9. Cấu trúc luận văn
1.3. Đặc điểm phát triển thể chất, tâm lý của học sinh lớp 1
Sáu tuổi vào lớp 1 là bước ngoặt lớn trong cuộc đời của mỗi đứa trẻ. Các em bắt buộc phải làm quen với môi trường ọc tập mới, phải thay đổi sự chú ý từ chú ý không chủ định thành chú ý có chủ định trong thời gian liên tục của một tiết học là 30 – 35 phút. Các nhu cầu của các em cũng dần thay đổi từ đơn giản đến mức độ cao hơn. Mọi hành động bột phát, mang tính hiếu động, tị mị dần thay bằng các hoạt động mang tính kỉ luật, chấp hành mọi nội quy mới của trường tiểu học. Các em phải sử dụng đôi bàn tay nhỏ nhắn của chính mình một cách khéo léo, tinh nhạy, phải bền vững và kiên trì trong
quá trình tập. Đây được coi là thử thách đầu đời đối với học sinh lớp 1. tuy nhiên tất cả những điều này khơng phải là khó khăn khơng thể vượt qua của học sinh lớp 1, mà chỉ là cơ hội để các em trải nghiệm và kết quả của quá trình rèn luyện đó là phẩm chất, trí tuệ của chính các em.
1.3.1. Nhận thức cảm tính
Tri giác
Tri giác là một quá trình nhận thức của con người, tri giác phản ánh toàn bộ tất cả những đặc điểm biểu hiện ra bên ngoài của đối tượng, kết quả của tri giác dựa trên những gì chúng ta quan sát được. Bản chất của học sinh tiểu học là tò mò và rất hiếu động, bởi vậy nên việ quan sát đối với các em là rất dễ dàng và nhanh chóng các em đã quan sát được những đặc điểm của đối tượng.
Bước vào giai đoạn lớp 1; khi tri giác của các em phát triển và dần hoàn thiện hơn, khơng cịn mang những tri giác đơn giản, ngây thơ như ở lứa tuổi mầm non:
- Tính khơng chủ định: Các em ban đầu chỉ dừng lại ở mức độ nhìn chủ yếu là màu sắc hình dạng.
- Tính tổng thể: Học sinh lớp 1 tuổi còn nhỏ nên các em chỉ quan sát một cách cơ bản nhất, khái quát nhất những đặc điểm bề ngoài của đối tượng, chưa có khả năng đi sâu để tìm hiểu đối tượng. Mặc dù ở giai đoạn này,các em đã có khả năng tư duy và phân tích song vẫn cịn nhiều hạn chế, cách nhìn nhận vấn đề chưa thực sự được linh hoạt, sâu sắc.
- Tính cụ thể: Học sinh lớp 1 cần được tham gia tri giác trực tiếp như mắt thấy, tay cầm, miệng nếm, mũi ngửi, tai nghe,… để các em được tiếp cận với đối tượng một cách cụ thể, chi tiết, để phát triển tri giác một cách toàn diện.Gắn. Do đó, trong giáo dục KNS cho HS lớp 1, muốn hình thành được nhận thức ban đầu về kĩ năng; người giáo viên phải linh hoạt, sáng tạo trong
sinh được trực tiếp thực hiện, thực hành, làm thử như các hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
1.3.2. Nhận thức lý tính
a. Tư duy
Tư duy là khả năng tiếp nhận, phân tích, xử lí các thơng tin thu được sau quá trình tri giác. Kết quả của quá trình tư duy là học sinh nắm được bản chất của đối tượng, hiểu được cách thức hoạt động, ngun lí hình thành của vấn đề.
Ở lớp 1, tư duy của học sinh chủ yếu dừng lại ở mức độ cụ thể như sau:
- Tư duy cụ thể chiếm ưu thế hơn tư duy trừu tượng: Học sinh tiếp thu
khái niệm mới phải dựa trên cơ sở thực tế, chủ yếu dựa vào vật thật; hình ảnh trực quan.
- Tư duy trừu tượng, logic còn non nớt: Học sinh còn bỡ ngỡ khi sử
dụng các khái niệm, kí tự, và tiếp thu cái mới một cách nhanh chóng.
Từ những đặc điểm trên, chúng ta nhận thấy, học sinh cần được trải nghiệm, thực hành, được tham gia luyện tập để nâng cao khả năng tư duy, suy nghĩ logic, phán đoán phù hợp trong từng tình huống.
b. Tưởng tượng
Tưởng tượng của học sinh lớp 1 tuy đã có sự phát triển hơn so với tưởng tượng của trẻ mầm non nhờ sự phát triển của não bộ, xong tưởng tượng của các em chỉ dừng lại ở tưởng tượng tái tạo, tưởng tượng sáng tạo mới bắt đầu hình thành.
1.3.3. Chú ý
Ở lớp 1, sự tập trung của học sinh bắt buộc phải hình thành để các em có thể tham gia vào hoạt động học tập. mặc dù cơ bản ở các em vẫn là chú ý không chủ định, xong giáo viên cần rèn luyện cho học sinh hình thành chú ý có chủ định để các em làm quen với việc tiếp thu kiến thức. Do chú ý của các em chỉ tập trung được ở một thời gian ngắn, nên giáo viên cần tận dụng tốt
khoảng thời gian này để công tác giáo dục đạt hiệu quả cao. Ở trẻ bắt đầu có sự nỗ lực về ý chí trong các hoạt động học tập; hoạt động vui chơi, lao động. Bởi vậy, khi giáo dục KN tự phục vụ cho học sinh lớp 1 bán trú, giáo viên cần phải quan tâm tới khả năng hình thành KNS tương ứng, tận dụng cơ hội để phù hợp với hoạt động, khả năng học tập của học sinh.
1.3.4. Trí nhớ
Ở lứa tuổi lớp 1: trí nhớ của học sinh chủ yếu là trí nhớ biểu tượng, trí nhớ lơgic cịn chưa rõ ràng. Các em thường chỉ ghi nhớ những điều mình đã nhìn thấy, nghe thấy, chứ chưa có khả năng ghi nhớ lơgic bằng bản chất đối tượng.
Nắm bắt được điều này, trong giáo dục KNS cho HSTH, giáo viên cần phải giúp các em nắm được những biểu tượng cụ thể, sâu sắc về kĩ năng cần hình thành, tăng cường các hoạt động trải nghiệm cụ thể và mang tính thực tiễn để tạo điều kiện cho các em có những biểu tượng sâu sắc; các em được tự làm, tự thực hành, tự rèn luyện.
1.3.5. Sự phát triển của học sinh lớp 1 phụ thuộc nhiều vào nhà giáo dục và môi trường giáo dục giáo dục và môi trường giáo dục
Với đặc điểm HS lớp 1 khi các em mới bắt đầu tham gia vào các hoạt động học tập, thì các kiến thức, kĩ năng và những hiểu biết về cuộc sống của các em cịn bị hạn chế nhiều. Do đó sự phát triển của học sinh lớp 1 sẽ phụ thuộc nhiều vào nhà giáo dục và môi trường giáo dục. Với ý nghĩa này, khi giáo dục KNS cho HS lớp 1, các tác động của nhà giáo dục có ảnh hưởng lớn đến việc hình thành KNS ở trẻ. Nếu chỉ giáo dục các kỹ năng sống cho trẻ bằng cách truyền thụ một chiều như giảng giải hay thuyết trình thì trẻ sẽ nhàm chán và khơng được thao tác trực tiếp nên khó hình thành KNS ở trẻ. Ngược lại, nếu nhà giáo dục tổ chức được các hoạt động để trẻ trải nghiệm, thực hành với các KNS, trẻ được hứng thú tham gia học tập và thực hành luyện tập để
cần thiết, tổ chức các hoạt động phù hợp với tâm sinh lí của HS lớp 1 thiết thực và có giá trị thực tiễn đối với HS để các em có khả năng vận dụng vào giải quyết các vấn đề trong cuộc sống, sống tích cực, an tồn và chủ động.
Môi trường giáo dục là một yếu tố chính sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của học sinh. Lớp học là nơi tạo điều kiện cho các em được mở mang kiến thức thông qua hoạt động học tập. Môi trường học tập sẽ giúp các em được rèn luyện các kỹ năng phát triển cần thiết. Bởi vậy trong các hoạt động giáo dục, người giáo viên phải luôn năng động; sáng tạo trong việc xây dựng một môi trường giáo dục thân thiện; năng động, sáng tạo, tạo điều kiện cho học sinh có thể hòa nhập, học sinh được tham gia vào hoạt động học, được trải nghiệm… từ đó phát triển những tiềm năng, năng lực của học sinh.