Quy trình rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho học sinh lớp 1 bán trú

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho học sinh lớp 1 bán trú trong các trường Tiểu học huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ (Trang 45)

9. Cấu trúc luận văn

1.9. Quy trình rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho học sinh lớp 1 bán trú

Các nhà nghiên cứu có quan điểm về quy trình rèn luyện kỹ năng tự phục vụ như sau:

Khi rèn luyện kỹ năng cho học sinh cần phân chia quá trình hình thành kỹ năng gồm ba bước cơ bản như sau:

Bước 1: Nhận thức đầy đủ về mục đích, cách thức, điều kiện hành động.

Bước 2: Quan sát mẫu và làm thử theo mẫu.

Bước 3: Luyện tập để tiến hành, hành động theo đúng yêu cầu, điều kiện thực hiện nhằm đạt được mục đích đề ra.

Theo chúng tơi thì cả ba bước trên đều quan trọng và phù hợp với hình thức rèn luyện kỹ năng cho học sinh; để hình thành một kỹ năng thì khơng thể bỏ qua bất cứ một bước nào. Việc nhận thức đầy đủ về mục đích, các u vầu, hình thức tổ chức; hoạt động giúp người học có được định hướng rõ ràng về hành động của mình, từ đó lập kế hoạch và tìm các điều kiện, biện pháp để đạt mục đích. Ở bước làm mẫu, học sinh buộc phải thực hiện các thao tác theo mẫu; cũng vừa phải đối chiếu và điều chỉnh hành động, để đảm bảo kiến thức, tri thức khoa học. Học sinh cần phải luyện tập thực hành thường xuyên trong các tình huống hác nhau, để nó trở thành kỹ năng giúp học sinh có thể thực hành thuần thục.

Trên thế giới có nghiên cứu chỉ ra rằng các bước phát triển kỹ năng thành 5 giai đoạn như sau:

Giai đoạn 1: Khi con người ý thức được mục đích của hoạt động; tìm kiếm các phương thức để thực hiện hoạt động dựa trên vốn hiểu biết và kinh nghiệm sống hàng ngày.

Giai đoạn 2: Chúng ta đã biết cách làm nhưng hiểu biết chưa đầy đủ hoàn tồn. Con người có hiểu biết về cách thức thực hiện hoạt động, biết sử dụng các kinh nghiệm đã có, nhưng chưa phải là hoạt động chính xác dành cho hoạt động này.

Giai đoạn 3: Chúng ta có những kỹ năng chung; nhưng cịn mang tính đơn lẻ, sơ sài. Các kỹ năng này cần thiết để bổ sung cho các dạng hoạt động khác nhau.

Giai đoạn 4: Giai đoạn này chúng ta có kỹ năng phát triển cao, con người biết sử dụng một cách chính xác, khoa học và có hiệu quả.

Giai đoạn 5: Khi học tập được các kỹ năng khác nhau, chúng ta có thể vận dụng linh hoạt các kỹ năng, sử dụng có hiệu quả các kỹ năng đó một cách điêu luyện và thành thạo.

Có tác giả lại cho rằng, hoạt động rèn luyện kỹ năng được hình thành theo 4 giai đoạn như sau:

Bước đầu là giai đoạn nhận thức; giai đoạn làm thử; giai đoạn kỹ năng bắt đầu hình thành; giai đoạn kỹ năng bắt đầu hoàn thiện.

Các quan điểm chung của các nhà tâm lý học hoạt động đều giống nhau ở nội dung các giai đoạn hình thành kỹ năng là:

Giai đoạn 1: Nhận thức mục đích của hành động và kế hoạch hành động

Giai đoạn 2: Làm thử Giai đoạn 3: Luyện tập

Có nhiều quan điểm về quy trình hình thành kỹ năng. Về cơ bản các quan điểm này không khác nhau về nội dung, mà khác nhau ở mức độ xuất phát để hình thành nên các giai đoạn.

Đối với học sinh lớp 1, các kỹ năng tự phục vụ được hình thành tốt nhất thơng qua các hoạt động tích cực hàng ngày của các em; các em thường tự học các kỹ năng thông qua việc bắt chước, làm theo; qua luyện tập thực hành hàng ngày, lâu dần trở thành kỹ năng, kỹ xảo của chính mình. Để rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho học sinh một cách hiệu quả, người giáo viên có thể sử dụng các biện pháp khác nhau như: làm mẫu, trải nghiệm, thực hành, giảng giải; trò chơi, trò chuyện, đàm thoại, vv…

Để hình thành bất kì một kỹ năng nào cũng cần tuân theo một quy trình nhất định mang tính khoa học và hệ thống. Hình thành kỹ năng tự phục vụ cho học sinh tiểu học cũng vậy, quá trình hình thành cũng khơng thể nằm ngồi q trình chung của phương pháp và cách thức giáo dục.

Dựa trên tiếp cận các giai đoạn của quá trình hình thành kỹ năng của các nhà nghiên cứu, có các nghiên cứu chung của các nhà tâm lý học hoạt động; xây dựng trên cơ sở tiếp cận nghiên cứu các đặc điểm của học sinh tiểu học để có thể xác định được các quy trình hình thành kỹ năng tự phục vụ của học sinh tiểu học theo các giai đoạn như sau:

Giai đoạn 1: Sự tác động của các biểu tượng kỹ năng tự phục vụ đến học sinh. Ở độ tuổi này, tâm lý các em thường mang tính tị mị, muốn khám phá thế giới xung quanh. Khi có cơ hội, các em sẽ không ngần ngại để khám phá mơi trường xung quanh mình. Những việc làm của người lớn sẽ tác động đến các em. Khi nhìn thấy mọi người xung quanh thực hiện các hoạt động vệ sinh cá nhân; đánh răng, rửa tay khi bẩn, rửa mặt, ăn uống , vv… Các em sẽ tò mò và muốn biết mọi người đang làm gì. Do đó, tất cả các hoạt động xung quanh chúng ta đều có ý nghĩa tác động đến nhận thức của chính các em, đó chính là những biểu tượng cụ thể của kỹ năng tự phục vụ.

Giai đoạn 2: Các em nhận biết được những biểu tượng cơ bản trong quá trình quan sát và có nhu cầu thực hiện những biểu tượng mà các em tri giác được của kỹ năng tự phục vụ.Học sinh sẽ tiếp nhận dầ dần các biểu tượng đó, kết hợp với sự hướng dẫn của giáo viên như thế nào là vệ sinh cá nhân, như thế nào là tự xúc ăn,vv… Các em sẽ có nhu cầu nhận biết các biểu tượng, nảy sinh mong muốn, khám phá và thực hiện các thao tác theo mẫu mà các em nhìn thấy trước đó, tức là đã nảy sinh nhu cầu thực hiện kỹ năng tự phục vụ hay đơn giản đó là tính bắt chước của học sinh lớp 1.

quan sát được trước đó; dù đúng hay chưa đúng thì các em sẽ tái hiện lại những gì các em đã thấy theo mẫu, đó là sự bắt chước.

Giai đoạn 4: Các em tự giác thực hiện khi gặp các hoạt động đó trong các tình huống cụ thể. Khi gặp những tình huống tương tự các em sẽ tự tin thực hiện các hành vi mà các em đã được rèn luyện một cách chính xác nhất (thấy tay bẩn các em sẽ đi rửa tay).

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Sau khi tìm hiểu về cơ sở lí luận và thực tiễn của vấn đề, những nghiên cứu liên quan đến đề tài “Rèn luyện kĩ năng tự phục vụ cho học sinh lớp 1 bán

trú ở các trường tiểu học huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ”, chúng tôi đưa ra

một số kết luận dưới đây:

1: Rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho học sinh bán trú lớp 1 là điều cần thiết. Thông qua hoạt động rèn luyện kỹ năng tự phục vụ giúp học sinh hình thành kỹ năng sống quan trọng, phục vụ cho chính nhu cầu bản thân người học.

2: Mức độ rèn luyện kỹ năng tự phục vụ là hoàn toàn phù hợp với đặc điểm thể chất, tâm sinh lí của học sinh lớp 1. Việc rèn luyện kỹ năng tự phục vụ nhằm hình thành nhân cách đạo đức phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học. Đảm bảo về mục tiêu giáo dục phát triển phẩm chất và năng lực người học.

Do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan khác nhau, nên việc rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho học sinh lớp 1 còn chưa đạt hiểu quả cao. Muốn nâng cao chất lượng giáo dục, cần tìm hiểu chính xác và đầy đủ các điều kiện thực tế, phương pháp, kế hoạch rèn luyện…Từ đó xây dựng các biện pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng năng lực, phẩm chất người học.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TỰ PHỤC VỤ CHO HỌC SINH LỚP 1 BÁN TRÚ Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC

HUYỆN LÂM THAO, TỈNH PHÚ THỌ 2.1. Khái quát về khách thể khảo sát

Việc nghiên cứu đề tài được tiến hành khảo sát trên ba trường tiểu học trên địa bàn huyện Lâm Thao: Trường tiểu học Cao Mại, trường tiểu học Supe, trường tiểu học Cao Xá.

Trường tiểu học Cao Mại nằm trên địa bàn thị trấn Lâm Thao, huyện Lâm Thao.

Hiện nay, trường có 45 cán bộ giáo viên chia thành 5 tổ công tác, đội ngũ cán bộ giáo viên của trường đang được trẻ hóa, người có thâm niên công tác lâu nhất là 37 năm, ít nhất là 1 năm. Đội ngũ cán bộ giáo viên trong trường không ngừng nâng cao, bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Trường có 100% giáo viên có trình độ cao đẳng, đại học.

Năm học 2019 -2020 trường có tổng số 980 học sinh, với có 290 học sinh lớp 1, 250 học sinh bán trú, 90% trẻ có hộ khẩu tại thị trấn Lâm Thao, 10% trẻ em có hộ khẩu ở các xã lân cận.

Trường tiểu học Supe là một trường tiểu học có chất lượng giáo dục cao trên địa bàn huyện, với bề dày truyền thống, trường đã đạt nhiều thành tích cao trong dạy học từ rất nhiều năm nay; học sinh được đánh giá có kĩ năng sống tốt. Năm học 2019 -2020 tổng số học sinh của trường hiện có 950 học sinh, gồm 27 lớp, học sinh lớp 1 có 260 em, số học sinh lớp 1 bán trú có 200 em.

Trường tiểu học Cao Xá, có 38 cán bộ giáo viên - công nhân viên, 100% giáo viên đạt trình độ chuẩn, trong đó trình độ đại học - cao đẳng có 24 giáo viên chiếm tỷ lệ 80% hiện đang có 07 cán bộ giáo viên đang theo học đại học.

Năm học 2019 -2020 tổng số học sinh của trường hiện có 750 học sinh, chia thành 25 lớp, học sinh lớp 1 có 230 em, học sinh lớp 1 bán trú có 150 em.

Trường tiểu học Cao Xá có chất lượng giáo dục cao, là một trong những trường có bề dày truyền thống của địa phương; đạt rất nhiều thành tích cao từ nhiều năm nay. Đội ngũ giáo viên đều đạt chuẩn; nhiều người có năng lực chun mơn vững vàng; có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy và giáo dục.

Bảng 2.1. Số lượng giáo viên, học sinh các trường tiểu học được khảo sát Stt Trường Giáo viên Học sinh

1 Cao Mại 45 980

2 Supe 42 950

3 Cao Xá 38 750

Bảng 2.2. Số lượng khách thể khảo sát khối lớp 1 bán trú

Stt Trường Giáo viên Học sinh

1 Cao Mại 15 200

2 Supe 12 150

3 Cao Xá 13 150

2.2. Thực trạng giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh lớp 1 bán trú ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện Lâm Thao các trường tiểu học trên địa bàn huyện Lâm Thao

2.2.1. Thực trạng nhận thức về giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh lớp 1 bán trú học sinh lớp 1 bán trú

Để khảo sát thực trạng giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh lớp 1 bán trú thì phải nắm được nhận thức của giáo viên về giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh lớp 1 bán trú. Chúng tôi đã phát phiếu trưng cầu ý kiến cho 30 giáo viên phụ trách học sinh lớp 1 ở 3 trường tiểu học và đã thu được kết quả dưới đây:

2.2.1.1. Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho học sinh lớp 1 bán trú

Để tìm hiểu nhận thức của giáo viên tiểu học về tầm quan trọng của việc rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho học sinh lớp 1 bán trú; chúng tôi đã tiến hành khảo sát và sử dụng câu hỏi số 1 phụ lục 1; qua thống kê; kết quả thể hiện ở bảng dưới đây:

Bảng 2.3. Nhận thức về tầm quan trọng của việc rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho học sinh lớp 1 bán trú

Stt

Nhận thức về tầm quan trọng của việc rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho học sinh lớp 1

bán trú GV Tỷ lệ (%) 1 Rất cần thiết 25 83,3 2 Cần thiết 5 16,7 3 Không cần thiết 0 0

Khi được hỏi ý kiến về sự cần thiết của việc rèn luyện kỹ năng tự phục vụ, có giáo viên nhận thức đúng về mức độ cần thiết của việc rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho học sinh lớp 1 nên cho rằng đó là việc rất cần thiết; và cần thiết. Qua bảng số liệu trên; thấy có 25 giáo viên chiếm 83,3% thì cho rằng rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho học sinh lớp 1 bán trú là rất cần thiết; tuy nhiên, cũng có 5 giáo viên - chiếm 16,7% cho rằng rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho học sinh lớp 1 bán trú là cần thiết và không giáo viên nào cho rằng việc rèn luyện này là khơng cần thiết. Bởi vì, hiện nay tình trạng học sinh lớp 1 thiếu kỹ năng tự phục vụ ngày càng phổ biến. Nguyên nhân xuất phát từ các yếu tố do học sinh được gia đình nng chiều; có người nhà phục vụ tất cả nên các em rất ỷ lại; khơng được tự mình thực hiện các hoạt động cơ bản phục vụ chính bản thân. Chính vì vậy, việc rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho học sinh lớp 1 rất cần thiết và thực sự quan trọng đối với sự phát triển của các em.

2.2.1.2. Thực trạng nhận thức về ý nghĩa rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho học sinh lớp 1 bán trú

Để tìm hiểu nhận thức của giáo viên về ý nghĩa của việc rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho học sinh lớp 1 bán trú, chúng tôi đã sử dụng câu hỏi số 2 phụ lục 1 để điều tra; qua thống kê kết quả; kết quả thể hiện ở bảng dưới đây:

Bảng 2.4. Nhận thức về ý nghĩa rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho học sinh lớp 1 bán trú

TT

Nhận thức về ý nghĩa rèn luyện kỹ năng tự phục vụ

cho học sinh lớp 1 bán trú GV Tỷ lệ

1 Giúp các em có cơ thể sống khỏe mạnh; sống an toàn 0 0

2

Giúp các em thích nghi với những thay đổi hàng ngày

trong cuộc sống 0 0

3

Giúp các em làm chủ cuộc sống; tự chủ; tự tin trong cuộc

sống; là nền tảng của sự phát triển trong tương lai 0 0

4 Tất cả các nội dung đã nêu trên 30 100

Dựa vào kết quả của bảng số liệu trên đây, chúng tôi nhận thấy rằng tất cả các giáo viên khi được hỏi ý kiến; đều nhận thức đúng đắn về ý nghĩa của việc rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho học sinh lớp 1 bán trú. Qua bảng số liệu trên, có 30 giáo viên; chiếm 100% hiểu rằng ý nghĩa của việc rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho học sinh lớp 1 bán trú có mục đích là giúp các em sống khỏe mạnh; sống an tồn; có thể thích nghi với những thay đổi hàng ngày của cuộc sống; giúp các em chủ động, tự chủ, tự tin trong cuộc sống, là nền tảng vững chắc cho sự phát triển trong tương lai.

Khi trò chuyện với các giáo viên, một số người cho rằng; việc tổ chức rèn luyện kỹ năng tự phục vụ thường xuyên cho học sinh tiểu học sẽ giúp các em nhanh chóng hình thành nên các kỹ năng tự phục vụ cần thiết. Khi các em

biết tự phục vụ; sẽ trở nên tự giác hoàn thành tốt hơn cơng việc của mình; giúp các em tự tin; mạnh dạn hơn trong cuộc sống.

2.2.1.3. Thực trạng nhận thức về mức độ cần thiết thực hiện của việc rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho học sinh lớp 1 bán trú

Để tìm hiểu nhận thức của giáo viên về các mức độ cần thiết của việc thực hiện rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho học sinh lớp 1 bán trú; chúng tôi đã sử dụng câu hỏi số 3 phụ lục 1; qua thống kê; kết quả đã được thể hiện ở bảng dưới đây:

Bảng 2.5. Nhận thức về mức độ cần thực hiện của việc rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho học sinh lớp 1 bán trú

Stt

Nhận thức về mức độ cần thực hiện của việc rèn

luyện kỹ năng tự phục vụ cho học sinh lớp 1 bán trú GV Tỷ lệ

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho học sinh lớp 1 bán trú trong các trường Tiểu học huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)