9. Cấu trúc luận văn
3.4. Tổ chức thực nghiệm sư phạm
3.4.4. Tiêu chí đánh giá
(i). Tiêu chí đánh giá Kỹ năng cất, xếp ghế
Mức 1 (1 điểm): Các thao tác thực hiện kỹ năng cất, xếp ghế chưa đúng, chưa đủ, chưa tự giác, cần tới sự giúp đỡ của người lớn.
Mức 2 (2 điểm): Các thao tác thực hiện kỹ năng cất, xếp ghế đủ nhưng chưa đúng; đã tự giác nhưng vẫn còn chậm chạp; vẫn cần tới sự nhắc nhở của người lớn.
Mức 3 (3 điểm): Các thao tác thực hiện kỹ năng cất, xếp ghế đầy đã đủ và đúng; có tính tự giác; có kỹ năng làm việc nhanh nhẹn; khéo léo; khơng cần người lớn nhắc nhở; sắp xếp gọn gàng.
Kỹ năng chải tóc
Mức 1 (1 điểm): Các thao tác thực hiện kỹ năng chải tóc chưa đúng; chưa đủ, chưa có tính tự giác; vẫn cần đến sự giúp đỡ của người lớn, chải tóc chưa gọn gàng, mượt.
Mức 2 (2 điểm): Các hao tác thực hiện kỹ năng chải tóc đã đủ nhưng chưa đúng; đã có tính tự giác nhưng vẫn cịn rất chậm chạp; cần tới sự nhắc nhở của người lớn, chải tóc gọn gàng, tóc mượt.
Mức 3 (3 điểm): Các thao tác thực hiện kỹ năng chải tóc đã đủ và đúng; phải thực hiện tự giác nhanh nhẹn và khéo léo; khơng cần đến sự nhắc nhở, tóc sn mượt.
Kỹ năng, cất gối
Mức 1 (1 điểm): Các thao tác thực hiện kỹ năng lấy, cất gối chưa đúng; chưa đủ các bước; chưa có sự tự giác; và cần đến sự giúp đỡ của người lớn.
Mức 2 (2 điểm): Các thao tác thực hiện kỹ năng lấy, cất gối đủ nhưng còn chưa đúng; có tính tự giác nhưng vẫn còn khá chậm chạp; cần đến sự nhắc nhở của người lớn.
Mức 3 (3 điểm): Các thao tác thực hiện kỹ năng lấy, cất gối, đã đúng và đầy đủ các bước; có tính tự giác; nhanh nhẹn; khéo léo; không cần nhắc nhở.
Xếp loại Mức 1 (1 - 1.67): Thấp Mức 2 (1.68 - 2.35): Trung bình Mức 3 (2.36 - 3.0): Cao 3.4.5. Xử lý kết quả thực nghiệm: Về mặt định lượng:
Các phân tích; thống kê được sử dụng trong luận văn là thống kê mô tả số liệu và chủ yếu sử dụng các thông số sau:
Tỉ lệ phần trăm (%): Để phân biệt kết quả kỹ năng tự phục vụ của học sinh làm cơ sở so sánh kết quả giữa lớp TN và ĐC trong quá trình TN.
Giá trị trung bình X: Đặc trưng cho sự tập trung của số liệu nhằm so sánh mức độ trung bình của học sinh hai lớp TN và ĐC. X được tính theo cơng thức sau:
(1)
Trong đó:
n là số học sinh, X là trung bình cộng, ni là tần số xuất hiện điểm số xi Phương sai được tính theo cơng thức sau:
(2)
Độ lệch chuẩn: Độ lệch tiêu chuẩn phản ánh sự sai lệch hay độ dao động của các số liệu xung quanh giá trị trung bình. Độ lệch càng nhỏ thì kết
quả kỹ năng của học sinh phân tán quanh X càng ít và ngược lại. Độ lệch chuẩn được tính bằng cơng thức sau:
(3) S=
Sử dụng phép thử T-Student để kiểm định độ tin cậy về sự khác biệt giữa hai giá trị trung bình của 2 nhóm thực nghiệm được tính như sau:
(4)
Tra bảng phân phối T - student, nếu T > Tα nếu chứng tỏ được sự khác biệt giữa hai giá trị trung bình của hai nhóm thực nghiệm là có ý nghĩa.
(ii). Về mặt định tính:
Thu thập các thơng tin quan sát được trong quá trình thực nghiệm làm kết quả đánh giá.
Phân tích đánh giá kết quả thu thập được từ việc quan sát học sinh, trò chuyện với giáo viên, với học sinh.