Khảo nghiệm tính khả thi, tính hiệu quả của các biện pháp

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho học sinh lớp 1 bán trú trong các trường Tiểu học huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ (Trang 90 - 93)

9. Cấu trúc luận văn

3.3. Khảo nghiệm tính khả thi, tính hiệu quả của các biện pháp

3.3.1. Mục đích khảo nghiệm

Nhằm xác định các mức độ phù hợp; tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất nhằm thực hiện rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho học sinh lớp 1 bán trú

3.3.2. Nội dung khảo nghiệm

Sau khi xin ý kiến của giáo viên tiểu học ở khối lớp 1 của 3 trường được khảo sát về mức độ phù hợp; tính khả thi của 5 biện pháp; chúng tôi, đã đề xuất các biện pháp nhằm rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho học sinh lớp 1 bán trú như sau: Tổ chức tập huấn kỹ năng cho giáo viên vào đầu mỗi học kỳ học; Xây dựng quy trình rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho học sinh bán trú lớp 1 vào đầu mỗi năm học;Xây dựng kế hoạch rèn luyện có nội dung hướng tới kỹ năng tự phục vụ; Tổ chức cho học sinh rèn luyện thường xuyên có giám sát, hướng dẫn của giáo viên chủ nhiệm; Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá kỹ năng tự phục vụ ở học sinh lớp 1 bán trú.

3.3.3. Đối tượng tiến hành khảo nghiệm

Khảo sát 30 giáo viên ở khối lớp 1 của 3 trường tiểu học: Trường tiểu

học Supe, Cao Mại, Cao Xá.

3.3.4. Phương pháp khảo nghiệm

Chúng tôi đã sử dụng những phiếu hỏi để xin ý kiến của các giáo viên lớp 1 về mức độ phù hợp và tính khả thi của các biện pháp đã được đề xuất.

3.3.5. Kết quả khảo nghiệm

3.3.5.1. Đánh giá về sự phù hợp của các biện pháp đã xây dựng

Để đánh giá về mức độ phù hợp của các biện pháp rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho học sinh lớp 1 bán trú ;chúng tôi đã sử dụng câu hỏi số 1 ở phụ lục 2; qua xử lý số liệu đã thu được kết quả như sau:

Bảng 3.1. Đánh giá mức độ phù hợp của các biện pháp

Stt Biện pháp

Rất phù

Phù hợp Không hợp phù hợp

GV % GV % GV %

1 Tổ chức tập huấn kỹ năng cho giáo

viên vào đầu mỗi học kỳ học 0 0 30 100 0 0

2

Xây dựng quy trình rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho học sinh bán trú lớp 1 vào đầu mỗi năm học

0 0 30 100 0 0

3 Xây dựng kế hoạch rèn luyện có nội

dung hướng tới kỹ năng tự phục vụ 0 0 30 100 0

0

4

Tổ chức cho học sinh rèn luyện thường xuyên có giám sát, hướng dẫn

của giáo viên chủ nhiệm 0 0 30 100 0 0

5

Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá kỹ năng tự phục vụ ở học sinh lớp 1 bán

trú 0 0 30 100 0 0

Qua kết quả điều tra được ở bảng số liệu trên cho thấy; với 100% các giáo viên đã lựa chọn mức độ phù hợp đối với các biện pháp sau: cần thiết phải nâng cao năng lực cho giáo viên tiểu học để rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho học sinh lớp 1 bán trú; xây dựng một cách có hệ thống các quy trình rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho học sinh lớp 1 bán trú ;thiết kế các kế hoạch cụ thể để rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho học sinh lớp 1 bán trú, tổ chức cho

học sinh được tham gia rèn luyện liên tục,thường xuyên; thông qua việc tổ chức chế độ sinh hoạt học tập hàng ngày của các em, xây dựng hệ thống các tiêu chí để đánh giá kỹ năng tự phục vụ của học sinh lớp 1 bán trú. Từ đó; cho thấy tất cả các biện pháp đã được trình bày trong luận văn là hoàn toàn phù hợp với thực trạng vấn đề.

3.3.5.2. Đánh giá về mức độ khả thi của các biện pháp

Để đánh giá mức độ phù hợp cho các biện pháp rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho học sinh lớp 1 bán trú; chúng tôi đã sử dụng câu hỏi số 2 phụ lục 2; qua xử lý số liệu điều tra kết quả thu được dưới bảng sau:

Bảng 3.2. Đánh giá mức độ khả thi của các biện pháp

Stt Biện pháp

Rất khả

Khả thi Không thi khả thi

GV % GV % GV %

1 Tổ chức tập huấn kỹ năng cho giáo viên

vào đầu mỗi học kỳ học 0 0 30 100 0 0

2

Xây dựng quy trình rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho học sinh bán trú lớp 1

vào đầu mỗi năm học 3 10 27 90 0 0

3 Xây dựng kế hoạch rèn luyện có nội

dung hướng tới kỹ năng tự phục vụ 5 16,7 25 83,3 0 0

4

Tổ chức cho học sinh rèn luyện thường xuyên có giám sát, hướng dẫn của giáo viên chủ nhiệm

0 0 30 100 0 0

5 Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá kỹ năng

Qua bảng số liệu 3.2 thấy:

100% giáo viên chọn mức độ khả thi ở biện pháp tổ chức tập huấn kỹ năng cho giáo viên vào đầu mỗi học kỳ học; có 10% giáo viên chọn mức độ rất khả thi; có 90% giáo viên chọn mức độ khả thi ở biện pháp xây dựng quy trình rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho học sinh bán trú lớp 1 vào đầu mỗi năm học; với 16,7% giáo viên lựa chọn mức độ rất khả thi; có 83,3% giáo viên lựa chọn mức độ khả thi ở biện pháp xây dựng kế hoạch rèn luyện có nội dung hướng tới kỹ năng tự phục vụ. Các biện pháp tổ chức cho học sinh rèn luyện thường xuyên có giám sát, hướng dẫn của giáo viên chủ nhiệm; xây dựng bộ tiêu chí đánh giá kỹ năng tự phục vụ ở học sinh lớp 1 bán trú chiếm 100% giáo viên lựa chọn mức độ khả thi. Qua phân tích cho thấy; có 100% giáo viên đồng ý đánh giá các biện pháp xây dựng trong luận văn là khả thi và rất khả thi, khơng có giáo viên nào khơng đồng ý đối với tính khả thi của các biện pháp.

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho học sinh lớp 1 bán trú trong các trường Tiểu học huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ (Trang 90 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)