Tăng cường hợp tác trong nghiên cứu giá trị vănhóa truyềnthống của người Tày, kết hợp với tiếp nhận và biến đổi giá trị văn hóa mớ

Một phần của tài liệu Biến đổi văn hóa của người Tày ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên hiện nay. (Trang 100 - 106)

Bảng 3.2: Sửdụng ngônngữ hiện nay của người Tày trong phạm vi gia đình

4.2.6. Tăng cường hợp tác trong nghiên cứu giá trị vănhóa truyềnthống của người Tày, kết hợp với tiếp nhận và biến đổi giá trị văn hóa mớ

Tỉnh Thái nguyên cần khẩn trương xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện chương trình bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống đặc sắc của người Tày. Tăng cường hợp tác trong nghiên cứu giá trị văn hóa truyền thống của người Tày, kết hợp với tiếp nhận và biến đổi giá trị văn hóa mới nghĩa là phải tiếp tục thống kê, kiểm kê, đăng ký quản lý các giá trị văn hóa truyền thống, đẩy mạnh công tác sưu tầm, nghiên cứu, giới thiệu văn hoá dângian, nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học về các giá trị văn hoá truyền thống đặc sắc. Đối với văn hóa truyền thống của người Tày, cần tổ chức sưu tầm, nghiên cứu, biên dịch, in ấn lại các loại sách cổ có giá trị; khôi phục và nâng cao giá trị các lễ hội đặc sắc; mở lớp bồi duỡng về dân ca, dân vũ truyền thống. Vì trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng và giao lưu, tiếp biến văn hóa mạnh mẽ hiện nay, các giá trị văn hóa truyền thống rất dễ bị mai một, thất truyền. Một khi đã mất đi, rất khó để phục dựng, nhất là khi các giá trị văn hóa tinh thần lại nằm trong các “bảo vật sống” là già làng, trưởng bản, thầy mo, nghệ nhân dân gian.

Tỉnh Thái Nguyên cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân, đồng thời tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên đề về bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá đặc sắc của các dân tộc trong tỉnh, nhấn mạnh đến giá trị văn hoá đặc sắc của dân tộc Tày ở Định Hóa. Titnh cần tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị cho hoạt động văn hoá - thể thao và du lịch; tiếp tục đầu tư, hỗ trợ có trọng điểm thông qua chương trình mục tiêu quốc gia về văn hoá và những dự án cho công tác bảo tồn văn hoá truyền thống, trong đó có văn hóa người Tày ở Định Hóa. Kiểm kê, thống kê, lập hồ sơ khoa học, đánh giá thực trạng và hiệu quả công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống đặc sắc của từng huyện, từng tộc người làm cơ sở để xây dựng kế hoạch đầu tư cụ thể từng năm và trong giai đoạn tới, nhằm nang cao hiệu quả bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thông của người Tày ở Định Hóa.

Hàng năm, tỉnh Thái Nguyên nên tổ chức liên hoan, giao lưu văn hoá - nghệ thuật truyền thống của các dân tộc; tổ chức thi tìm hiểu và hát dân ca, thi trang phục đẹp các dân tộc; tổ chức các lễ hội tiêu biểu ở từng vùng, miền và dàn dựng, biểu diễn các điệu hát, điệu múa đặc sắc, tiêu biểu của các dân tộc. Có cơ chế bảo tồn và phát huy các làng nghề thủ công truyền thống để các giá trị văn hóa truyền thống được bảo tồn và phát huy, để nhân dân trong và ngoài tỉnh Thái Nguyên biết nhiều hơn và quan tâm hơn đến truyền thống văn hoá đặc sắc và đa dạng của các dân tộc, trong đó có văn hóa của người Tày ở huyện Định Hóa.

các giá trị văn hóa truyền thống của người Tày. Đẩy mạnh công tác sưu tầm, ghi chép lại những di sản văn hóa dân tộc. Sao chép các di sản văn hóa dân tộc Tày bằng máy quay phim, máy ảnh kỹ thuật số, băng cát sét để lưu giữ tại Trung tâm dữ liệu di sản của Bộ Văn hoá - Thông tin và các bảo tàng địa phương. Tổ chức nghiên cứu các đề tài khoa học về di sản văn hóa dân tộc Tày ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên cũng như tổ chức các cuộc hội thảo, toạ đàm, hội nghị khoa học quy mô tỉnh, vùng, quốc gia, quốc tế nhằm lấy ý kiến của các nhà chuyên môn, các nghệ nhân để xây dựng sơ sở dữ liệu khoa học đối với di sản văn hóa dân tộc Tày, trong đó vai trò của dân tộc Tày trong việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Tỉnh Thái Nguyên cần chú trọng và tích cực phối hợp với các Viện Khoa học, Viện Văn hoá Dân gian Việt Nam, Viện nghiên cứu Hán Nôm, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Nguyên xây dựng kế hoạch, tổ chức sưu tầm, nghiên cứu, khai thác và bảo vệ những giá trị văn hoá đặc trưng trong dân gian như ngôn ngữ Tày - Nùng, Mông, Dao; các tác phẩm văn học truyền miệng; các làn điệu dân ca, dân vũ; trang phục của đồng bào các dân tộc ít người; các nét văn hoá ẩm thực tinh tế; các lễ hội truyền thống điển hình; làng nghề truyền thống. Tăng cường hợp tác trong nghiên cứu giá trị văn hóa truyền thống của người Tày, kết hợp với tiếp nhận và biến đổi giá trị văn hóa mới, để có giải pháp bảo tồn các giá trị lịch sử, văn hoá truyền thống của các dân tộc, góp phần thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên về bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống đặc sắc của người Tày. Nhất là khi thực hành Then của các dân tộc Tày, Nùng (và cả tộc người Thái) đã được UNESCO ghi danh tại Danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào tháng 12/2019. Then là thực hành tín ngưỡng quan trọng trong đời sống tín ngưỡng của người Tày, Nùng ở Việt Nam, thể hiện đời sống văn hóa vô cùng phong phú của con người, là kết tinh của nền văn minh của các tộc người này. Thực hành Then của các dân tộc Tày, Nùng đã đạt được những kết quả đáng mừng, tuy nhiênđể những hoạt động của loại hình tín ngưỡng này có chiều sâu hơn nữa thì đòi hỏi các cấp chính quyền cần có những chính sách quan tâm thiết thực hơn nữa tới đời sống hành nghề của các nghệ nhân, nghệ sĩ và các câu lạc bộ. Bảo tồn không gian văn hóa là cách bảo tồn di sản tốt nhất, Then chỉ thật sự trường tồn khi nghệ nhân và không gian văn hóa Tày, Nùng được bảo tồn bền vững. các cấp, các ngành của tỉnh cần nỗ lực hơn nữa trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nghi lễ hát Then, làm tốt công tác nghiên cứu, khai thác, sưu tầm tư liệu, hiện vật về nghi lễ hát Then, tiến hành biên soạn và xuất bản thành các ấn phẩm văn hóa, xây dựng thành các chương trình, tiết mục nghệ thuật để biểu diễn phục vụ nhân dân, động viên, khuyến khích và tôn vinh nghệ nhân, những người có công lao, tâm huyết trong việc lưu giữ, truyền dạy văn nghệ dân gian dân tộc thiểu số.

Tiểu kết chương 4

Trong chương này, NCS đã phân tích các yếu tố tác động đến bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của người Tày ở Định Hóa, Thái Nguyên trong bối cảnh thế giới và trong nước có nhiều biến động. Bối cảnh kinh tế, xã hội và nhận thức, tâm lý của chính người Tày cũng đang có xu hướng vừa giữ văn hóa truyền thống, vừa muốn vươn ra tiếp nhận các yếu tố văn hóa ngoại sinh. Vì thế hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của người Tày ở Định Hóa cần tập trung phát huy vai trò trách nhiệm, nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, các cơ quan liên quan trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa tộc người Tày huyện Định Hóa trong việc thực hiện nhiệm vụ khoa học về văn hoá, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá đặc sắc của tỉnh; tổ chức

thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hoá, quy hoạch, dự án phát triển văn hoá vào thực tiễn địa phương. Tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức của chính quyền, đoàn thể các cấp, toàn thể nhân dân về vai trò văn hóa truyền thống đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới hiện nay; coi công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa văn hóa dân tộc là thành tố cơ bản tạo nên giá trị phát triển của địa phương. Chú trọng, đầu tư và nâng

cao chất lượng công tác quản lý nhà nước về bảo tồn, phát huy di sản văn hóa, đặc biệt trong việc thống kê, lập hồ sơ các di sản văn hóa; khuyến khích tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân nghiên cứu, bảo quản, truyền dạy, giới thiệu di sản văn hóa phi vật thể; áp dụng các biện pháp cần thiết của chính quyền các cấp để bảo vệ các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc, ngăn chặn nguy cơ làm mai một, sai lệch hoặc thất truyền. Gắn bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc Tày ở địa phương với phát triển Du lịch cộng đồng.

Có chính sách tạo điều kiện bảo vệ, phát triển tiếng nói, chữ viết của các dân tộc. Khuyến khích sưu tầm, biên soạn, dịch thuật, thống kê, phân loại, lưu giữ các tác phẩm văn học nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian... Khuyến khích việc duy trì những phong tục tập quán lành mạnh của các dân tộc; phục hồi, phát triển các nghề thủ công truyền thống có giá trị tiêu biểu; nghiên cứu, ứng dụng các tri thức về y, dược học cổ truyền; khôi phục, nâng cao các lễ hội truyền thống, bài trừ hủ tục có hại đến đời sống văn hóa của nhân dân; chống các biểu hiện tiêu cực, thương mại hóa trong tổ chức các hoạt động lễ hội; duy trì, phát huy các giá trị văn hóa ẩm thực, trang phục truyền thống dân tộc, các tri thức dân gian khác. Phát huy vai trò của trưởng dòng họ, già làng, trưởng bản, đặc biệt là nghệ nhân dân gian trong việc phục hồi, trao truyền, duy trì hoạt động các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng Tày; có cơ chế, chính sách động viên cụ thể để họ gắn bó và phát huy kho vốn tri thức vô giá cho các thế hệ hôm nay. Phát huy vai trò của cộng đồng, chính là các chủ thể văn hóa trong việc xây dựng các chương trình, chính sách và tham gia vào các hoạt động bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc.

KẾT LUẬN

1. Định Hóa là một huyện nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Thái Nguyên, có vị trí chiến lược hết sức quan trọng trong tiến trình phát triển của lịch sử. Đây là vùng có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng tạo điều kiện hình thành nền kinh tế tự cung tự cấp cho nhân dân, có tác dụng ổn định đời sống và là hậu phương cho lực lượng vũ trang cách mạng. Định Hóa là nơi sinh cơ lập nghiệp lâu dài của nhiều dân tộc trong đó chiếm số đông và có mặt lâu đời nhất là người Tày. Định Hóa là nơi đã từng trải qua nhiều thời kỳ lịch sử đấu tranh giữ nước oanh liệt của cả dân tộc Việt Nam, từng là “địa chỉ đỏ” của cách mạng. Văn hóa Tày là một trong những yếu tố văn hóa đặc trưng của vùng Việt Bắc trước đây nói chung và Định Hóa nói riêng.

2. Trải qua quá trình phát triển lâu dài, người Tày đã tạo dựng được một nền văn hóa phong phú cả về vật chất lẫn tinh thần được thể hiện qua ẩm thực, trang phục, nhà ở, nhạc cụ, ngôn ngữ, chữ viết, các phong tục tập quán và thực hành nghi lễ trong gia đình, cộng đồng, các lễ hội dân gian, trò chơi dân gian và kho tàng văn hóa dân gian gồm chuyện kể, ca dao, câu đố…Kho tàng văn hóa ấy là những kinh nghiệm được đúc kết qua quá trình lao động sản xuất, là nơi gửi gắm những khát khao của con người muốn vươn lên trong cuộc sống hướng tới chân, thiện, mỹ, là cả thế giới quan, nhân sinh quan của tộc người, rất cần được bảo tồn, phát huy trong cuộc sống hiện nay.

3. Từ khi Đổi mới đất nước năm 1986 đến nay, dưới tác động từ nhiều yếu tố, nhất là cơ chế kinh tế thị trường định hướng XHCN và quá trình toàn cầu hóa, giao lưu hội nhập, văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam nói chung và văn hóa của người Tày ở huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên nói riêng đã biến đổi nhanh chóng trên khá nhiều lĩnh vực. Văn hóa truyền thống hiện nay của đồng bào Tày tuy vừa bị mai một đi không ít khía cạnh, vừa trở nên đa dạng hơn do tiếp biến với một số yếu tố văn hóa của nhiều dân tộc, kể cả văn hóa ngoại lai, tiếp tục phát triển trong bối cảnh mới.

Có thể nói, bối cảnh hiện nay và thời gian tới đang đặt ra những vấn đề đối với sự biến đổi văn hóa truyền thống của người Tày ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên như: Tiếp tục duy trì và phát huy các yếu tố văn hóa truyền thống của người Tày trong bối cảnh gia tăng quá trình toàn cầu hóa và hội nhập; tăng cường phát huy vai trò của đội ngũ trí thức dân gian, những nghệ nhân, người có uy tín trong cộng đồng và chính quyền địa phương đối với việc bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc trên địa bàn; đảm bảo sự gắn kết chặt chẽ việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc với các chương trình, đề án, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường ở địa phương;...

4. Để giải quyết có hiệu quả những vấn đề biến đổi văn hóa truyền thống người Tày ở Định Hóa, Thái Nguyên đang đặt ra, trong thời gian tới cần khắc phục những bất cập đang tồn tại trong giai đoạn hiện nay, tiếp tục đổi mới từ nội dung chính sách, chủ trương, kế hoạch, nguồn lực, thực thi, và việc duy trì những kết quả đạt được. Do đó cần có chính sách dân vận, tuyên truyền sâu rộng để đông đảo người dân các thế hệ dân tộc Tày thấy được ý nghĩa vai trò các giá trị hiện nay và trong tương lai của các yếu tố văn hóa truyền thống, qua đó có ý thức trân trọng và tự thân gìn giữ các giá trị văn hóa

truyền thống. Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Tày là góp phần “Phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hoá thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Tăng đầu tư cho phát triển sự nghiệp văn hoá. Xây dựng, phát triển, tạo môi trường và điều kiện xã hội thuận lợi nhất để khơi dậy truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc, niềm tin, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; tài năng, trí tuệ, phẩm chất của con người Việt Nam là trung tâm, mục tiêu và động lực phát triển quan trọng nhất của đất nước” [46, tr.330].

Một phần của tài liệu Biến đổi văn hóa của người Tày ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên hiện nay. (Trang 100 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(162 trang)
w