Đào tạo xa nơi làm việc (Vestibule Training).

Phương pháp này gần giống với phương pháp sử dụng mô hình mô phỏng, nhưng khác ở chổ thay vì sử dụng các dụng cụ mang tính chất mô hình thì trong phương pháp này, người ta sử dụng các máy móc thiết bị giống hệt như những máy móc đang sản xuất. Những máy móc thiết bị này thường được đặt để ở hành lang hay tại một phòng riêng biệt cách xa nơi làm việc. Ưu điểm của phương pháp này so với phương pháp đào tạo tại chỗ (on the Job Training) là công nhân học việc không bị gián đoạn hay trì trệ dây chuyền sản xuất, đồng thời không gây nguy hiểm đến tính mạng của người khác hoặc phá huỷ cơ sở vật chất của đơn vị khi có sự cố do công nhân học nghề gây ra. Trong phương pháp đào tạo này, các người trực tiếp thường là các công nhân dày dạn kinh nghiệm, đặc biệt là những công nhân có tay nghề bậc thợ cao.

Để tổ chức được lớp đào tạo nhân viên theo phương pháp xa nơi làm việc thì các chuyên viên đào tạo cần chuẩn bị các loại máy móc sản xuất cần thiết cho việc học của nhân viên, đặc biệt giống như nơi sản xuất của công ty. Một số thiết bị và dụng cụ cần thiết để hỗ trợ giảng viên trong quá trình đào tạo là máy chiếu, bảng viết, bút lông, đồ bôi bảng…Ngoài ra, họ cần chuẩn bị một số tài liệu liên quan đến nguyên lý cũng như nguyên tắc sử dụng các thiết bị, máy móc để nhân viên dễ dàng tiếp thu được trong quá trình giảng viên chỉ dẫn thao tác thực hiện

5. Phương pháp luân phiên công việc (Job Rotation).

Đây là phương pháp luân chuyển nhân viên hoặc cấp quản trị từ công tác này sang công tác khác nhằm mục đích cung cấp cho nhân viên những kiến thức và kinh nghiệm rộng hơn. Những kiến thức thu được trong quá trình luân chuyển công việc rất cần thiết cho họ sau này, để đảm bảo các công việc khác ở vị trí cao hơn. Đồng thời, nhờ phương pháp này giúp cho nhân viên tránh tình trạng nhàm chán trong công việc, tạo nên sự hứng thú trong công việc. Ngoài ra, nó còn giúp cho cán bộ CNV trở thành người đa năng, đa dụng để đối phó với mọi tình huống xảy ra sau này. Phương pháp đào tạo này giúp cho học viên được đào tạo đa kỹ năng, tránh được tình trạng trì trệ, dễ dàng thích ứng những công việc được tình trạng trì trệ, dễ dàng thích ứng những công việc khác nhau. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể bố trí nhân viên linh hoạt hơn, phối hợp hoạt động của các phòng ban có hiệu quả hơn. Luân chuyển công việc giúp cho học viên kiểm tra, phát hiện ra các điểm mạnh điểm yếu của mình và có kế hoạch đầu tư phát triển nghề nghiệp phù hợp.

Đối với phương pháp luân phiên công việc, các chuyên viên đào tạo cần chuẩn bị những tài liệu quan trọng liên quan đến vị trí mà nhân viên sắp thuyển chuyển như bản mô tả công việc, bản kế hoạch cần đạt sắp tới của vị trí này và một số tài liệu liên quan cho quá trình đào tạo nhằm giúp nhân viên hiểu được những gì mình cần làm ở vị trí này, đồng thời có thể nắm bắt được mục tiêu cần đạt được sắp tới đối với công việc mình sắp thực hiện. Khi tiến hành lớp đào tạo này, chuyên viên đào tạo cần chuẩn bị máy chiếu, bảng viết, bút lông, đồ bôi bảng, micro… để giúp giảng viên dễ dàng hơn trong việc truyền đạt kiến thức liên quan cho nhân viên.

6. Phương pháp giảng dạy nhờ máy tính ( Các bài thuyết trình trên lớp)

Sử dụng các thiết bị công nghệ thông tin như máy tính, máy chiếu, bảng điện tử đã mang lại hiệu quả rất lớn cho phương pháp giảng dạy trong thời kỳ hội nhập với nền văn hoá quốc tế.

Giảng dạy bằng giáo án điện tử hay nói cách khác là việc sử dụng các thiết bị công nghệ thông tin như máy tính, máy chiếu, bảng điện tử trong giảng dạy mang lại hiệu quả rất lớn. Giáo viên sẽ giảng bài bằng giáo án điện tử được soạn thảo bằng phần mềm power point. Cái được lớn nhất ở mỗi tiết giảng bằng giáo án điện tử chính là một lượng lớn kiến thức, hình ảnh trực quan sinh động được chuyển tải đến các em học sinh. Nó không những giúp cho tiết học trở nên lôi cuốn hơn mà còn hạn chế việc GV bị cháy giáo án vì thời gian được kiểm soát bằng máy. Nếu như trong mỗi tiết học thông thường, giáo viên phải dành khá nhiều thời gian để treo tranh ảnh, thao

tác các hoạt động thí nghiệm thì trong tiết học có sử dụng giáo án điện tử, những chuyện đó chỉ cần một cú kích con chuột. Sự giải phóng đôi tay cho cả giáo viên và học sinh cho phép các em có thể tương tác nhiều hơn với thầy cô giáo, làm nâng cao hiệu quả giờ học. Thậm chí, về phương diện sức khỏe, giảng dạy bằng phương pháp mới còn giúp thầy cô tránh được bệnh viêm họng do bụi phấn và hiện tượng cận thị, teo cơ tay ở học sinh cũng giảm đáng kể.

Giảng dạy bằng phương tiện máy chiếu, giảng viên dễ dàng làm cho bài giảng trở nên sinh động, thú vị hơn bằng việc đưa vào đó những âm thanh, hình ảnh, màu sắc... Thậm chí, giảng viên có thể chạy cả một đoạn video liên quan đến bài giảng hay hiển thị các vật mẫu bằng một camera chiếu vật thể kết nối với máy chiếu đa năng. Ngoài ra, các hệ thống máy chiếu hiện đại còn cho phép thầy và trò cùng trao đổi, vấn đáp tương tác qua mạng. Giảng viên có thể chấm bài, chọn bài mẫu của học sinh ưu tú để giới thiệu trước cả lớp bằng cách hiển thị bài viết trên màn hình.Trong các phương tiện nghe nhìn hiện đại thì máy Projector (máy chiếu đa năng) và máy chiếu hắt (Overhead) được xem là các phương tiện quan trọng được sử dụng phổ biến để phục vụ cho công tác giảng dạy.

Máy Projector (kết nối với máy vi tính) là phương tiện nghe nhìn được sử dụng hiệu quả khi thực hành giảng dạy, hỗ trợ cho việc trình chiếu và hiển thị các thông tin trong nội dung bài giảng, phục vụ đặc lực cho việc truyền đạt ý tưởng của giảng viên đến học viên. Việc biên soạn giáo án điện tử và triển khai bài giảng, không thể thiếu thiết bị Projector. Máy Projector được xem là chiếu cầu nối thông tin giữa giảng viên và học viên. Hiệu quả của quá trình dạy, học phụ thuộc vào việc đổi mới phương pháp giảng dạy của giảng viên theo hướng tích cực, trong đó phải biết kết hợp sử dụng linh hoạt máy Projector với các phương tiện khác.Máy Projector đóng vai trò quyết định trong việc trình bày nội dung bài giảng được soạn thảo trên phần mềm Power Point. Với sự hỗ trợ của máy Projector kết nối với máy tính xách tay, giảng viên có thể khai thác sâu nội dung của bài trong một tiết học, đặc biệt phát triển các kỹ năng Nghe, Nói, Đọc hiểu là những kỹ năng cần được rèn luyện nhiều trước khi hiểu và nhớ bài, cho phép giảng viên tiết kiệm “thời gian chết” (xóa bảng, viết bảng, nhớ những nội dung mà bất ngờ quên...). Ngân hàng hình ảnh, sự linh hoạt của các slide được biểu đạt và hiểu thị sinh động trên màn chiếu thông qua xử lý kỹ thuật của thiết bị Projector, giúp giảng viên dẫn nhập vào bài học một cách ấn tượng và thu hút.

Khi sử dụng máy chiếu Projector đòi hỏi giảng viên phải nhận thức thấu đáo nội dung bài giảng, có khả năng khái quát cao (chưng cất, cô đọng kiến thức) và phải sử dụng thành thạo máy vi tính và máy chiếu. Khi sử dụng máy chiếu giảng viên sẽ linh hoạt hơn, tư duy và phong cách làm việc theo hướng hiện đại và cập nhật hơn. Học viên được tiếp cận với phương tiện kỹ thuật và nhờ đó mà tăng khả năng tiếp thu kiến thức qua nghe nhìn trực quan. Sự giao tiếp giữa giảng viên và học viên cũng năng động và hiệu quả hơn.

Thông qua quá trình sử dụng, máy chiếu Projector có thể mang lại những tác dụng lớn như: làm cho công việc dạy học nhẹ nhàng, thoải mái; hỗ trợ giảng viên hệ thống hóa kiến thức; có khả năng phóng lớn nội dung bài giảng; sử dụng hình ảnh, màu sắc, âm thanh phong phú, sống động; tự động hoá việc triển khai bài giảng; sử dụng nhiều lần nội dung bài giảng; dễ dàng chỉnh sửa nội dung sẵn có; dễ dàng in và phân phối bài giảng cho học viên; dễ dàng sao chép bài giảng cho người khác; là công cụ hỗ trợ giúp cho học viên nhận thức, hệ thống hoá kiến thức, vận dụng kiến thức…(học viên dễ tiếp thu, hiểu sâu, nhớ lâu..)

Song song với những tiện ích đó, sử dụng Projector không thể tránh khỏi những hạn chế như: tốn kém cho đầu tư ban đầu; dễ trục trặc kĩ thuật; cần kĩ năng nhất định để sử dụng; thường phải có kĩ thuật viên trực máy; làm giảm khả năng giao tiếp giữa giảng viên và học viên.

Bên cạnh hệ thống trình chiếu của máy Projector được sử dụng rộng rãi trong dạy học, máy chiếu hắt (Overhead) cũng là một phương tiện thông dụng được các giảng viên lựa chọn trong giảng dạy một số nội dung phù hợp. Máy chiếu hắt là thiết bị giúp phóng to tài liệu, văn bản, hình ảnh đã được in trên tấm phim trong. Một hệ thống trình chiếu dùng máy chiếu hắt thường bao gồm: một máy chiếu hắt (Overhead Projector), màn chiếu và phim slide (giấy Poly).Ưu điểm của máy chiếu hắt là ấn tượng, khoa học, tiết kiệm thời gian, định hướng bài giảng, giới hạn cụ thể vấn đề, dễ sử dụng, không cần tới máy tính và vốn đầu tư thấp. Nhưng nhược điểm của hệ thống là máy chiếu thường khá nặng khó di chuyển và điều khiển thủ công, người sử dụng phải biết kỹ thuật in giấy Poly, thỉnh thoảng phải thay bóng đèn chiếu khá tốn kém.

Trên thực tế, việc sử dụng hai loại phương tiện này phải phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể như cơ sở vật chất, đối tượng nghe, nội dung bài giảng… Việc sử dụng các phương tiện nghe nhìn đơn thuần chỉ để thay cho phương pháp giảng dạy truyền thống nhằm tiết kiệm thời gian và công sức giảng bài (khá phổ biến hiện nay) nhưng không đồng nghĩa với cải tiến hay đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực, thậm chí còn gây hiệu ứng tiêu cực và phản cảm nếu quá lạm dụng.Tuy nhiên, ở các địa phương, nơi mà công nghệ thông tin chưa phát triển, giảng viên và học viên chưa có thói quen sử dụng máy vi tính, máy Projector thì máy chiếu hắt vẫn là sự lựa chọn kinh tế và hiệu quả.

Một danh nhân đã nói rằng: “Điều được nghe tôi dễ quên. Điều được thấy tôi dễ nhớ. Điều được làm dễ ghi tâm”. Từ căn cứ khoa học và thực tiễn trên, chúng ta nhận thấy việc thay đổi phương pháp giảng dạy truyền thống bằng phương pháp giảng dạy tích cực có sử dụng phương tiện dạy học nghe nhìn hiện đại là hết sức cần thiết. Máy chiếu Projector và máy chiếu hắt là những phương tiện phụ trợ quan trọng trong giảng dạy theo phương pháp mới, tạo điều kiện cho giảng viên và học viên đạt được mục tiêu của quá trình dạy học.

Dạy học bằng các thiết bị hiện đại giúp tăng cường khả năng tương tác giữa giáo viên và học sinh.

Lưu ý: Những thiết bị hỗ trợ cho bài giảng điện tử như máy tính, máy chiếu, bảng điện tử còn khá mới mẻ đối với các trường học tại địa phương. Do đó, để đảm bảo chỉ tiêu chất lượng, khi tổ chức đấu thầu, các SGD nên lựa chọn những nhà cung ứng có uy tín sẽ tránh được những rủi ro không đáng có.

 Về việc chọn máy tính: Trong vòng hai năm gần đây kể cả hàng lắp ráp trong nước, cấu hình máy tính đời mới đều đủ khả năng hỗ trợ học sinh, sinh viên trong việc học tập. Do đó, khi sắm máy tính, các trường nên để ý đến chất lượng dịch vụ bảo hành, bảo trì của nhà cung cấp.  Với máy chiếu: Tiêu chí lựa chọn quan trọng nhất là cường độ sáng của máy vì nó trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng giờ học. Ngoài ra, do máy chiếu là thiết bị nhập nguyên chiếc nên cũng cần để ý đến xuất xứ và thời gian bảo hành. Các SGD nên lựa chọn những nhà cung cấp có uy tín và được ủy quyền phân phối từ chính hãng, tránh hiện tượng mua đi bán lại qua nhiều kênh sẽ làm cho giá của sản phẩm bị đội lên và việc bảo hành cũng không được thực hiện theo đúng cam kết. Những thương hiệu máy chiếu hắt của Đức và Nhật như Liessegang, Kindermann, với cường độ sáng từ 3500-4500 Lumens trở lên và 4 năm bảo hành đều là những tên tuổi đáng tin cậy. Máy chiếu đa năng cho phép có nhiều lựa chọn hơn từ các hãng nổi tiếng như Optoma, Hitachi, Sanyo, Panasonic, với các model có cường độ sáng từ 2000-3000 Ansi Lumens có thể coi là đạt tiêu chuẩn chất lượng tối ưu. Các model hiện đang được sử dụng rộng rãi trong các trường học là Optoma EP771, EP719H và Hitachi CP X268A, CP X1, bởi các thiết bị được các hãng trang bị những tính năng đặc thù phù hợp với môi trường trình chiếu giảng dạy và giá cả phù hợp với khả năng tài chính của các trường.

ĐỀ TÀI 6: TỔ CHỨC PHÒNG HỌC (SẮP XẾP BÀN HỌC, BỐ TRÍCHỖ NGỒI…) CHỖ NGỒI…)

Một phần của tài liệu Tổng hợp 12 đề tài quản trị và phát triển nguồn nhân lực (Trang 29 - 33)