Bảng 3.2: Sửdụng ngônngữ hiện nay của người Tày trong phạm vi gia đình
4.1.4. Sự pháttriển của khoa học công nghệ và kĩ thuật hiện đạ
2Kỷ niệm 89 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2019), mừng xuân Kỷ Hợi 2019, kỷ niệm 129 năm ngàysinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2019); kỷ niệm 74 năm ngày thành lập Chính quyền cách mạng huyện Định Hóa (18/4/1945- sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2019); kỷ niệm 74 năm ngày thành lập Chính quyền cách mạng huyện Định Hóa (18/4/1945- 18/4/2019); chào mừng Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số huyện Định Hóa lần thứ III, năm 2019.
3
Cácxã, thị trấn đã chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động mừng Đảng - mừng Xuân Kỷ Hợi năm 2019, có 412/435 thôn, xóm đăng ký tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao tại thôn; trong dịp Tết Nguyên đán 2019 có 32 đêm văn nghệ, 88 trận giao hữu thể thao; trên 200 trò hội được tổ chức trên địa bàn. Toàn huyện đón hơn 12 vạn lượt khách về huyện dâng hương, lễ chùa...
* Cấp huyện tổ chức 18 giải thể thao như: Việt dã tiền phong, giải bóng bàn, cờ tướng, bắn nỏ, đẩy gậy, bóng chuyền hơi nữ... Cấp xã tổ chức 34 giải thể thao và 155 hoạt động giao lưu thể dục - thể thao, trên 200 trò hội được tổ chức trên địa bàn nhân dịp tết nguyên đán và các ngày lễ lớn. Toàn huyện đã thành lập mới 08 CLB bóng chuyền hơi, đầu tư làm mới 12 sân bóng chuyền, 13 sân bóng đá mini được tu sửa...; tham gia thi đấu tại giải Việt dã tỉnh Thái Nguyên năm 2019, kết quả đạt 05 giải cá nhân, 02 giải đồng đội (giải nhì đồng đội nam vô địch, giải nhì đồng đội nam trẻ). Tham gia giải bóng chuyền - bóng chuyền hơi tỉnh Thái Nguyên năm 2019, kết quả đội nam đạt giải nhì toàn Tỉnh.
4
Hiện nay, huyện có 51 điểm di tích được xếp hạng, trong đó có 25 điểm xếp hạng di tích cấp Quốc gia, 26 điểm xếp hạng di tích cấp Tỉnh.
Hiện nay, sự phát triển của khoa học công nghệ, kỹ thuật hiện đại được ứng dụng vào sản xuất để tìm ra lương thực, thực phẩm và các thứ hàng tiêu dùng khác đã khiến cho đời sống nói chung và đời sống văn hóa của tộc người thay đổi. Văn hóa truyền thống của người Tày được phát triển trên cơ sở của kỹ thuật sản xuất thủ công nghiệp. Những công cụ sản xuất cơ bản như chiếc cày, chiếc bừa, chiếc cuốc, chiếc thuổng, con dao, cái rìu, cái búa, cái bào, cái đục, cái cưa... là các công cụ sản xuất quan trọng của đồng bào đều được làm ra từ phương pháp thủ công. Đồng bào lại dùng các công cụ lao động đó để sản xuất ra của cải vật chất như làm ra lúa, ngô, khoai sắn... làm ra các loại bầu bí, đậu đỗ, thịt cá, làm ra nhà ở, quần áo mặc... Việc sản xuất này hoàn toàn dựa trên cơ sở bàn tay khéo léo và sức cơ bắp của chính con người. Những nhân tố mới trong văn hóa người Tày được thể hiện bằng những sản phẩm kỹ thuật sản xuất công nghiệp. Từ kỹ thuật sản xuất công nghiệp sẽ tạo ra vật bào và được đồng bào chấp nhận, sử dụng như một văn hóa mới như xi măng, sắt, thép, tôn, nhôm, kính... trong việc xây nhà ở. Những đồ dùng hàng ngày được sản xuất bằng kỹ thuật công nghiệp có thể kể đến như kim chỉ, máy khâu, quần áo may sẵn... đến các đồ ăn thức uống hàng ngày như mì chính, mì ăn liền, các loại nước ngọt... Các đồ dùng gia đình được sản xuất bằng kỹ thuật công nghiệp như điện thắp sáng, phích nước, ti vi, tủ lạnh, bếp điện, máy bơm, xe máy, quạt điện... Khi phương tiện giao thông vận tải là ô tô được sử dụng rộng rãi thì một bộ phận của chiếc xe bò, xe ngựa trước đây là chiếc bánh xe sắt đã được thay bằng chiếc bánh lốp cao su của ô tô. Như vậy, có thể thấy rằng vật liệu mới xuất hiện đã được đồng bào mua về đã có một số thay đổi, nhưng về cơ bản, hình thức truyền thống vẫn được giữ lại. Nhân tố mới trong văn hóa cổ truyền thường được xuất hiện đầu tiên ở những nơi đô hội, ở các thị trấn thị tứ, sau đó lan dần dọc theo đường giao thông quốc lộ.
Môi trường tự nhiên, môi trường cư trú cũng có nhiều biến đổi. Thực tế có thời gian dài, và kể cả trong thời điểm hiện tại, việc phát huy tiềm năng tự nhiên để phát triển kinh tế trong thời gian qua đã và đang đặt ra "sức ép" rất lớn về môi trường tự nhiên đối với sự phát triển bền vững đối với vùng dân tộc thiểu số và miền núi, trong đó có ở cộng đồng người Tày ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên bởi lẽ mọi hoạt động kinh tế ở đây đều liên quan đến việc sử dụng và khai thác đất rừng, đặc biệt là thực trạng chuyển đổi đất rừng sang trồng các cây công nghiệp và các cây nông nghiệp,... Sự phát triển cây công nghiệp, nông nghiệp diện tích lớn và định canh trên triền dốc là một trong những nguyên nhân khiến cho đất đai bị xói mòn và thoái hóa; rừng và hệ sinh thái rừng bị thu hẹp cũng như suy thoái đáng kể,... Điều này có nghĩa môi trường tự nhiên vốn là điều kiện nền tảng để người dân thực hành các tín ngưỡng truyền thống không còn nữa. Qũy đất thuộc sở hữu của làng theo quan niệm truyền thống cũng đang bị thu hẹp; kỹ thuật canh tác luân khoảnh để đất hưu canh truyền thống trên đất dốc không còn điều kiện thực hành và như vậy các nghi lễ liên quan tự nó cũng mất đi. Khu rừng bao quanh làngvốn có vai trò như một vùng đệm với nhiều chức năng kinh tế, xã hội, an ninh quân sự và nguồn lợi tự nhiên cho cộng đồng hiện đã không còn nữa, do đó việc thực hành các nghi lễ liên quan tại những cánh rừng này hầu như cũng không được thực hiện. Địa bàn cư trú của người Tày ở huyện Định Hóa đã có nhiều biến đổi, thể hiện ở cách bố trí làng bản. Nhiều gia đình có xu hướng thích ở những nơi giáp đường quốc lộ, gần đường giao thông, nơi đông dân cư. Nhiều gia đình đã chuyển nhà từ nơi trước kia được cho là thuận lợi, gần rừng, sông suối, bãi chăn thả và rừng đầu nguồn... thì hiện nay môi trường ấy càng ngày càng bị bó hẹp. Trong truyền thống, đa số người Tày
làm nhà sàn bằng tre nứa, gỗ hoặc nhà đất để ở. Khi xuất hiện xi măng, sắt, thép thì có nhà sàn được xây dựng theo kiểu làm cột bê tông thay cho cột gỗ trước kia; sàn và mái vẫn giữ kiểu truyền thống, sàn gỗ, mái nghiêng lợp ngói hoặc thay mái bằng tôn, nhà đất được thay thế cho bằng nhà gạch, mái ngói. Trong sinh hoạt lễ hội cũng phản ánh những nhân tố văn hóa mới: đốt tiền âm phủ, tiền đô la, đốt xe hơi, ti vi, tủ lạnh... cúng bia, nước giải khát. Trong các lễ hội lớn, nhà dịch vụ kinh doanh trò chơi điện tử, mở nhạc ngoại, dùng loa và tăng âm.
Những nơi vùng sâu, vùng xa, vùng hẻo lánh thường chậm xuất hiện những nhân tố văn hóa mới. Thực tế này phù hợp với tình hình chung là các thị tứ là trung tâm kinh tế - văn hóa của vùng, là đầu mối thường xuyên liên hệ với các vùng khác. Là trung tâm văn hóa, lại vừa là đầu mối giao lưu cho nên ở thị tứ luôn xuất hiện những cái mới, trong đó có những nhân tố văn hóa mới. Nhân tố văn hóa mới được đồng người Tày tiếp nhận không cùng một lúc như nhau, đối với các lứa tuổi và đối với mọi giới. Thông thường, tuổi trẻ, thanh niên thường dễ dàng khám phá và tiếp nhận nhân tố văn hóa mới hơn là những người đã đứng tuổi, cao tuổi; còn nam giới và nữ giới thì đa số nam giới tiếp nhận văn hóa mới sớm hơn nữ giới.
Trong thời đại cuộc cách mạng khoa học công nghệ lần thứ 4, kinh tế tri thức đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển mọi lĩnh vực của đời sống xã hội thì lĩnh vực văn hóa có những thay đổi, liên quan đến nhiều khíacạnh khác nhau trong cuộc sống của mỗi con người. Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật là một trong những động lực chính của sự phát triển, việc ứng dụng rộng rãi khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất và đời sống đã làm thay đổi tập quán canh tác cũng như các loại công cụ lao động mới, con người ngày càng làm chủ được thiên nhiên, làm thay đổi tập quán sinh hoạt thường nhật, thay đổi cách làm nhà ở, đặc biệt là thay đổi về tập quán tín ngưỡng, lễ hội. Quan trọng hơn, chính người đồng bào cũng tự nhận thấy các tiến bộ này đã làm cho đời sống của họ ngày càng ổn định, nên đã tự giác tiếp nhận và nhân rộng ở cộng đồng. Sự thay đổi này theo hướng ngày càng hiện đại hóa, lược bỏ bớt những hủ tục lạc hậu, lễ nghi rườm rà, rút ngắn thời gian. Khoa học kỹ thuật đã nhanh chóng làm thay đổi nếp tư duy trong các phương thức sản xuất, khiến cho các tri thức dân gian, các lễ hội và nghi lễ liên quan đến hoạt động nông nghiệp dần bị mai một, chẳng hạn như nghi lễ cúng trừ sâu bọ phá hoại mùa màng, lễ cúng ma ruộng, ma đồng, hay thực hiện nghi lễ cầu mưa hàng năm của người Tày. Nền kinh tế phát triển đã thúc đẩy các hoạt động giao lưu buôn bán phát triển, các chợ phiên của người Tày được mở nhiều hơn, người Tày buộc phải học và thành thạo tiếng phổ thông nhiều hơn, khiến cho việc sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ bị giảm sút trong môi trường giao tiếp cộng đồng. Các yếu tố văn hóa mới mang tính hiện đại xâm nhập mạnh mẽ hơn vào đời sống các thôn bản của người Tày, ảnh hưởng mạnh đến sự biến đổi về đời sống văn hóa của người Tày ở huyện Định Hóa.
4.1.5. Xu hướng gia tăng sự giao lưu giữa tộc người Tày với các tộc người khác vàtiếp nhận văn hóa ngày càng nhiều