Thực trạng rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho học sinh lớp 1 bán trú ở

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho học sinh lớp 1 bán trú trong các trường Tiểu học huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ (Trang 58 - 75)

9. Cấu trúc luận văn

2.2. Thực trạng giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh lớp 1 bán trú ở các

2.2.2. Thực trạng rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho học sinh lớp 1 bán trú ở

bán trú ở trường tiểu học trên địa bàn huyện Lâm Thao

Để tìm hiểu thực trạng rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho học sinh lớp 1 ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện Lâm Thao; chúng tôi dựa vào phiếu hỏi giáo viên và tiến hành quan sát các hoạt động của 500 học sinh tiểu học ở 3 trường tiểu học bán trú trên địa bàn huyện Lâm Thao.

2.2.2.1. Thực trạng mức độ thực hiện nội dung rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho học sinh lớp 1 bán trú

Để tìm hiểu thực trạng về mức độ thực hiện các nội dung rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho học sinh lớp 1 bán trú; chúng tôi đã sử dụng câu hỏi số 5 phụ lục 1; qua thống kê; kết quả được thể hiện cụ thể ở bảng 2.7:

Bảng 2.7. Mức độ thực hiện nội dung rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho học sinh lớp 1 bán trú

Thường Thỉnh Hầu như

Stt Nội dung xuyên thoảng không

GV % GV % GV %

1 Học sinh tự xúc ăn 25 83,3 5 16,7 0 0

3 Học sinh tự cầm cốc uống nước 20 66,7 8 26,7 2 6,6

4 Học sinh tự đi giày, dép đúng

chân 20 66,7 2 6,6 8 26,7

5 Học sinh tự cởi giày, dép 15 50 5 16,7 10 33,3

6 Học sinh tự cất gối 20 66,7 8 26,7 2 6,6

7 Đi vệ sinh đúng quy định 28 93,4 1 3,3 1 3,3

8 Rửa tay bằng xà phòng 15 50 10 33,3 5 16,7

9 Rửa mặt 20 66,7 2 6,6 8 26,7

10 Học sinh tự lau miệng; súc

miệng 20 66,7 10 33,3 0 0

11 Học sinh tự lấy gối 15 50 3 10 7 40

12 Tự đi ngủ 28 93,3 2 6,7 0 0 13 Học sinh tự cất đồ vào tủ cá nhân 15 50 15 50 0 0 14 Học sinh tự lấy đồ dùng học tập 15 50 15 50 0 0 15 Học sinh tự cất đồ dùng học tập 15 50 15 50 0 0 16 Học sinh tự chải tóc 10 33,3 15 50 5 16,7

17 Học sinh tự lấy đồ ở tủ cá nhân 15 50 15 50 0 0

Qua bảng số liệu 2.7 cho thấy:

Với các nội dung rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho học sinh lớp 1, kỹ năng xúc ăn có 83,3% giáo viên thường xuyên nhắc nhở học sinh thực hiện; và 16,7% giáo viên thỉnh thoảng mới nhắc nhở học sinh thực hiện. Điều đó cho thấy cịn một số giáo viên chưa thực sự quan tâm tới việc rèn luyện kỹ năng xúc ăn cho các em.

Kỹ năng xếp, cất ghế: có 50% giáo viên thường xuyên nhắc nhở học sinh thực hiện, 33,3% giáo viên chỉ thỉnh thoảng mới nhắc nhở học sinh thực

hiện, 16,7% giáo viên hồn tồn khơng hướng dẫn học sinh thực hiện. Khi được hỏi thì một số giáo viên đã nói rằng, cơ lấy và cất ghế sẽ nhanh và gọn gàng hơn so với việc để học sinh; tránh tiếng ồn; tránh đổ vỡ. Qua đó ta thấy rằng còn nhiều giáo viên chưa quan tâm tới việc rèn luyện kỹ năng xếp ghế, cất ghế cho các em. Khi giáo viên còn làm hộ các em sẽ dẫn đến thói quen ỷ lại, trơng chờ, khơng tự giác ở học sinh lớp 1 và thành thói quen xấu cho các em trong suất quá trình bán trú tại nhà trường trong cấp học học tiểu học.

Kỹ năng cầm cốc uống nước có 66,7% giáo viên thường xuyên liên tục thực hiện; 26,7% giáo viên thỉnh thoảng mới thực hiện; 6,6% giáo viên hầu như không bao giờ thực hiện. Giáo viên khơng thực hiện thì cho rằng các em sẽ tự biết cách uống nước; các cô chỉ nhắc nhở khi các em uống nước; chứ không hề giáo dục như thế nào cho hợp lí; lịch sự; tiết kiệm nước khơng được lãng phí nước uống, uống nước thế nào cho an toàn đảm bảo vệ sinh.

Có 66,7% giáo viên thường xuyên thực hiện việc nhắc nhở học sinh có kỹ năng đi giày dép đúng chân; giáo viên thỉnh thoảng thực hiện chiếm 6,6%, giáo viên không bao giờ thực hiện chiếm 26,7%, số liệu cho thấy còn nhiều giáo viên chưa quan tâm đến kỹ năng đi giày dép cho học sinh lớp 1, dù đây là kỹ năng đã được hướng dẫn từ khi các em còn học mẫu giáo. Nhưng do các em khơng chú ý nên chưa có kỹ năng, khi lên tiểu học giáo viên lại cho rằng hầu hết các em đã biết đi giày, dép đúng chân, nên chưa chú ý đến việc rèn luyện, dẫn tới việc nhiều học sinh lên lớp 2 vẫn đeo dép trái.

Kỹ năng cởi giày dép cũng tương tự như kỹ năng đi giày, dép có 50% giáo viên thường xuyên nhắc nhở học sinh thực hiện; 16,7% giáo viên chỉ thỉnh thoảng mới nhắc nhở học sinh thực hiện; 33,3% giáo viên không bao giờ thực hiện; số liệu cho thấy còn nhiều giáo viên chưa quan tâm đến kỹ năng cởi giày dép cho học sinh; nhiều học sinh sau khi cởi giày dép vất lộn xộn trong lớp học dẫn đến mất dép, mất mĩ quan lớp học, trong phịng ngủ bán trú.

Có 66,7% giáo viên thường xuyên thực hiện kỹ năng cất gối; 26,7% giáo viên thỉnh thoảng thực hiện; 6,6% giáo viên không bao giờ thực hiện; số liệu cho thấy còn nhiều giáo viên chưa hề quan tâm đến việc rèn luyện kỹ năng cất gối cho học sinh tiểu học ngay từ lớp 1; sau giờ ngủ trưa các em khơng có kĩ năng cất xếp gối giúp giáo viên mà thường để ngay trên bàn ngủ, thậm chí nhiều em vứt xuống đất gây mất vệ sinh, làm bẩn gối. Khi không được hướng dẫn cất gối ngay từ khi học lớp 1, nhiều em khi lên đến lớp 5 vẫn khơng có kỹ năng này, khơng giúp giáo viên trong quá trình sinh hoạt tại lớp bán trú.

Có 93,4% giáo viên thường xuyên thực hiện kỹ năng đi vệ sinh đúng nơi quy định; có 3,3% giáo viên thỉnh thoảng thực hiện; cũng có 3,3% giáo viên không bao giờ thực hiện; số liệu cho thấy nhiều giáo viên chỉ quan tâm đến rèn luyện các kỹ năng khác mà quên đi rèn luyện các kĩ năng cơ bản cho học sinh, nhiều em chưa có ý thức đi vệ sinh đúng nơi quy định mà đi bên ngoài nhà vệ sinh gây mất vệ sinh môi trường, gây ảnh hưởng xấu tới các bạn học sinh khác.

Có 50% giáo viên thường xuyên hướng dẫn học sinh thực hiện kỹ năng rửa tay bằng xà phịng; có 33,3% giáo viên thỉnh thoảng thực hiện; và có 16,7% giáo viên khơng bao giờ thực hiện, số liệu cho thấy còn một số giáo viên chưa quan tâm đến việc rèn luyện kỹ năng rửa tay bằng xà phòng cho học sinh. Các em thường chỉ rửa tay qua loa bằng nước mà không rửa tay sạch với xà phịng, rất mất vệ sinh.

Có 66,7% giáo viên thường xuyên thực hiện kỹ năng rửa mặt; 6,6% giáo viên thỉnh thoảng mới thực hiện; và 26,7% giáo viên không bao giờ thực hiện, số liệu cho thấy phần lớn giáo viên quan tâm đến kỹ năng rửa mặt cho học sinh, còn một số giáo viên với lý do chủ quan lẫn khách quan mà vẫn chưa chú ý ren luyện kỹ năng này cho học sinh lớp 1 bán trú.

Kỹ năng lau mặt, súc miệng có 66,7% giáo viên thường xuyên nhắc nhở học sinh thực hiện; 33,3% giáo viên thỉnh thoảng mới nhắc nhở học sinh thực hiện; số liệu trên cho thấy còn khá nhiều giáo viên chưa quan tâm đến việc rèn luyện kỹ năng lau mặt; súc miệng cho học sinh lớp 1.

Kỹ năng lấy gối có 50% giáo viên thường xuyên nhắc nhở học sinh thực hiện; có 10% giáo viên thỉnh thoảng nhắc học sinh thực hiện; và những 40% giáo viên không bao giờ nhắc học sinh thực hiện; số liệu trên cho thấy còn nhiều giáo viên chưa quan tâm tới việc rèn luyện kỹ năng lấy gối cho học sinh.

Kỹ năng tự đi ngủ có 93,3% giáo viên thường xuyên nhắc nhở học sinh thực hiện; 6,7% giáo viên chỉ thỉnh thoảng thực hiện; số liệu cho thấy còn nhiều giáo viên chưa quan tâm đến kỹ năng tự đi ngủ cho học sinh. Nhiều em chưa có ý thức ngủ trưa, thường xuyên nói chuyện trong giờ ngủ trưa gây ảnh hưởng tới các bạn xung quanh.

Kỹ năng lấy, cất đồ vào tủ cá nhân có 50% giáo viên thường xuyên nhắc nhở học sinh thực hiện; 50% giáo viên thỉnh thoảng nhắc nhở học sinh thực hiện; qua đó cho thấy cịn nhiều giáo viên chưa quan tâm đến kỹ năng lấy, cất đồ vào tủ cá nhân cho học sinh.

Kỹ năng chải tóc có 33,3% giáo viên thường xuyên nhắc nhở các học sinh thực hiện; 50% giáo viên chỉ thỉnh thoảng thực hiện; 16,7% giáo hầu như không bao giờ thực hiện; số liệu cho thấy còn nhiều giáo viên chưa quan tâm tới việc rèn luyện kỹ năng chải tóc cho học sinh lớp 1.

Nhìn chung giáo viên chỉ dừng lại ở mức quan tâm rèn luyện cho học sinh kỹ năng như xúc ăn; đi vệ sinh đúng nơi quy định; rửa mặt; rửa tay bằng xà phịng; vv…Vì các kỹ năng này đều diễn ra trong quá trình giáo viên cho học sinh tham gia vào các hoạt động cụ thể, chứ khơng có các hoạt động triển khai các nội dung kỹ năng tự phục vụ cho học sinh. Do đó, các nội dung khác như kỹ năng chải tóc, cầm cốc uống nước, lấy gối, đi và cởi giày dép chưa thực sự được quan tâm và rèn luyện nhiều trong trường tiểu học.

2.2.2.2 Thực trạng mức độ thực hiện các cách thức rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho học sinh lớp 1 bán trú

Để tìm hiểu thực trạng về mức độ thực hiện các cách thức rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho học sinh lớp 1 bán trú; chúng tôi sử dụng câu hỏi số 6 phụ lục 1; qua thống kê; kết quả thể hiện ở bảng dưới đây:

Bảng 2.8. Mức độ thực hiện các cách thức rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho học sinh lớp 1 bán trú Stt Cách thức thực hiện Thường Xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ GV % GV % GV % 1

Cho học sinh thực hành với đồ dùng; mẫu;

vật thật 25 83,4 3 10 2 6,6

2

Sử dụng phương pháp trò chơi để giáo dục

kỹ năng tự phục vụ 10 33,3 5 16,7 15 50

3 Giao nhiệm vụ và yêu cầu HS thực hiện 20 66,6 5 16,7 5 16,7

4

Luyện tập cho HS thực hành, lặp đi lặp lại

các thao tác, kỹ năng 25 83,4 5 16,6 0 0

5

Cho HS quan sát trực tiếp các phương tiện,

hành động GV làm mẫu 20 66,6 5 16,7 5 16,7

6

Dùng ngôn ngữ để giáo dục cho HS thế

nào là kỹ năng tự phục vụ 30 100 0 0 0 0

7

Sử dụng hình thức tuyên dương nhắc nhở; góp ý cho HS Nhận xét,thể hiện thái độ đồng ý hoặc

25 83,4 5 16,6 0 0

8

Không đồng ý trước việc làm; hành vi cử

chỉ của HS 30 100 0 0 0 0

9 Các cách thức khác 0 0 0 0 0 0

Qua bảng nhận thức về các mức độ thực hiện các cách thức rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho học sinh lớp 1 ở trên, chúng tôi thấy rằng cách thức

cho học sịnh thực hành với đồ vật, mẫu có 25/30 giáo viên lựa chọn mức độ thường xuyên tương đương với 83,4%. 3/30 giáo viên chọn mức độ thỉnh thoảng chiếm 10%; 2 giáo viên chọn mức độ không bao giờ thực hiện tương đương với 6,6%. Cách sử dụng trò chơi để rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho học sinh có 10/30 giáo viên lựa chọn mức độ thường xuyên chiếm 33,3%; 5 giáo viên chọn mức độ thỉnh thoảng chiếm 16,7%; 15/30 giáo viên được hỏi chọn mức độ không bao giờ thực hiện tương ứng với 50%.

Đối với cách giao nhiệm vụ, yêu cầu học sinh tự thực hiện có 20/30 giáo viên lựa chọn mức độ thường xuyên chiếm 66,6 %; 5/30 giáo viên lựa chọn mức độ thỉnh thoảng chiếm 16,7%; 5 giáo viên chọn mức độ không bao giờ thực hiện chiếm 16,7%.

Cách luyện tập để các em có cơ hội thực hành; lặp đi lặp lại các động tác đã được hướng dẫn; lời nói; cử chỉ; điệu bộ nhằm củng cố kiến thức và các kỹ năng đã học tập được đây chính là cách thức cần sử dụng thường xuyên và diễn ra hàng ngày, để hình thành kỹ năng cho trẻ, chúng tơi tổng hợp được kết quả là có 25 /30giáo viên được hỏi lựa chọn mức độ thường xuyên chiếm 83,4%; có 5/30 giáo viên được hỏi lựa chọn mức độ thỉnh thoảng tương qnga 16,7%.

Giáo viên cho học sinh được quan sát trực tiếp; tiếp xúc với các phương tiện: như vật thật; mẫu; tranh ảnh; các hành động mẫu; các phương tiện nghe nhìn: như máy tính; máy chiếu; có 20/30 giáo viên được hỏi lựa chọn mức độ thường xuyên ứng với 66,6%; 5 giáo viên lựa chọn mức độ thỉnh thoảng ứng với 16,7%; có 5 giáo viên lựa chọn mức không bao giờ thực hiện ứng với 16,7%. Sử dụng ngôn ngữ để rèn luyện kỹ năng tự phục vụ có 30 giáo viên lựa chọn mức độ thường xuyên ứng với 100%; các phương thức khác khi được kết hợp với hình thức sử dụng ngơn ngữ để giáo dục thì đạt được hiệu quả giáo dục cao. Sử dụng cách thức tuyên dương, nhắc nhở, góp ý cho học sinh; nhận xét có 83,4% giáo viên lựa chọn mức độ sử dụng thường xuyên

liên tục; có 16,6% giáo viên lựa chọn mức độ thỉnh thoảng được sử dụng. Thể hiện thái độ đồng tình hay khơng đồng tình trước những việc làm; hành vi; cử chỉ của học sinh có 100% giáo viên lựa chọn mức độ sử dụng thường xun. Các Cách thức khác thì khơng có giáo viên nào lựa chọn.

Qua phân tích số liệu cho chúng ta thấy phần lớn giáo viên tiểu học lựa chọn cách thức thường xuyên sử dụng; các hình thức khác nhau; để giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh lớp 1. Bên cạnh đó vẫn cịn một số giáo viên lựa chọn mức độ thỉnh thoảng; hoặc không bao giờ sử dụng các cách thức trên để rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho học sinh.

Khi kết hợp tất cả các cách thức trên, nếu được kết hợp với nhau một cách hợp lí; thì sẽ mang lại hiệu quả cao trong việc rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho học sinh lớp 1 bán trú.

2.2.2.3. Thực trạng quan điểm, thái độ về rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho học sinh lớp 1 bán trú

Để tìm hiểu về thực trạng hình thức tổ chức để rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho học sinh lớp 1 bán trú; chúng tôi đã sử dụng câu hỏi số 7 phụ lục 1; qua thống kê; kết quả thể hiện ở bảng dưới đây:

Bảng 2.9. Mức độ sử dụng hình thức tổ chức rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho học sinh lớp 1 bán trú

Thường Thỉnh Khơng

TT Hình thức tổ chức xun thoảng bao giờ

GV % GV % GV %

* Theo mục đích và nội dung rèn luyện

1

Tổ chức các hoạt động trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày

22 73,3 5 16,7 3 10

Tổ chức các hoạt động có chủ định do giáo viên và theo ý thích của học sinh.

2 25 83,3 3 10 2 6,7

3 Tổ chức theo chủ đề ngày lễ; hội 26 86,6 2 6,7 2 6,7

* Theo vị trí khơng gian

4

Tổ chức hoạt động trong phòng, lớp

học 16 53,3 10 33,3 4 13,4

5 Tổ chức các hoạt động ngoài trời 10 33,3 15 50 5 16,7

* Theo số lượng học sinh

6 Tổ chức các hoạt động cá nhân 22 73,3 5 16,7 3 10 7 Tổ chức các hoạt động theo nhóm 25 83,3 4 13,4 1 3,3 8 Tổ chức các hoạt động cả lớp 24 80 4 13,4 2 6,7

Căn cứ vào bảng số liệu bảng trên, ta thấy mức độ sử dụng hình thức rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho học sinh lớp 1 bán trú như sau:

Phân theo mục đích nội dung rèn luyện; tổ chức các hoạt động rèn luyện trong sinh hoạt hàng ngày với mức độ thường xuyên chiếm 73,3% giáo viên thực hiện; 16,7% giáo viên thỉnh thoảng thực hiện; chỉ có 10% giáo viên

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho học sinh lớp 1 bán trú trong các trường Tiểu học huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ (Trang 58 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)