Khung lý thuyết phân tích của luận án

Một phần của tài liệu Biến đổi văn hóa của người Tày ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên hiện nay. (Trang 30 - 31)

Theo thuyết Biến đổi văn hóa của J. Stewward thì văn hóa hiểu theo nghĩa rộng gồm cả xã hội và các khía cạnh của xã hội không đứng yên mà luôn luôn vận động thay đổi. J. Stewward quả quyết rằng đứng yên chỉ là trạng thái tương đối còn biến đổi là trạng thái tuyệt đối. Bất cứ nền văn hóa nào cũng luôn luôn có sự sinh tồn, vận động và phát triển. Trong quá trình đó, văn hóa luôn có xu thế biến đổi do chịu sự tác động bởi nhiều yếu tố nội tại và ngoại sinh. Lẽ đương nhiên, chủ thể văn hóa có vai trò quan trọng trong quá tình biến đổi văn hóa. Người Tày các thế hệ sẽ có những thái độ khác nhau tham gia vào quá trình biến đổi văn hóa của dân tộc mình.

Về tác động nội sinh, qua thời gian, khi điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thay đổi sẽ tác động đến sự biến đổi của văn hóa. Biến đổi do tác động nội sinh bên trong sẽ giúp cho việc bảo tồn và phát huy các giá trị đặc trưng,là bản sắc của tộc người cần bảo vệ gìn giữ. Về tác động ngoại sinh, văn hóa biến đổi qua quá trình tiếp biến văn hóa với các dòng văn hóa từ bên ngoài. Sự biến đổi này là một quy luật tất yếu diễn ra theo nhiều phương thức khác nhau, tự nguyện, cưỡng bức của bất cứ một quốc gia hay tộc người nào. Biến đổi văn hóa luôn tự giác và có chọn lọc, trong đó văn hóa nội sinh và ngoại sinh đều được chọn lựa và giữ lại yếu tố tích cực, phù hợp và loại bỏ yếu tố lỗi thời, lạc hậu.

Theo các nhà Nhân học Mỹ thì:

Sự giao lưu, tiếp biến văn hóa là quá trình một nền văn hóa thích nghi, ảnh hưởng từ một nền văn hóa khác bằng cách vay mượn nhiều nét đặc trưng của nền văn hóa ấy. Vì thế sự giao lưu, tiếp biến văn hóa cũng là một cơ chế khác của biến đổi văn hóa, đó là sự trao đổi của những đặc tính văn hóa nảy sinh khi các cộng đồng tiếp xúc trực diện và liên tục [4, tr.107].

Lý thuyết giao lưu, tiếp biến văn hóa cho thấy, biến đổi là tất yếu của mọi sự vật, hiện tượng, trong đó có văn hóa tộc người. Quá trình CNH, HĐH, đô thị hóa, hội nhập, sự bùng nổ xã hội thông tin cùng với giao lưu tiếp biến văn hóa, kinh tế, cùng các chính sách về văn hóa xã hội đã tác động mạnh mẽ đến văn hóa, con người các dân tộc, trong đó có văn hóa người Tày Định Hóa, Thái Nguyên, nảy sinh ra các nhu cầu về văn hóa mới của người Tày. Đây là một trong các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến biến đổi văn hóa. Các lĩnh vực văn hóa diễn ra biến đổi dễ nhận thấy nhất là văn hóa vật chất (cảnh quan làng bản, nhà ở, trang phục, thức ăn, thức uống trong ẩm thực sinh hoạt hàng ngày) và văn hóa tinh thần (ngôn ngữ, nghệ thuật dân gian, tín ngưỡng, tôn giáo, lễ hội cộng đồng, hôn nhân, tang ma).

Áp dụng các quan điểm lí thuyết nêu trên vào nghiên cứu biến đổi văn hóa của người Tày ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên, có thể đưa ra và vận dụng khung phân tích như sau:

Một phần của tài liệu Biến đổi văn hóa của người Tày ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên hiện nay. (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(162 trang)
w