Một cách thức đơn giản tổ chức dự án là quản lý dự án trong cơ cấu tổ chức hiện tại của công ty mẹ. Theo cách thức tổ chức dự án chức năng thì các phần công việc khác nhau của dự án đƣợc phân bổ cho các bộ phận chức năng khác nhau trong công ty thực hiện. Việc phối hợp các hoạt động của dự án đƣợc thực hiện theo kênh quản lý hiện thời
của công ty.
Ví dụ một công ty sản xuất dụng cụ muốn khác biệt hoá dòng sản phẩm của mình cho những ngƣời thuận tay trái. Khi cấp lãnh đạo quyết định thực hiện dự án, các phần việc của dự án đƣợc phân bổ cho các bộ phận chức năng trong công ty thực hiện. Phòng thiết kế chịu trách nhiệm điều chỉnh kiểu dáng sản phẩm cho phù hợp với ngƣời thuận tay trái. Phòng sản xuất chịu trách nhiệm thiết kế quy trình sản xuất và máy móc thiết bị để sản xuất cho mẫu sản phẩm mới này. Phòng marketing chịu trách nhiệm nghiên cứu thị trƣờng, ƣớc tính nhu cầu và phát triển kênh bán hàng. Toàn bộ dự án sẽ đƣợc chỉ đạo và phối hợp theo cơ cấu quản lý hiện tại của công ty và dự án là một nội dung trong các chƣơng trình nghị sự của lãnh đạo công ty.
Cơ cấu chức năng cũng phù hợp với những dự án khi mà một bộ phận chức năng có lợi ích chính trong việc thực hiện dự án. Lãnh đạo cấp cao của bộ phận đó sẽ chịu trách nhiệm điều phối các hoạt động dự án. Ví dụ dự án di chuyển nhà máy đến một địa điểm sản xuất mới sẽ do phòng sản xuất chịu trách nhiệm chính. Dự án nâng cấp hệ thống thông tin quản lý sẽ do phòng công nghệ thông tin chịu trách nhiệm quản lý và thực hiện dự án. Dự án đánh giá hiệu quả và tác động của các hoạt động marketing sẽ do phòng marketing đảm nhiệm. Phần lớn khối lƣợng công việc của dự án sẽ đƣợc tiến hành trong phạm vi của bộ phận đó và sự phối hợp hoạt động với các phòng ban khác sẽ thông qua kênh quản lý hiện thời của công ty.
3.1.1.1. Đặc điểm của mô hình
+ Dự án đƣợc đặt vào một phòng chức năng trong cơ cấu tổ chức.
+ Các thành viên tham gia dự án đƣợc huy động từ các phòng chức năng khác nhau. + Tùy thuộc vào tính chất và quy mô của dự án mà các phòng chức năng khác nhau cùng thực hiện dự án.
3.1.1.2. Mô hình cơ cấu tổ chức
Trên cơ sở đó dự án đƣợc thực hiện và điều hành thông qua sự phân cấp quản trị. Mô hình đƣợc thể hiện dƣới đây:
TRƢỞNG PHÒNG KINH DOANH DỰÁN1 DỰÁN2 TRƢỞNG PHÒNG TÀI CHÍNH DỰÁN5 DỰÁN6 Hình 3.1. Tổ chức dự án theo chức năng 57 GIÁM ĐỐC TRƢỞNG PHÒNG KỸ THUẬT DỰÁN3 DỰÁN4
3.1.1.3. Ưu điểm của mô hình
- Không thay đổi về bộ máy tổ chức đối với công ty mẹ: Các dự án cơ bản đƣợc thực hiện trong cơ cấu tổ chức hiện thời của công ty, không phải tạo ra sự thay đổi nào về bộ máy trong công ty.
- Linh hoạt trong thực hiện dự án: Rất linh hoạt trong việc phân công công việc cho các cán bộ chuyên môn. Cán bộ chuyên môn trong các phòng chức năng đƣợc phân công nhiệm vụ thực hiện dự án trong một khoảng thời gian nhất định hoặc kiêm nhiệm sau khi kết thúc nhiệm vụ dự án lại quay trở về làm công việc thƣờng xuyên.
- Huy động chuyên gia có trình độ cao: Nếu phạm vi dự án hẹp liên quan chủ yếu đến một bộ phận chức năng thì có thể huy động chuyên gia có trình độ cao của bộ phận đó cho các hoạt động dự án.
- Dễ dàng cho việc bố trí nhân sự sau dự án: Cán bộ dự án vẫn thƣờng xuyên giữ các mối liên hệ chuyên môn với phòng ban chính của mình cho nên thuận tiện cho việc bố trí nhiệm vụ sau khi dự án kết thúc.
3.1.1.4. Nhược điểm của mô hình
- Thiếu chú trọng và ƣu tiên đến các hoạt động của dự án: Do các phần việc của dự án đƣợc phân bổ cho các bộ phận chức năng thực hiện cho nên các bộ phận chức năng ngoài các nhiệm vụ chính đƣợc phân công sẽ thực hiện thêm các nhiệm vụ của dự án cho nên các bộ phận đôi khi không dành sự ƣu tiên thích đáng cho các nhiệm vụ của dự án. Việc phối hợp công việc dự án giữa các bộ phận chức năng tƣơng đối lỏng lẻo và thiếu nhất quán do các bộ phận khác nhau có sự ƣu tiên cho dự án khác nhau.
- Tính tổng thể thấp do tính thống nhất tổng thể của dự án thấp: Do các bộ phận khác nhau chỉ quan tâm đến phần việc mà bộ phận mình đảm nhiệm mà ít quan tâm đến kết quả đầu ra cuối cùng của dự án.
- Thời gian thực hiện dự án thƣờng kéo dài do thiếu sự phối hợp trực tiếp giữa các phòng ban cho nên mọi vấn đề phát sinh chậm đƣợc phát hiện, mọi quyết định liên quan đến dự án phải qua nhiều cấp quản lý ra quyết định theo cơ chế hiện hành nên quyết định có thời gian trễ dài và chậm.
- Thiếu động lực làm việc cho dự án: Do cán bộ đƣợc phân công nhiệm vụ làm việc bán thời gian hoặc kiêm nhiệm cho dự án và thiếu ngƣời chịu trách nhiệm chính về kết quả đầu ra của dự án cho nên mọi ngƣời thiếu động lực làm việc cho dự án.
- Các thành viên của nhóm dự án đƣợc chọn từ các bộ phận chức năng khác nhau nên giám đốc dự án phải nhất trí trong việc điều hành với lãnh đạo của các bộ phận chức năng, khi hai bên có xung đột về nhu cầu nhân viên thƣờng rất khó điều hành.
- Môi trƣờng làm việc của nhóm dự án có tính bất ổn và tổ chức nhóm dự án lỏng lẻo: Do các thành viên đƣợc điều động tạm thời từ nhiều bộ phận chức năng
khác nhau, họ khó có đƣợc sự nhất trí cao và tập trung nhiều cho dự án.