Nhiệm vụ rèn luyện lao động tự phục vụ cho học sinh lớp 1 bán trú

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho học sinh lớp 1 bán trú trong các trường Tiểu học huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ (Trang 31 - 32)

9. Cấu trúc luận văn

1.5.2. Nhiệm vụ rèn luyện lao động tự phục vụ cho học sinh lớp 1 bán trú

1.5.1. Mục tiêu rèn luyện lao động tự phục vụ cho học sinh lớp 1 bán trú bán trú

Mục tiêu của việc rèn luyện lao động tự phục vụ giúp hình thành ở các em sự yêu thích; hứng thú trong thực hiện lao động; giúp các em có được các kỹ năng lao động tự phục vụ giản đơn phù hợp lứa tuổi trong sinh hoạt hàng ngày của chính mình ở trường tiểu học và ở gia đình các em.

1.5.2. Nhiệm vụ rèn luyện lao động tự phục vụ cho học sinh lớp 1 bán trú bán trú

Các nhiệm vụ rèn luyện lao động tự phục vụ cho học sinh lớp 1 bán trú bao gồm:

Một là, Giúp các em tìm hiểu lao động tự phục vụ của người lớn là như

thế nào; giáo dục lòng tôn trọng với người lao động. Ở trường tiểu học cũng

như trong gia đình; môitrường xã hội các em được tiếp xúc với các hoạt động

lao động tự phục vụ của người lớn. Ban đầu, các em chỉ chú ý đến các hoạt động tự phục vụ; các thao tác; việc sử dụng các công cụ; phương tiện và màu sắc sẽ lôi cuốn các em. Sau khi bản thân các em tích lũy được kinh nghiệm; cùng với sự hướng dẫn của giáo viên và mọi người. Lâu dần, các em sẽ có những hiểu biết về ý nghĩa của lao động ở người lớn, ý nghĩa của lao động tự phục vụ. Từ đó hình thành ở các em sự tôn trọng đối với lao động và trân trọng kết quả lao động.

Hai là, Giáo dục các em các có những kỹ năng lao động tự phục vụ cơ

bản phù hợp với lứa tuổi. Giáo dục cho các em các kỹ năng; kỹ xảo trong lao

động tự phục vụ; xác định được nội dung; trình tự rèn luyện các kỹ năng lao động cơ bản, đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi; yêu cầu của giáo dục; yêu cầu vệ

sinh cá nhân và mức độ đòi hỏi lao động. Tùy theo, sự phát triển của học sinh; mà nâng dần yêu cầu với chất lượng; trình độ; nhịp độ công việc.

Ba là, Giáo dục các em có sự yêu thích, hứng thú với lao động tự phục vụ, đó là tự phát huy tính độc lập; chủ động; tự giác; tích cực rèn luyện các

kỹ năng lao động tự phục vụ. Trong quá trình rèn luyện, học sinh thực hiện kỹ

năng lao động tự phục vụ; giáo viên khơi gợi ở các em lòng yêu thích; sự mong muốn được tham gia các trong các hoạt động tự phục vụ bản thân. Khi học sinh cần đến sự giúp đỡ, giáo viên có thể hỗ trợ. Giáo viên động viên khích lệ học sinh thể hiện tính độc lập; sự tự giác; công nhận kết quả mà các em đạt được; khuyến khích học sinh kiên trì, nhẫn nại rèn luyện kỹ năng tự phục vụ.

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho học sinh lớp 1 bán trú trong các trường Tiểu học huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)