9. Cấu trúc luận văn
1.8. Hình thức tổ chức rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho học sinh lớp 1 bán
bán trú
1.8.1. Tổ chức các hoạt độngdiễn ra thường xuyên trong sinh hoạt hàng ngày hàng ngày
* Giờ học tập
Trong giờ học tập, giáo viên có thể rèn luyện cho học sinh kỹ năng lấy đồ dùng học tập, cất đồ dùng. Cô hướng dẫn học sinh cách xếp đồ dùng, sách vở sao cho ngăn nắp. Cơ có thể giao nhiệm vụ cho các em và cử các nhóm trưởng giám sát cùng cơ việc lấy và cất đồ dùng học tập.
* Giờ ăn trưa
Giờ vệ sinh, ăn trưa sẽ được tiến hành trong khoảng 60 phút. Trong thời gian này, giáo viên có thể rèn luyện cho các em rất nhiều kỹ năng tự phục vụ ví dụ như kỹ năng xúc ăn; rửa tay với xà phòng; rửa mặt; lau miệng; súc miệng. Giáo viên cần sắp xếp các cơng việc một cách hợp lí từ khâu chuẩn bị bàn ăn cho đến khâu vệ sinh sau khi ăn; giáo viên cũng cần thường xuyên, liên tục hướng dẫn các em trong bữa ăn. Từ đó, hình thành cho học sinh kỹ năng vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi ăn. Giáo viên phải luôn theo sát các em rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và hướng dẫn các em bày bàn ăn, chia cơm, chia thức ăn, chia đũa thìa. Việc giáo viên vừa làm vừa bao quát chung cả lớp, nên lượng cơng việc khá lớn; giáo viên cũng có thể phân cơng một số học sinh trong lớp giám sát các em khác rửa tay, lau mặt, phân công bàn trưởng giám sát các bạn trong bàn ăn và phân công một số em giúp giáo viên trực nhật bữa ăn.
Sau khi học sinh ăn xong, giáo viên cho học sinh cùng mình dọn dẹp chỗ ngồi ăn và nhắc nhở học sinh vệ sinh sạch sẽ, không cho các em chạy
xong, giáo viên cho học sinh nghỉ tại chỗ hoặc bố trí một số khơng gian chơi thích hợp; nhẹ nhàng để chuẩn bị cho giờ ngủ trưa sau đó.
* Giờ ngủ trưa
Thời gian dành cho ngủ trưa khoảng 150 phút; giáo viên hướng dẫn cho các em kỹ năng tự ngủ; tự lấy gối và cất gối ngồi ra cịn rèn luyện kỹ năng tự đi vệ sinh cho học sinh. Giáo viên nên bố trí thời gian phù hợp cho các bước chuẩn bị phòng ngủ, tránh để các em đi tự do; thời gian các em đi vệ sinh trước khi ngủ và đảm bảo thời gian cho học sinh ngủ đầy giấc để chuẩn bị năng lượng cho giờ học buổi chiều. Tuy nhiên, thời gian đầu một số em sẽ chưa quen với giấc ngủ trưa, giáo viên không nên ép các em này ngủ ngay như các học sinh khác mà phải dần dần cho các em làm quen; có thể cho những em đó ngủ muộn hơn các học sinh khác, khó đi vào giấc ngủ hơn hay nằm yên tại chỗ, không nhất thiết phải vào giấc ngủ ngay nhưng tuyệt đối không được gây mất trật tự, ảnh hưởng đến các học sinh khác.
* Học sinh chuẩn bị tan học
Trước khi ra về, giáo viên nhắc nhở cho các em tự cất sách vở, lấy đồ dùng cá nhân, kê lại bàn ghế, trực nhật, ...... Giáo viên nên trao đổi với cha mẹ, gia đình khơng nên cầm cặp sách hộ các em, để các em tự thực hiện; một số học sinh còn ỷ nại, nhờ bố mẹ cầm cặp sách hộ..Nhắc nhở gia đình phối hợp nghiêm túc với giáo viên trong việc rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho các em.
1.8.2. Tổ chức hoạt động theo mục đích và nội dung
Các hoạt động học của học sinh được giáo viên tổ chức một cách có chủ định; dưới sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên. Giáo viên có thể tích hợp các kỹ năng tự phục vụ vào nội dung hoạt động có chủ định của học sinh. Nội dung hoạt động được tiến hành có hệ thống, theo kế hoạch đã được vạch sẵn. Các hoạt động giáo dục thường có nội dung phù hợp với các lĩnh vực giáo dục trong chương trình theo hướng tích hợp với giáo dục kỹ năng tự phục vụ. Tùy
thuộc nội dung trong kế hoạch mà kết hợp với nội dung giáo dục kỹ năng tự phục vụ, giáo viên có thể tổ chức cho các em tham gia vào trò chơi vận động, trị chơi đóng vai, tham gia vào trị chơi học tập, trị chơi đóng kịch. Giáo viên cũng có thể tổ chức cho các em nghe đọc truyện, kể chuyện vào giờ ngủ trưa. Với trị chơi vận động, khơng nên cho các em vui chơi kéo dài quá 10 phút, nội dung chơi và hoạt động của các em thường gắn với chủ đề.
1.8.3. Tổ chức ngày lễ, hội
Tổ chức hoạt động lao động trong các ngày lễ hội, các sự kiện quan trọng trong năm liên quan đến các em có ý nghĩa giáo dục và mang lại niềm vui cho các em như ngày Tết Trung thu; Ngày khai giảng; Tết nguyên đán, sinh nhật của các em; Ngày 8/3, ngày 20/11, Tết thiếu nhi (ngày 1/6), Ngày ra trường...; nhảy dân vũ rửa tay. Các ngày lễ ngày hội là cơ hội tốt để giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh tiểu học. Mặc dù hình thức này có hiệu quả khơng cao bằng hai hình thức trên nhưng cũng không thể thiếu đối với việc rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho học sinh tiểu học.
1.8.4. Theo vị trí khơng gian
Có các hình thức:
Tổ chức hoạt động trong phịng lớp
Hầu hết các hoạt động hàng ngày của các em đều diễn ra trong lớp học. Một ngày đến trường của các em chiếm đến 80% hoạt động trong lớp học.
Tổ chức hoạt động ngoài trời
Giáo viên tổ chức cho các em tham gia vào các hoạt động bên ngoài của lớp học với mục đích sau: tạo điều kiện cho các em được tiếp xúc với thiên nhiên; rèn luyện sức khỏe; nâng cao vốn hiểu biết của các em về môi trường tự nhiên - xã hội, thỏa mãn nhu cầu khám phá và vận động theo sở thích của các em. Thời gian tiến hành vào các buổi ngoại khóa. Tùy thuộc vào nội dung của chủ đề trong kế hoạch đã xây dựng, cơ sở vật chất của trưởng
lớp, hoạt động ngồi trời có thể được tiến hành với các nội dung; hình thức hoạt động khác nhau.
Trong khi ngoại khóa, giáo viên cần quan tâm nhắc nhở các em tự phục vụ mình như mặc quần áo; đội mũ phù hợp với thời tiết và sự hướng dẫn của giáo viên, hỗ trợ em khi cần thiết. Giáo viên phải theo sát tới thể trạng của các em để góp ý, động viên các em tham gia vào những hoạt động phù hợp. Kết thúc hoạt động, giáo viên nên tập trung các em lại hướng dẫn các em vào lớp tự cất đồ dùng đúng nơi quy định, tự rửa tay, lau mặt nghỉ ngơi một vài phút và chuẩn bị cho hoạt động tiếp theo.
1.8.5. Theo số lượng học sinh
Có các hình thức sau:
Tổ chức các hoạt động cá nhân
Sử dụng hình thức này đối với những nhiệm vụ cần thực hiện cá nhân như rửa tay, rửa mặt, đi vệ sinh .... Giáo viên cần nắm vững mức độ phát triển của các em từ đó hướng dẫn phù hợp với mức độ nhận thức của học sinh, cần có sự giúp đỡ hỗ trợ của bạn bè theo nhóm. Trong rèn luyện kỹ năng tự phục vụ; ở học sinh tiểu học thì hình thức này được sử dụng thường xuyên, bởi nó tác động trực tiếp tới nhận thức của các em.
Tổ chức các hoạt động theo nhóm
Giáo viên hình thành các nhóm nhỏ (2-5 học sinh) hay nhóm lớn (5-10 học sinh) để thực hiện một nhiệm vụ nào đó. Trong khi rèn luyện kỹ năng tự phục vụ thì hình thức tổ chức nhóm ít được sử dụng.
Tổ chức các hoạt động cả lớp: khi cả lớp học cùng thực hiện một nội
dung mới hoặc cả lớp học cùng tham gia một nội dung nhưng với các mức độ khác nhau.