Thực trạng nhận thức về giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh lớp

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho học sinh lớp 1 bán trú trong các trường Tiểu học huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ (Trang 52 - 58)

9. Cấu trúc luận văn

2.2. Thực trạng giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh lớp 1 bán trú ở các

2.2.1. Thực trạng nhận thức về giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh lớp

150 em.

Trường tiểu học Cao Xá có chất lượng giáo dục cao, là một trong những trường có bề dày truyền thống của địa phương; đạt rất nhiều thành tích cao từ nhiều năm nay. Đội ngũ giáo viên đều đạt chuẩn; nhiều người có năng lực chun mơn vững vàng; có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy và giáo dục.

Bảng 2.1. Số lượng giáo viên, học sinh các trường tiểu học được khảo sát Stt Trường Giáo viên Học sinh

1 Cao Mại 45 980

2 Supe 42 950

3 Cao Xá 38 750

Bảng 2.2. Số lượng khách thể khảo sát khối lớp 1 bán trú

Stt Trường Giáo viên Học sinh

1 Cao Mại 15 200

2 Supe 12 150

3 Cao Xá 13 150

2.2. Thực trạng giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh lớp 1 bán trú ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện Lâm Thao các trường tiểu học trên địa bàn huyện Lâm Thao

2.2.1. Thực trạng nhận thức về giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh lớp 1 bán trú học sinh lớp 1 bán trú

Để khảo sát thực trạng giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh lớp 1 bán trú thì phải nắm được nhận thức của giáo viên về giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh lớp 1 bán trú. Chúng tôi đã phát phiếu trưng cầu ý kiến cho 30 giáo viên phụ trách học sinh lớp 1 ở 3 trường tiểu học và đã thu được kết quả dưới đây:

2.2.1.1. Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho học sinh lớp 1 bán trú

Để tìm hiểu nhận thức của giáo viên tiểu học về tầm quan trọng của việc rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho học sinh lớp 1 bán trú; chúng tôi đã tiến hành khảo sát và sử dụng câu hỏi số 1 phụ lục 1; qua thống kê; kết quả thể hiện ở bảng dưới đây:

Bảng 2.3. Nhận thức về tầm quan trọng của việc rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho học sinh lớp 1 bán trú

Stt

Nhận thức về tầm quan trọng của việc rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho học sinh lớp 1

bán trú GV Tỷ lệ (%) 1 Rất cần thiết 25 83,3 2 Cần thiết 5 16,7 3 Không cần thiết 0 0

Khi được hỏi ý kiến về sự cần thiết của việc rèn luyện kỹ năng tự phục vụ, có giáo viên nhận thức đúng về mức độ cần thiết của việc rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho học sinh lớp 1 nên cho rằng đó là việc rất cần thiết; và cần thiết. Qua bảng số liệu trên; thấy có 25 giáo viên chiếm 83,3% thì cho rằng rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho học sinh lớp 1 bán trú là rất cần thiết; tuy nhiên, cũng có 5 giáo viên - chiếm 16,7% cho rằng rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho học sinh lớp 1 bán trú là cần thiết và không giáo viên nào cho rằng việc rèn luyện này là khơng cần thiết. Bởi vì, hiện nay tình trạng học sinh lớp 1 thiếu kỹ năng tự phục vụ ngày càng phổ biến. Nguyên nhân xuất phát từ các yếu tố do học sinh được gia đình nng chiều; có người nhà phục vụ tất cả nên các em rất ỷ lại; khơng được tự mình thực hiện các hoạt động cơ bản phục vụ chính bản thân. Chính vì vậy, việc rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho học sinh lớp 1 rất cần thiết và thực sự quan trọng đối với sự phát triển của các em.

2.2.1.2. Thực trạng nhận thức về ý nghĩa rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho học sinh lớp 1 bán trú

Để tìm hiểu nhận thức của giáo viên về ý nghĩa của việc rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho học sinh lớp 1 bán trú, chúng tôi đã sử dụng câu hỏi số 2 phụ lục 1 để điều tra; qua thống kê kết quả; kết quả thể hiện ở bảng dưới đây:

Bảng 2.4. Nhận thức về ý nghĩa rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho học sinh lớp 1 bán trú

TT

Nhận thức về ý nghĩa rèn luyện kỹ năng tự phục vụ

cho học sinh lớp 1 bán trú GV Tỷ lệ

1 Giúp các em có cơ thể sống khỏe mạnh; sống an toàn 0 0

2

Giúp các em thích nghi với những thay đổi hàng ngày

trong cuộc sống 0 0

3

Giúp các em làm chủ cuộc sống; tự chủ; tự tin trong cuộc

sống; là nền tảng của sự phát triển trong tương lai 0 0

4 Tất cả các nội dung đã nêu trên 30 100

Dựa vào kết quả của bảng số liệu trên đây, chúng tôi nhận thấy rằng tất cả các giáo viên khi được hỏi ý kiến; đều nhận thức đúng đắn về ý nghĩa của việc rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho học sinh lớp 1 bán trú. Qua bảng số liệu trên, có 30 giáo viên; chiếm 100% hiểu rằng ý nghĩa của việc rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho học sinh lớp 1 bán trú có mục đích là giúp các em sống khỏe mạnh; sống an tồn; có thể thích nghi với những thay đổi hàng ngày của cuộc sống; giúp các em chủ động, tự chủ, tự tin trong cuộc sống, là nền tảng vững chắc cho sự phát triển trong tương lai.

Khi trò chuyện với các giáo viên, một số người cho rằng; việc tổ chức rèn luyện kỹ năng tự phục vụ thường xuyên cho học sinh tiểu học sẽ giúp các em nhanh chóng hình thành nên các kỹ năng tự phục vụ cần thiết. Khi các em

biết tự phục vụ; sẽ trở nên tự giác hoàn thành tốt hơn cơng việc của mình; giúp các em tự tin; mạnh dạn hơn trong cuộc sống.

2.2.1.3. Thực trạng nhận thức về mức độ cần thiết thực hiện của việc rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho học sinh lớp 1 bán trú

Để tìm hiểu nhận thức của giáo viên về các mức độ cần thiết của việc thực hiện rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho học sinh lớp 1 bán trú; chúng tôi đã sử dụng câu hỏi số 3 phụ lục 1; qua thống kê; kết quả đã được thể hiện ở bảng dưới đây:

Bảng 2.5. Nhận thức về mức độ cần thực hiện của việc rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho học sinh lớp 1 bán trú

Stt

Nhận thức về mức độ cần thực hiện của việc rèn

luyện kỹ năng tự phục vụ cho học sinh lớp 1 bán trú GV Tỷ lệ

1 Thường xuyên 25 83,3

2 Thỉnh thoảng 5 16,7

3 Không bao giờ 0 0

Phần lớn khi được điều tra, các giáo viên chọn đều thường xuyên chú ý tới rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho học sinh lớp 1 bán trú. Nhưng khi được hỏi: “Theo cô việc rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho học sinh lớp 1 bán

trú cần thực hiện thế nào?” thì kết quả thu được có 25 giáo viên; chiếm 83,3% cho rằng thường xuyên thực hiện, chỉ có 5 giáo viên chiếm 16,7% cho rằng thỉnh thoảng nên thực hiện rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho học sinh tiểu học; đặc biệt khơng có giáo viên nào cho rằng không bao giờ thực hiện. Bên cạnh phần lớn các giáo viên chọn nên thường xuyên chú ý thực hiện rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho học sinh; thì vẫn cịn một số giáo viên chọn thỉnh thoảng thực hiện, điều đó chứng tỏ vấn đề cần thiết hay không cần thiết việc rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh lớp 1 vẫn đang được các giáo viên phân vân giũa việc học kiến thức và kỹ năng sống. Khi chúng tôi hỏi về vấn

hoạt động nên giáo dục kỹ năng tự phục vụ chỉ thỉnh thoảng thực hiện vì thời gian các cơ cịn tổ chức nhiều hoạt động khác cho học sinh, một ngày các em ở trường các cơ giáo vơ cùng bận rộn và vất vả vì vậy chỉ tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ như rửa mặt, rửa tay, đi vệ sinh cịn các kỹ năng khác hầu như khơng thực hiện”.

Bên cạnh đa số các giáo viên nhận thức đúng về mức độ cần thường xuyên khi thực hiện rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho các em; thì vẫn cịn số ít giáo viên nhận thức chưa được đầy đủ và thật sự hiểu về giá trị của kỹ năng sống. Việc rèn luyện kỹ năng tự phục vụ không phải trong thời gian ngắn một sớm một chiều mà hình thành được kỹ năng mà cần được thực hiện thường xuyên. Ở lứa tuổi tiểu học, đặc điểm tâm sinh lý của các em nhanh nhớ nhanh quên; vì vậy muốn giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho các em thì cần thường xuyên cho các em luyện tập, thực hành để các em tái hiện lại, ghi nhớ chính xác.

2.2.1.4. Thực trạng nhận thức về nội dung rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho học sinh tiểu học

Để tìm hiểu nhận thức của giáo viên về nội dung rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho học sinh tiểu học; chúng tôi đã sử dụng câu hỏi số 4 phụ lục 1; qua thống kê; kết quả được trình bày ở bảng 2.6:

Bảng 2.6. Nhận thức về nội dung rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho học sinh lớp 1 bán trú

Stt

Nhận thức về nội dung rèn luyện kỹ năng

tự phục vụ cho học sinh lớp 1 bán trú GV Tỷ lệ %

1 Học sinh tự xúc ăn 30 100

2 Học sinh tự xếp; cất ghế 27 90

3 Học sinh tự cầm cốc uống nước 30 100

5 Cởi giày, dép 29 96,7

6 Học sinh tự lấy gối 20 66,7

7 Đi vệ sinh đúng quy định 30 100

8 Rửa tay bằng xà phòng 20 66,7

9 Rửa mặt 20 66,7

10 Lau miệng, súc miệng 25 83,3

11 Học sinh tự cất gối 15 50

12 Tự ngủ 25 83,3

13 Lấy đồ dùng học tập 20 66,7

14 Cất đồ dùng học tập 20 66,7

15 Lấy đồ dùng trong tủ cá nhân 25 83,3

16 Cất đồ dùng vào tủ cá nhân 25 83,3

17 Học sinh tự chải tóc 15 50

Qua bảng 2.6 cho thấy:

Có 30/30 giáo viên đã chọn kỹ năng xúc ăn; cầm cốc uống nước; đi vệ sinh đúng nơi quy định tương đương với 100%. Lấy, cất đồ dùng vào trong tủ cá nhân; tự ngủ; lau miệng, súc miệng được 25 giáo viên chọn tương đương với 83,3%. Có15/30 giáo viên chọn kỹ năng chải tóc; cất gối tương đương với 50%; 20 giáo viên chọn kỹ năng cất gối chiếm 71,4%; có 20 giáo viên chọn kỹ năng lấy, cất đồ dùng học tập; rửa tay bằng xà phòng; rửa mặt tương đương với 66,7%. Điều này cho thấy rằng nhận thức của giáo viên về các nội dung các kỹ năng cần rèn luyện cho các em chưa đầy đủ. Còn nhiều giáo viên chưa xác định được nội dung rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho học sinh lớp 1 bán trú là như thế nào. Ở trường tiểu học, hầu hết giáo viên chỉ giáo dục cho các em những kỹ năng như xúc ăn; đi vệ sinh; rửa tay vì khi các em có những kỹ năng này thì sẽ giảm đi vất vả cho giáo viên. Còn những kỹ năng tự phục vụ khác giáo viên tự làm cho các em. Một số giáo viên cịn cho rằng một lần

cơ lấy đồ dùng cho các em sẽ được nhiều mà không bị rơi đồ, hỏng đồ, bị nhầm lẫn vì thế mà rất nhiều giáo viên cịn thường xun làm hộ học sinh.

Nhìn chung các giáo viên, đã có nhận thức nhất định về việc rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho học sinh lớp 1 bán trú. Tuy nhiên, cũng còn nhiều giáo viên chưa nhận thức đầy đủ và sâu sắc ý nghĩa của việc rèn luyện kỹ năng sống. Vì vậy cần có các biện pháp nhằm nâng cao nhận thức của người giáo viên tiểu học về việc rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho học sinh lớp 1 bán trú.

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho học sinh lớp 1 bán trú trong các trường Tiểu học huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ (Trang 52 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)