9. Cấu trúc luận văn
3.2. Biện pháp rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho học sinh lớp 1 bán trú
3.2.1. Tổ chức tập huấn cho giáo viên vào đầu mỗi học kỳ
* Mục tiêu của biện pháp
Căn cứ kết quả nghiên cứu thực trạng, chúng tơi nhận thấy trình độ nhận thức về kỹ năng tự phục vụ của giáo viên còn chưa cao, việc rèn luyện kỹ năng tự phục vụ chưa được thiết kế với kế hoạch có nội dung chu đáo, công tác triển khai các hoạt động ở các trường tiểu học với việc rèn luyện kỹ năng sống còn sơ sài, thiếu sự đầu tư. Nên việc thực hiện rèn luyện kỹ năng cho học sinh bán trú lớp 1 chưa đạt hiệu quả cao, chất lượng giáo dục chưa được cải thiện. Trước tình hình trên, biện pháp đầu tiên mà chúng tôi đề cập là phải tổ chức các buổi tập huấn kỹ năng cho giáo viên ở đầu mỗi kỳ học.
Để chất lượng giáo dục đạt hiệu quả, các nhà trường cần chú trọng tới chất lượng đội ngũ giáo viên, nâng cao năng lực, trình độ chun mơn của tất cả các giáo viên tham gia giảng dạy rèn luyện kỹ năng sống nói chung và kỹ năng tự phục vụ nói riêng cho đối tượng học sinh tiểu học, đặc biệt là học sinh bán trú lớp 1.
Yêu cầu cần đạt đối với giáo viên là nắm vững mục tiêu, nội dung và quy trình của việc rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho học sinh lớp 1 bán trú. Xác định đúng, đủ kiến thức, kỹ năng, thái độ thông qua các hoạt động giúp các em trải nghiệm, hình thành biểu tượng lao động.
* Cách tiến hành
Bước 1: Lập kế hoạch tổ chức tập huấn
1. Thời gian: Dự kiến thời gian Tập huấn sẽ kéo dài khoảng 7 ngày bắt đầu
vào tháng 8, thời điểm trước khi bước vào năm học mới.
2. Địa điểm: Tại trường tiểu học
3. Đối tượng: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường, bao gồm cả
nhân viên tham gia công tác bán trú.
4. Nội dung: Tập huấn tập trung cung cấp một số nội dung chủ yếu như sau:
- Khái niệm kỹ năng sống, các kỹ năng cơ bản liên quan. Ví dụ: Kỹ năng tự phục vụ cho học sinh bán trú lớp 1, Kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề đối với học sinh lớp 2 ,…;
- Tìm hiểu quy trình, nguyên tắc hình thành, nội dung giáo dục đối với mỗi nội dung giáo dục, phù hợp với từng kỹ năng riêng biệt;
- Phổ biến, hướng dẫn thực hiện các phương pháp, cách thức rèn luyện kỹ năng cho học sinh;
- Giới thiệu khái quát về phương hướng, nhiệm vụ cần thực hiện đối với từng loại kỹ năng;
- Công tác chuẩn bị của giáo viên trong việc rèn luyện các kỹ năng;
- Trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm với các giáo viên cốt cán về việc giáo dục các kỹ năng cho từng đối tượng học sinh;
Bước 2: Tổng kết, rút kinh nghiệm về giáo dục và thực trạng kỹ năng tự phục vụ của học sinh lớp 1.
Việc nhìn nhận lại chất lượng giáo dục và đào tạo trong học kì trước đó là bước quan trọng và cần thiết đối với các cơ sở giáo dục, đặc biệt là đối với việc giáo dục phẩm chất cho học sinh thông qua kỹ năng sống. Chất lượng phẩm chất đạo đức học sinh chính là tấm gương phản chiếu rõ nhất những gì các cơ sở giáo dục đã làm được trong một thời gian nhất định. Dựa trên kết quả, cán bộ quản lí cũng như người giáo viên có thể nhận xét, đánh giá, đưa ra tiêu chí phấn đấu, đổi mới phương pháp trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong học kỳ mới. Những phương pháp nào cần đổi mới, những phương pháp nào đạt hiệu quả cao, điều gì cần phát huy, mặt nào cịn hạn chế, để giáo viên và nhà quản lí có định hướng cho việc giáo dục các kỹ năng trong học kỳ tiếp theo.
Bước 3: Mời chuyên gia tập huấn cho giáo viên trong ít nhất 1 tuần (chi tiết nội dung tập huấn)
Xây dựng kế hoạch mời chuyên gia tập huấn phù hợp với điều kiện từng địa phương. Các chuyên gia hướng dẫn cũng có thể là chính các giáo viên cốt cán với kinh nghiệm giáo dục kỹ năng sống lâu năm.
Bước 4. Tổ chức cho giáo viên đi trải nghiệm thực tế tại các mơ hình giáo dục KNS tiên tiến, điển hình trong địa bàn huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.
Việc tổ chức cho giáo viên tham gia trải nghiệm thực tế tại các mơ hình giáo dục kỹ năng sống tiên tiến cũng phải căn cứ trên điều kiện của từng trường, từng địa phương. Các buổi trải nghiệm thực tế, cũng có thể là các buổi sinh hoạt chuyên mơn cụm, sinh hoạt chun mơn liên trường do phịng Giáo dục và đào tạo tổ chức với mục đích nhằm trao đổi, chia sẻ các kinh nghiệm trong việc rèn luyện kỹ năng tự phục vụ.
Bước 5: Tổng kết, đánh giá kết quả khóa tập huấn
Sau thời gian tập huấn tương đối dài, các cấp quản lý, nhà quản lý cần
có văn bản cụ thể trong việc chỉ đạo cũng như trong việc triển khai; thực hiện chương trình rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho học sinh tiểu học nói chung; học sinh lớp 1 bán trú nói riêng. Xun suốt q trình giáo dục học sinh, quá trình rèn luyện kỹ năng tự phục vụ phải được trình bày cụ thể, rõ ràng trong các kế hoạch dài hạn; ngắn hạn. Kế hoạch rèn luyện kỹ năng tự phục vụ phải cụ thể; rõ ràng; chi tiết.
* Điều kiện thực hiện
Bản thân người giáo viên tiểu học cần có nhận thức đúng đắn; sâu sắc về ý nghĩa; tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng sống nói chung và kỹ năng tự phục vụ cho học sinh bán trú lớp 1 nói riêng bằng phương pháp tự nghiên cứu; tự bồi dưỡng qua đó giáo viên có các phương pháp; hình thức tổ chức phù hợp; để nâng cao hiệu quả giáo dục và rèn luyện kỹ năng cho các em.
Ngồi ra các đơn vị có thể thường xuyên tổ chức các hội thi cho giáo viên; viết các sáng kiến kinh nghiệm để giáo viên tìm hiểu; tự học tập; trang bị những tài liệu kiến thức cho mình về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Khuyến khích các cấp quản lí, động viên cả về vật chất lẫn tinh thần cho những giáo viên có nhận thức; có sáng kiến kinh nghiệm; kết quả cao trong giáo dục kỹ năng sống cho trẻ nói chung, rèn luyện kỹ năng tự phục vụ nói riêng.
Thường xuyên, tổ chức cho giáo viên đi trải nghiệm thực tế tại các mô hình giáo dục KNS tiên tiến, điển hình; bồi dưỡng chun mơn; nghiệp vụ; đến tham quan các trường có uy tín, để học hỏi kinh nghiệm giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh tiểu học đặc biệt là học sinh lớp 1.
3.2.2. Xây dựng quy trình rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho học sinh bán trú lớp 1
* Mục tiêu của biện pháp
Xây dựng được quy trình để tổ chức thực hiện rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho học sinh bán trú lớp 1.
* Nội dung
Quy trình rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho học sinh lớp 1 bán trú theo các bước sau:
Bước 1: Sử dụng các biểu tượng của kỹ năng tự phục vụ tác động đến nhận thức của học sinh.
Bước 2: Học sinh bước đầu làm quen với các biểu tượng mới, và có hứng thú tham gia hoạt động.
Bước 3: Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh hình thành được hành vi thực hiện các kỹ năng.
Bước 4: Học sinh nắm được quy trình thực hiện, chủ động thực hiện trong các tình huống hàng ngày.
* Cách tiến hành
Giai đoạn 1: Sự tác động của biểu tượng kỹ năng tự phục vụ đến trẻ
Ở bước này giáo viên cho học sinh quan sát các hoạt động tự phục vụ thông qua các phương tiện, mẫu, hình ảnh trực quan.
Giai đoạn 2: Các em có thể nhận biết được biểu tượng mới từ đó có nhu cầu tự thực hiện kỹ năng tự phục vụ
Giáo viên trò chuyện với các em về kỹ năng; mà mỗi em đã quan sát được; dùng câu hỏi để hỏi các em về các thao tác mà các em đã quan sát
được, hỏi các em các bước thực hiện các thao tác đó. Phụ thuộc vào từng kỹ năng cần giáo dục mà giáo viên sẽ quyết định hình thành cho các em những biểu tượng cơ bản tương ứng. Từ đó, hình thành ở các em nhu cầu tự thực hiện được các kỹ năng (mong muốn bắt chước).