Thẩm định dự án đầu tƣ là việc tổ chức xem xét một cách khách quan có khoa học và toàn diện các nội dung cơ bản ảnh hƣởng trực tiếp tới tính khả thi của dự án, từ đó có quyết định đầu tƣ và cho phép đầu tƣ. Thẩm định dự án đầu tƣ giúp cho chủ đầu tƣ lựa chọn đƣợc phƣơng án đầu tƣ tốt nhất. Giúp cho cơ quan quản lý vĩ mô của Nhà nƣớc đánh giá đƣợc tính phù hợp của dự án với quy hoạch pháp triển chung của ngành, vùng lãnh thổ và của cả nƣớc trên các mặt mục tiêu, quy mô, quy hoạch và hiệu quả. Giúp cho việc xác định đƣợc cái lợi, cái hại của dự án trên các mặt khi đi vào hoạt động, từ đó có biện pháp khai thác các khía cạnh có lợi và hạn chế các mặt có hại. Giúp đỡ các nhà tài chính ra quyết định chính xác về cho vay hoặc tài trợ cho dự án đầu tƣ. Qua thẩm định giúp cho việc xác định rõ tƣ cách pháp nhân của các bên tham gia đầu tƣ.
2.2.3.1. Phương pháp thẩm định dự án đầu tư
Phƣơng pháp so sánh các chỉ tiêu:
Đây là phƣơng pháp phổ biến và đơn giản, các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật chủ yếu của dự án đƣợc so sánh với các dự án đã và đang xây dựng hoặc đang hoạt động. Sử dụng phƣơng pháp này giúp cho việc đánh giá tính hợp lý và chính xác các chỉ tiêu của dự án. Từ đó có thể rút ra các kết luận đúng đắn về dự án để đƣa ra quyết định đầu tƣ đƣợc chính xác. Phƣơng pháp so sánh đƣợc tiến hành theo một số chỉ tiêu sau:
-Tiêu chuẩn thiết kế, xây dựng, tiêu chuẩn về cấp công trình Nhà nƣớc quy định hoặc điều kiện tài chính mà dự án có thể chấp nhận đƣợc.
-Tiêu chuẩn về công nghệ, thiết bị trong quan hệ chiến lƣợc đầu tƣ công nghệ quốc gia, quốc tế.
-Tiêu chuẩn đối với loại sản phẩm của dự án mà thị trƣờng đòi hỏi. -Các chỉ tiêu tổng hợp nhƣ cơ cấu vốn đầu tƣ, suất đầu tƣ.
-Các định mức về sản xuất, tiêu hao năng lƣợng, nguyên liệu, nhân công, tiền lƣơng, chi phí quản lý... của ngành theo các định mức kinh tế - kỹ thuật chính thức hoặc các chỉ tiêu kế hoạch và thực tế.
-Các chỉ tiêu về hiệu quả đầu tƣ (ở mức trung bình tiên tiến).
-Các tỷ lệ tài chính doanh nghiệp theo thông lệ phù hợp với hƣớng dẫn, chỉ đạo của Nhà nƣớc, của ngành đối với doanh nghiệp cùng loại.
-Các chỉ tiêu trong trƣờng hợp có dự án và chƣa có dự án.
Phƣơng pháp thẩm định theo trình tự:
Việc thẩm định dự án đƣợc tiến hành theo một trình tự biện chứng từ tổng quát đến chi tiết, từ kết luận trƣớc làm tiền đề cho kết luận sau:
- Thẩm định tổng quát: Là việc xem xét tổng quát các nội dung cần thẩm định của
dự án, qua đó phát hiện các vấn đề hợp lý hay chƣa hợp lý cần phải đi sâu xem xét. Thẩm định tổng quát cho phép hình dung khái quát dự án, hiểu rõ quy mô, tầm quan trọng của dự án. Vì xem xét tổng quát các nội dung của dự án, do đó ở giai đoạn này khó phát hiện đƣợc các vấn đề cần phải bác bỏ, hoặc các sai sót của dự án cần bổ sung hoặc sửa đổi. Chỉ khi tiến hành thẩm định chi tiết, những vấn đề sai sót của dự án mới đƣợc phát hiện.
- Thẩm định chi tiết: Đƣợc tiến hành sau thẩm định tổng quát. Việc thẩm định này
đƣợc tiến hành với từng nội dung của dự án từ việc thẩm định các điều kiện pháp lý đến phân tích hiệu quả tài chính và kinh tế - xã hội của dự án. Mỗi nội dung xem xét đều đƣa ra những ý kiến đánh giá đồng ý hay cần phải sửa đổi thêm hoặc không thể chấp nhận đƣợc. Tuy nhiên mức độ tập trung cho những nội dung cơ bản có thể khác nhau tuỳ theo đặc điểm và tình hình cụ thể của dự án.
tiếp tục nghiên cứu. Nếu một số nội dung cơ bản của dự án bị bác bỏ thì có thể bác bỏ dự án mà không cần đi vào thẩm định toàn bộ các chỉ tiêu tiếp sau. Chẳng hạn, thẩm định mục tiêu của dự án không hợp lý, nội dung phân tích kỹ thuật và tài chính không khả thi thì dự án sẽ không thể thực hiện đƣợc.
Phƣơng pháp thẩm định dự án dựa trên việc phân tích độ nhạy của dự án
đầu tƣ
Cơ sở của phƣơng pháp này là dự kiến một số tình huống bất trắc có thể xảy ra trong tƣơng lai đối với dự án, nhƣ vƣợt chi phí đầu tƣ, sản lƣợng đạt thấp, giá trị chi phí đầu vào tăng và giá tiêu thụ sản phẩm giảm, có thay đổi về chính sách theo hƣớng bất lợi... Khảo sát tác động của những yếu tố đó đến hiệu quả đầu tƣ và khả năng hoà vốn của dự án.
Mức độ sai lệch so với dự kiến của các bất trắc thƣờng đƣợc chọn từ 10% đến 20% và nên chọn các yếu tố tiêu biểu dễ xảy ra gây tác động xấu đến hiệu quả của dự án để xem xét. Nếu dự án vẫn tỏ ra có hiệu quả kể cả trong trƣờng hợp có nhiều bất trắc phát sinh đồng thời thì đó là những dự án vững chắc có độ an toàn cao. Trong trƣờng hợp ngƣợc lại, cần phải xem lại khả năng phát sinh bất trắc để đề xuất kiến nghị các biện pháp hữu hiệu khắc phục hay hạn chế. Nói chung biện pháp này nên đƣợc áp dụng đối với các dự án có hiệu quả cao hơn mức bình thƣờng nhƣng có nhiều yếu tố thay đổi do khách quan.
2.2.3.2. Quy trình thẩm định dự án đầu tư
Thẩm định các văn bản pháp lý:
Trƣớc hết cần xem hồ sơ trình duyệt đã đủ hay chƣa, có hợp lệ hay không? Tiếp đến cần xem xét tƣ cách pháp nhân và năng lực của chủ đầu tƣ.
-Với doanh nghiệp Nhà nƣớc: Quyết định thành lập hay thành lập lại; cơ quan ra quyết định thành lập hoặc thành lập lại; cơ quan cấp trên trực thuộc; ngƣời đại diện chính thức, chức vụ ngƣời đại diện chính thức và địa chỉ, điện thoại.
-Với các thành phần kinh tế khác: Giấy phép hoạt động; cơ quan cấp giấy phép hoạt động; ngƣời đại diện chính thức, chức vụ ngƣời đại diện chính thức; vốn pháp định; giấy chứng nhận về khả năng tài chính do ngân hàng mở tài khoản cấp và địa chỉ, điện thoại.
-Với công ty nƣớc ngoài: Giấy phép hoạt động; cơ quan cấp giấy phép hoạt động; ngƣời đại diện chính thức, chức vụ ngƣời đại diện chính thức; vốn pháp định; giấy chứng nhận về khả năng tài chính do ngân hàng mở tài khoản cấp; sở trƣờng kinh doanh…
Ngoài ra cũng cần thẩm định các văn bản pháp lý khác nhƣ các văn bản liên quan đến địa điểm; liên quan đến phần góp vốn của các bên và các văn bản nêu ý kiến của các cấp chính quyền, ngành chủ quản đối với dự án đầu tƣ.
Thẩm định mục tiêu của dự án đầu tƣ:
- Mục tiêu của dự án có phù hợp với chƣơng trình, kế hoạch phát triển kinh tế
chung hay từng vùng không ?
- Có thuộc những ngành nghề Nhà nƣớc không cho phép hay không ? - Có thuộc diện ƣu tiên hay không ?
- Đối với các sản phẩm thông thƣờng thứ tự ƣu tiên: sản phẩm xuất khẩu, sản phẩm thay thế nhập khẩu, sản phẩm để tiêu dùng trong nƣớc.
- Đối với các dự án khác: ƣu tiên dự án xây dựng công trình hạ tầng, các dự án phát triển kinh tế miền núi, các vùng kinh tế trọng điểm.
Thẩm định về thị trƣờng:
- Kiểm tra các tính toán về nhu cầu thị trƣờng hiện tại, tƣơng lai, khả năng chiếm lĩnh thị trƣờng, cạnh tranh. Chú ý giá cả dùng trong tính toán.
- Xem xét vùng thị trƣờng. Nừu cần thì quy định vùng thị trƣờng cho dự án để đảm bảo cân đối với các doanh nghiệp khác.
Thẩm định về kỹ thuật công nghệ:
- Kiểm tra các phép tính toán
- Xem xét kỹ những phần liên quan đến nhập khẩu nhƣ công nghệ thiết bị vật tƣ, kể cả nhân lực. Những yếu tố nhập khẩu do lƣợng thông tin không đầy đủ hoặc thiếu kinh nghiệm các nhà soạn thảo thƣờng dễ bị sơ hở, nhất là giá cả, do đó cần kiểm tra kỹ.
- Tỷ lệ vật liệu trong nƣớc càng cao càng tốt. Không đƣợc nhập 100%. Nếu cần thì tổ chức sản xuất, gia công trong nƣớc.
- Thẩm tra địa điểm từ các văn bản pháp lý đến địa điểm cụ thể. đặc biệt quan tâm đến ảnh hƣởng đối với môi trƣờng và trƣớc hết không đƣợc mâu thuẫn với quy hoạch.
- Tính phù hợp của công nghệ, thiết bị đối với dự án, đối với điều kiện nƣớc ta, khả năng phát triển trong tƣơng lai, tỷ lệ phụ tùng thay thế, điều kiện vận hành, bảo trì.
- Việc thẩm định kỹ thuật công nghệ phải có ý kiến của chuyên ngành kỹ thuật trên những vấn đề phức tạp từ những vấn đề về kỹ thuật nhƣ quy trình quy phạm đến các vấn đề kỹ thuật cụ thể, kể cả thẩm định các khoản chi phí, dự toán, đối chiếu với các công trình tƣơng tự.
Nếu có chuyển giao công nghệ thì phải đối chiếu với Pháp lệnh chuyển giao công nghệ và các văn bản liên quan.
Thẩm định về tài chính:
- Kiểm tra các phép tính toán
- Kiểm tra tổng vốn, cơ cấu các loại vốn
- Kiểm tra độ an toàn về tài chính. Dự án đầu tƣ đƣợc xem là an toàn về mặt tài chính nếu thoả mãn các điều kiện:
Một số nƣớc, với những chủ đầu tƣ đã có uy tín tỷ lệ này có thể thấp hơn, bằng 33/67 hoặc thậm chí 25/75. Đối với nƣớc ta hiện nay, để thận trọng về mặt tài chính, tỷ lệ này lấy không nhỏ thua 50/50.
+ Khả năng trả nợ vay dài hạn không đƣợc thấp hơn 1,4 – 3. Thông thƣờng, khả năng trả nợ ngày càng tăng vì trong nhiều dự án thu nhập ngày càng tăng, trong khi đó hàng năm đều có hoàn trả làm cho nghĩa vụ hoàn trả ngày càng giảm.
+ Điểm hoà vốn trả nợ < 60-70% - Kiểm tra các chỉ tiêu hiệu quả:
+ Thời gian hoàn vốn T: đối với các dự án dịch vụ, đầu tƣ theo chiều sâu lấy T ≤ 5 năm ; với các công trình hạ tầng T ≤ 10 – 15 năm, cá biệt có thể lớn hơn.
+ Tỷ suất lợi nhuận không đƣợc thấp hơn lãi suất vay. Thông thƣờng không nhỏ thua 15% và tất nhiên càng lớn càng tốt.
+ Vòng quay vốn lƣu động không đƣợc thấp hơn 2-3 lần trong một năm, bình thƣờng 4- 5 lần và có dự án lên đến 10 lần.
+ Mức hoạt động hoà vốn vào khoảng 40-50% là hợp lý, không nên lớn hơn số đó. + Giá trị hiện tại ròng (NPV) càng lớn càng tốt, nhƣng nhất thiết phải lớn hơn 0. chỉ tiêu NPV thƣờng đƣợc dùng để loại bỏ vong một.
+ Suất thu hồi nội bộ (IRR) phải lớn hơn lãi suất vay và càng lớn càng tốt. chỉ tiêu này thƣờng dùng để loại bỏ vòng hai. Thƣờng IRR phải lớn hơn 15%
+ Tỷ lệ lợi ích trên chi phí (B/C) phải lớn hơn 1 và càng lớn càng tốt.
Thẩm định về kinh tế - xã hội
Ngoài việc xác định tính phù hợp của mục tiêu dự án đầu tƣ đối với phƣơng hƣớng phát triển kinh tế quốc dân, thứ tự ƣu tiên, tác dụng của dự án đối với phát triển các ngành khác, còn phải thẩm tra, đối chiếu các chỉ tiêu kinh tế xã hội. Những chỉ tiêu này gồm:
- Giá trị gia tăng thu nhập quốc dân. Giá trị này càng lớn càng tốt.
- Tỷ lệ giá trị gia tăng/vốn đầu tƣ tính bằng % nói chung phải đạt hai con số - Số chỗ làm việc càng lớn càng tốt
- Tỷ lệ Mức đóng góp cho ngân sách/vốn đầu tƣ biến động khá lớn tuỳ theo dự án có thuộc diện ƣu tiên hay không
- Các chỉ tiêu khác nhƣ góp phần phát triển các ngành, thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, góp phần phát triển địa phƣơng chỉ cần nêu các con số cụ thể nếu tính đƣợc.
Thẩm định về môi trƣờng sinh thái
Đây là một nội dung quan trọng cần thẩm định kỹ. Việc thẩm định phải xem xét một cách toàn diện những ảnh hƣởng đối với môi trƣờng, nhất là những ảnh hƣởng xấu. Cụ thể:
- Những ảnh hƣởng làm thay đổi môi trƣờng sinh thái - Gây ô nhiễm môi trƣờng, mức độ ô nhiễm
- Biện pháp xử lý - Kết quả sau xử lý
Các tiêu chuẩn về môi trƣờng đã đƣợc Nhà nƣớc quy định cụ thể bằng các văn bản pháp lý, kể cả phƣơng pháp, thiết bị, đo đạc. việc thẩm định tiến hành bằng cách so sánh các chỉ tiêu thực tế của dự án đầu tƣ về tiếng ồn, độ rung, nhiệt độ, độ bẩn trong không khí, trong nƣớc… với các tiêu chuẩn của Nhà nƣớc. Nếu vi phạm tiêu chuẩn thì dự án phải có biện pháp khắc phục. Trong trƣờng hợp cần thiết có thể tham khảo thêm tiêu chuẩn tƣơng tự của các nƣớc.
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƢƠNG 2
1. Tại sao cần lựa chọn dự án? Các vấn đề cần xem xét khi tiến hành lựa chọn dự án? Dự án nhƣ thế nào thì có thể đƣợc chọn?
2. Các cách lựa chọn dự án?
3. Tại sao phải xem xét yếu tố rủi ro trong quá trình lựa chọn dự án?
BÀI TẬP ỨNG DỤNG CHƢƠNG 2
1. Doanh nghiệp A hàng năm trích khấu hao tài sản trị giá 100 triệu và đem gửi ngân hàng với lãi suất 10%/năm. Cuối năm thứ 5 doanh nghiệp cần đổi mới thiết bị giá trị 800 triệu. Hỏi số tiền trích khấu hao tài sản có đủ đổi mới thiết bị hay không?
2. Một ngƣời gửi tiết kiệm muốn rút ra 10 triệu/năm vào cuối mỗi năm với thời gian là 5 năm. Hỏi ngƣời đó phải gửi tiết kiệm ở đầu năm thứ nhất là bao nhiêu? Biết lãi suất là 12%/năm.
3. Công ty cổ phần bánh kẹo Kinh Đô đầu tƣ xây dựng một nhà máy sản xuất bánh kẹo tại thành phố Hà Nội với vốn đầu tƣ ban đầu là 300 triệu đồng, lợi nhuận sau thuế và khấu hao (chƣa bao gồm giá trị thanh lý) từ năm 1 đến năm 5 là 100 triệu đồng/năm, sau khi kết thúc dự án nhà máy thanh lý sau thuế đƣợc 50 triệu đồng. Với lãi suất vay ngân hàng là 12%/ năm. Hãy tính giá trị hiện tại thuần (NPV) của nhà máy?
4. Công ty Honda Việt Nam dự định đầu tƣ một dây chuyền lắp ráp xe hơi với giá là 10 triệu USD. Lợi nhuận sau thuế và khấu hao từ năm 1 đến năm 2 đƣợc dự kiến là 6 triệu USD/ năm. Sau 2 năm nhà máy đƣợc bán lại cho công ty khác với giá trị thu hồi là 2 triệu USD. Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) của dự án là?
5. Một dự án đầu tƣ có số vốn đầu tƣ ban đầu 100 triệu đồng. Lợi nhuận sau thuế và khấu hao năm 1 đến 5 lần lƣợt là: 40 triệu đồng/năm. Hãy tính thời gian hoàn vốn của dự án đầu tƣ?
6. Khoa Quản trị kinh doanh trƣờng Đại học kinh tế kỹ thuật công nghiệp dự định in giáo trình Quản trị dự án, dự toán chi phí nhƣ sau: Tổng chi phí cố định: 250.000.000 đồng, Biến phí đơn vị: 20.000 đồng/cuốn, Giá bán: 30.000 đồng/cuốn. Hãy tính sản lƣợng hòa vốn của dự án?
7. Nhà xuất bản Nông nghiệp & Phát triển nông thôn in Nội san khoa học ngành,