9. Cấu trúc luận văn
3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho học
học sinh lớp 1 bán trú ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ
3.1.1. Đảm bảo tính mục đích trong q trình giáo dục tiểu học
Trong q trình giáo dục, cần xác định đúng nguyên tắc bảo đảm tính mục đích của hoạt động giáo dục; cần có tính định hướng chính xác, khách quan cho việc giáo dục để hình thành nhân cách một lớp người. Đảm bảo tính mục đích trong giáo dục để xây dựng định hướng cho sự vận động của các yếu tố giáo dục khác và cho tồn hệ thống giáo. Vì vậy, trong bất kỳ hoạt động nào nguyên tắc này cũng phải được đảm bảo đầu tiên.
Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích trong q trình giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh lớp 1 bán trú: yêu cầu người giáo viên phải nhận thức một cách đầy đủ, chính xác về mục đích giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh. Phải quán triệt mục đích giáo dục trong mọi hoạt động dạy học; đồng thời vận dụng các phương pháp dạy học một cách linh hoạt, sáng tạo để học sinh có thể tiếp cận tốt nhất.
Khi tiến hành xây dựng nội dung giáo dục kỹ năng tự phục vụ, giáo viên phải lựa chọn các phương pháp và hình thức tổ chức một hoạt động rèn luyện kỹ năng tự phục vụ đều phải xuất phát từ mục đích giáo dục của kỹ năng đó. Phụ thuộc vào các hoàn cảnh cụ thể, các điều kiện của trường, lớp mà mục đích giáo dục nói chung và mục đích giáo dục kỹ năng nói riêng có thể được vận dụng khác nhau.
Bởi vậy, để xây dựng các biện pháp rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho học sinh lớp 1 bán trú cần phải ưu tiên cho việc đảm bảo tính mục đích. Căn cứ mục đích chung, mục đích cụ thể của vấn đề và mục đích rèn luyện kỹ
năng tự phục vụ cho đối tượng học sinh lớp 1 bán trú để xây dựng các biện pháp giải quyết vấn đề phù hợp, có tính khả thi cao.
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi
Muốn các biện pháp nhằm rèn luyện kĩ năng tự phục vụ cho học sinh lớp 1 bán trú có tính khả thi thì các biện pháp phải được xây dựng trên cơ sở thực tiễn và có khả năng thực hiện trong thực tiễn.
Các biện pháp đã xây dựng phải phù hợp với mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể ở lứa học sinh lớp 1; phù hợp với nhiệm vụ chung; với xu hướng đổi mới trong giáo dục tiểu học trong giai đoạn hiện nay.
Bên cạnh đó, các biện pháp đưa ra cũng phải đảm bảo yêu cầu phù hợp với các điều kiện cơ sở vật chất của từng địa phương; vật tư, trang thiết bị phải phù hợp.
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống liên tục, thường xuyên
“Trong quá trình giáo dục Kỹ năng sống, chúng ta đảm bảo tính thường
xuyên và liên tục, sẽ giúp trẻ ghi nhớ, giúp các em được trải nghiệm thực tế, được hoạt động với những tri thức khoa học mới lạ một cách hệ thống, giúp
trẻ dần thích nghi với xã hội nhiều biến động”. “Mặt khác, việc đảm bảo tính
thường xuyên và liên tục; đáp ứng và làm thỏa mãn nhu cầu phát triển của trẻ
về sức khỏe, trí tuệ tình cảm”. “Trong q trình phát rèn luyện các kỹ năng cho
học sinh; mỗi kỹ năng khi đã được hình thành cần phải thường xuyên được
củng cố, luyện tập, và nâng cao”. “Việc rèn luyện kỹ năng cho học sinh phải
được thực hiện liên tục, rèn luyện các kỹ năng cần được thực hiện đồng bộ trong từng thời điểm từng giai đoạn; có những kỹ năng được ưu tiên, chú ý
rèn luyện hơn”.
Xây dựng các biện pháp phục vụ cho việc rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho học sinh lớp 1 cần đảm bảo tính vừa sức, phù hợp với đối tượng học sinh; có nghĩa là giáo dục phải phù hợp với đặc điểm phát triển thể chất, tâm lý lứa
tuổi, phù hợp với đặc điểm cá nhân mỗi học sinh, để đạt hiệu quả cao nhất tới từng đối tượng.
3.1.4. Đảm bảo tính cá biệt
“
“Ngun tắc đảm bảo tính cá biệt có nghĩa là coi trọng đặc điểm cá nhân
chủ thể; đảm bảo lợi ích của từng cá nhân”. “Giáo viên cần phát hiện ra những
nét riêng, đặc trưng của mỗi em để có biện pháp giáo dục các em phù hợp với từng đối tượng; khi tổ chức các hoạt động sư phạm cần dựa vào vốn kinh
nghiệm của học sinh theo từng thời điểm, từng khóa học”.
“Khi tác giả xây dựng các biện pháp rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho
học sinh lớp 1; trước tiên cần đảm bảo tính cá biệt; tránh rập khn máy móc; tránh kiểu giáo dục đồng loạt; đại trà; phải xây dựng trên cơ sở thực tế dựa vào đặc điểm của học sinh để xây dựng kế hoạch, phương pháp giáo dục phù hợp; giúp các em phát huy khả năng vốn có; khơng đặt nặng những mong
muốn chủ quan của nhà quản lí lên giáo viên và học sinh”.