Rèn luyện kỹ năng kỹ tự phục vụ cho học sinh lớp 1 bán trú

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho học sinh lớp 1 bán trú trong các trường Tiểu học huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ (Trang 34 - 39)

9. Cấu trúc luận văn

1.6. Rèn luyện kỹ năng kỹ tự phục vụ cho học sinh lớp 1 bán trú

1.6.1. Mục tiêu rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho học sinh lớp 1 bán trú bán trú

Mục tiêu rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho học sinh lớp 1 là hình thành cho học sinh những kỹ năng lao động cơ bản, khi các em đã có kỹ năng tự phục vụ bản thân trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày sẽ giúp các em có khả năng sống bản lĩnh, tự lập, khả năng thích ứng với mơi trường sống tốt hơn. Đó là cơ sở để hình thành cho các em các kỹ năng lao động cần thiết ban đầu tạo nền móng để các em tham gia vào các hoạt động của đời sống xã hội.

1.6.2. Ý nghĩa của rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho học sinh lớp 1 bán trú bán trú

Rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho học sinh lớp 1 có ý nghĩa lớn đối với

sự phát triển phẩm chất của mỗi học sinh. Rèn luyện kỹ năng tự phục vụ

mối liên hệ mật thiết, hỗ trợ với giáo dục thể chất. Cụ thể khi học sinh thực hiện lao động tức là cơ thể các em cũng tham gia lao động khiến các bộ phận trên cơ thể được vận động linh hoạt trở nên nhanh nhẹn, hoạt bát, có sức khỏe tốt.

Khi rèn luyện các kỹ năng tự phục vụ đã góp phần hình thành những phẩm chất đạo đức tốt đẹp như: lòng yêu nước, tinh thần tự giác, tính kỷ luật, lịng u thích lao động; sẵn sàng tự phục vụ nhu cầu bản thân cũng các yêu cầu của tập thể nói chung. Khi học sinh nắm được các kỹ năng lao động cơ bản các em sẽ dần dần hiểu bản chất của lao động, hững thú với lao động và yêu lao động cũng như thể hiện sự kính trọng đối với người lao động.

Rèn luyện kỹ năng tự phục vụ có tác dụng hỗ trợ đến sự phát triển trí tuệ của học sinh. Điều đó có nghĩa là, khi quá các em trực tiếp lao động; các em sẽ nắm được các đặc điểm tính chất của chất liệu đó qua q trình quan sát, tìm hiểu, phân tích, tổng hợp. Nhiều tri thức mới được hình thành trong quá trính học sinh tham gia các hoạt động lao động, luyện tập, dần dần HS có khả năng vận dụng linh hoạt các kiến thức đã học vào thực tiễn.

Rèn luyện kỹ năng tự phục vụ có mối quan hệ mật thiết với giáo dục thẩm mỹ. Trong khi lao động học sinh được hướng tới cái đẹp, khi tham gia các hoạt động lao động có mục đích như vệ sinh lớp học, trang trí lớp học sẽ giúp học sinh rèn luyện con mắt thẩm mỹ.

Rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho học sinh lớp 1 là bước quan trọng, cần thiết để học sinh tham gia hoạt động đời xã hội, thích nghi với mơi trường xung quanh. Để học sinh lớp 1 có sức khỏe tốt, được an toàn trong

mơi trường giáo dục, thích nghi với những thay đổi của cuộc sống hàng ngày, yêu cầu học sinh cần có kĩ năng tự phục vụ. Khi xã hội phát triển; cần có

những cá nhân khỏe mạnh; năng động; có kỹ năng; có tri thức; sống văn minh và lịch sự. Rèn luyện tốt kỹ năng tự phục vụ cho học sinh lớp 1 bán trú sẽ giúp học sinh trở nên chủ động hơn tự tin hơn trong cuộc sống.

1.6.3. Giáo dục hệ thống các kỹ năng tự phục vụ cho học sinh lớp 1 bán trú

Căn cứ vào chương trình giáo dục ở tiểu học, việc tiếp cận và phân loại các kỹ năng tự phục vụ theo chế độ sinh hoạt của học sinh hàng ngày ở trường tiểu học; chúng tôi xây dựng hệ thống kỹ năng lao động tự phục vụ của học sinh lớp 1 bán trú gồm những kỹ năng cụ thể như sau:

1.6.3.1. Trong hoạt động tổ chức bữa ăn bán trú

Trong khi tổ chức bữa ăn, giáo viên cần quan tâm tới hình thành phát triển ở học sinh những kỹ năng tự phục vụ sau:

- Kỹ năng xúc ăn: Trong bữa ăn HS biết cách dùng các dụng cụ ăn

uống, cách nhai

- Nuốt đồ ăn, khơng làm đổ, rơi thức ăn. Trình tự thao tác khi xúc ăn: + HS sử dụng thìa bằng tay phải; tay trái cầm bát; cầm thìa giữ bát ngay ngắn.

+ Xúc từng thìa vừa phải, khơng để rơi đổ thức ăn ra ngoài. + Ăn chậm, nhai kỹ, vừa nhai vừa nuốt, ăn hết xuất.

- Kỹ năng cầm cốc uống nước: Các em biết cầm cốc uống nước theo

trình tự sau:

+ Cầm cốc bằng hai tay, giữ cốc chắc chắn không nghiêng không đổ + Đưa lên miệng, uống từng ngụm nhỏ, không để bị sặc, không làm đổ nước.

- Kỹ năng lau miệng, súc miệng: Học sinh biết cách dùng khăn lau

miệng khi ăn xong, cách súc miệng cho thật sạch sẽ, trình tự các thao tác lau miệng như sau:

+ Lấy khăn của mình trên giá khăn, vị khăn cho ướt đều, vắt cho bớt nước + Đặt khăn trên lòng bàn tay, lau quanh miệng

+ Vò khăn vắt khăn, phơi lên giá

- Trình tự các thao tác súc miệng: + Lấy cốc, rót nước

+ Ngụm từng ngụm vừa phải, ngậm miệng súc nước để làm sạch miệng + Nhổ đúng nơi quy định, cất cốc lên giá đúng vị trí.

- Kỹ năng xếp và cất ghế: Khi chuẩn bị ăn, chuẩn bị học bài hoặc khi ăn

xong, học xong học sinh có thể tự lấy ghế, cất ghế theo trình tự sau: + Một tay cầm vào thành ghế, một tay cầm vào cạnh mặt ngồi của ghế + Nhấc cao, đi đến chỗ quy định, không rơi, không kéo.

+ Đặt nhẹ nhàng, ngay ngắn vào vị trí quy định

- Kỹ năng rửa tay với xà phịng: học sinh cần hiểu vì sao cần rửa tay;

khi nào cần rửa tay; thứ tự và các bước tiến hành từng thao tác khi rửa tay như sau:

+ Xắn tay áo gọn gàng; mở vòi nước. + Làm ướt tay, xoa xà phòng,

+Rửa tay theo đúng quy trình: xoay cổ tay chà chéo mu bàn tay, xiết vào kẽ ngón tay, xoay các ngón tay, chụm tay xoay lịng bàn tay, lau khơ.

-Kỹ năng rửa mặt: học sinh cần hiểu vì sao cần rửa mặt; khi nào cần

rửa mặt và rửa mặt theo các bước sau:

+ Lấy khăn mặt của mình, vị khăn dưới vịi, chậu nước, vắt bỏ cho khăn ráo nước, rửa mặt bằng hai tay.

+ Rửa từng bộ phận từ khóe mắt ra đi mắt; đưa khăn rửa sống mũi, đưa khăn lau

miệng, đưa khăn lên trán và má, gấp khăn lau cằm cổ, chú ý rửa từ dưới lên trên, từ trong ra ngồi

+ Vị khăn, vắt khăn, phơi lên giá.

1.6.3.2. Trong tổ chức giấc ngủ - Kỹ năng cởi giầy dép:

+ Mở quai dép, hoặc kéo khóa, cởi dây giầy dép

+ Trẻ xếp dép lên kệ dép ngay ngắn, gọn gàng, để đúng chân.

- Kỹ năng tự đi ngủ: Trình tự khi ngủ như sau:

+ Tự nằm vào vị trí quy định

+ Nằm thẳng, nằm ngửa, nhắm mắt

+ Không cần cô giáo phải nằm cạnh, không nằm sấp, khơng chùm chăn kín, khơng sấp mặt vào gối gây khó thở, khơng nằm cả người, đặt chân lên gối.

- Kỹ năng lấy gối: Học sinh thực hiện các thao tác sau

+ Tự đến tủ cất gối, lấy đúng gối có ký hiệu của mình.

+ Đặt gối ngay ngắn vào vị trí ngủ đã được cơ giáo quy định sẵn.

- Kỹ năng cất gối: Sau khi ngủ dậy học sinh tự giác cất gối như

sau:

+ Tự lấy gối của mình xếp vào tủ gối

+ Xếp đúng chỗ quy định, xếp gọn gàng, không làm rơi gối của các bạn cùng ngăn tủ.

- Kỹ năng đi vệ sinh đúng nơi quy định: Khi có nhu cầu đi vệ sinh học

sinh thực hiện như sau: + Tự vào nhà vệ sinh

+ Đi vệ sinh vào bô vệ sinh hoặc bồn cầu

+ Tự vệ sinh và chỉnh lại trang phục của mình cho gọn gàng, ngay ngắn

- Kỹ năng chải tóc:

+ Rẽ đầu ngôi cho thẳng; chải sang hai bên tai hay chải hất từ trước ra sau từ trên xuống dưới, gọn gàng.

1.6.3.3. Trong giờ đến lớp

- Kỹ năng cất đồ vào trong tủ cá nhân:

+ Các em mở tủ cá nhân

+ Tự cất cặp sách, mũ áo, vào tủ cá nhân của mình mà khơng cần nhờ đến sự giúp đỡ của bố mẹ, hay cô giáo.

+ Xếp gọn gàng, ngay ngắn

1.6.3.4. Trong giờ tan học -Kỹ năng lấy đồ cá nhân:

+Biết vị trí để đồ cá nhân

+ Lấy đồ cá nhân từ tủ đồ dùng của mình mà khơng cần sự giúp đỡ của bố mẹ hay cô giáo nhắc nhở.

+ Thao tác thực hiện tự giác, nhanh nhẹn, không rơi, không đổ

1.6.3.5. Trong tổ chức hoạt động học tập

- Kỹ năng lấy đồ dùng học tập: Trước giờ học tập, học sinh tự giác lấy

đồ dùng

+ Lấy đúng loại đồ dùng học tập cô yêu cầu

+ Lấy nhẹ nhàng, không làm rơi, vỡ đồ chơi, không lấy sai đồ + Xếp nhẹ nhàng, ngăn nắp, gọn gàng sau khi dùng xong.

1.7. Nguyên tắc rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho học sinh lớp 1 bán trú

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho học sinh lớp 1 bán trú trong các trường Tiểu học huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)