Xu hướng gia tăng sự giaolưu giữa tộc người Tày với các tộc người khác và tiếp nhận văn hóa ngày càng nhiều

Một phần của tài liệu Biến đổi văn hóa của người Tày ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên hiện nay. (Trang 89 - 91)

Bảng 3.2: Sửdụng ngônngữ hiện nay của người Tày trong phạm vi gia đình

4.1.5. Xu hướng gia tăng sự giaolưu giữa tộc người Tày với các tộc người khác và tiếp nhận văn hóa ngày càng nhiều

Khi đất nước mở cửa, việc giao lưu về văn hóa giữa các tộc người trong vùng, trong nước diễn ra mạnh mẽ. Ngoài những bản sắc văn hóa truyền thống, người Tày nói chung và người Tày ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên nói riêng đã tiếp nhận nhiều hơn về văn hóa quốc tế, khu vực, trong nước và các tộc người sống xung quanh qua nhiều hình thức khác nhau. Thông qua tiếp nhận

giá trị văn hóa mới, người Tày có điều kiện để so sánh,chọn lọc, cách tân, cải tiến cho phù hợp với điều kiện mới mà vẫn không đánh mất đi bản sắc văn hóa của dân tộc mình [58, tr.241]. Hiện nay người Tày tiếp thu nhiều yếu tố văn hóa của người Kinh. Chẳng hạn như các ngôi nhà sàn được thay thế bằng nhà xây gạch, các món ăn xào nhiều dầu mỡ truyền thống của người Tày đã ít đi, thêm vào đó là các món luộc, nướng của người Kinh, người Thái. Quần áo của thanh niên nam nữ mặc âu phục, trang phục truyền thống dường như chỉ có rất ít người già trong thôn bản còn mặc. Các mối quan hệ gia đình, dòng họ cũng có sự biến đổi nhưng chậm hơn. Sự tham gia, giúp đỡ của anh em họ hàng trong cưới xin, tang ma về cơ bản vẫn được duy trì theo truyền thống, nhưng có điểm khác biệt là nó không còn là việc chung của cả họ nữa mà đó là việc của gia đình là chính. Trong hôn nhân, vai trò của ông bà mối cũng không còn mang tính quyết định như trong truyền thống. Ngày nay, ông bà mối chỉ là phần thủ tục và là người giúp đỡ thêm cho gia đình hai bên trong việc cưới hỏi, thực chất mọi việc đều do đôi trai gái bàn với gia đình mình quyết định, và ông bà mối thực hiện theo yêu cầu của gia đình.

Giao lưu, tiếp biến văn hóa trong xu thế hội nhập đã thúc đây sự bùng nổ của công nghệ thông tin và mạng xã hội tại Định Hóa, Thái Nguyên. Dưới ảnh hưởng của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, sự bùng nổ các phương tiện thông tin truyền thông đã kéo theo sự biến đổi của văn hóa của người Tày. Biến đổi mạnh mẽ nhất chính là sự tiếp thu, ảnh hưởng văn hóa lẫn nhau của các tộc người trong cùng địa bàn cư trú và trong cả nước. Mặt khác, cũng nhờ sự phổ cập rộng rãi của internet, báo đài, tivi, các thông tin trên mạng xã hội như facebook, zalo,… những hình ảnh, thông tin về văn hóa vật thể và phi vật thể được chia sẻ rộng rãi, các tộc người khác có cơ hội hiểu biết về văn hóa của nhau. Hiện 100% thôn làng có loa phát thanh từ trạm phát thanh truyền hình của xã; phần lớn các gia đình đều có ti vi để tiếp cận với các thông tin và các luồng văn hóa mới; điện thoại thông minh và kết nối của internet cũng là một kênh văn hóa thâm nhập đáng kể, nhất là đối với lớp trẻ. Văn hóa biến đổi do tác động của các phương tiện thông tin truyền thông không phải là hiện tượngcá biệt của tộc người nào, mà là xu thế chung, xu thế tất yếu trong quá trình đô thị hóa và sự phát triển nền kinh tế thị trường [38]. Quan hệ hôn nhân với người khác tộc, bộ phận tầng lớp thanh niên đi học tập và làm ăn ở địa phương khác cũng là "cầu nối" đưa những luồng văn hóa mới về địa phương. Trên cơ sở đó, dẫn đến sự biến đổi nhận thức nói chung cũng như trong quan niệm và thực hành các hình thức tín ngưỡng truyền thống nói riêng.

Giao lưu văn hóa giữa các tộc người sẽ ngày càng được phổ biến rộng rãi ở khắp các vùng miền nơi đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống vì thế văn hóa của các tộc người sẽ có sự giao thoa và tiếp biến lẫn nhau không chỉ riêng với người Tày ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. Khác với thời kỳ trước đây, giao lưu, ảnh hưởng văn hóa giữa các tộc người thiểu số với nhau và giữa các tộc người thiểu số với người Kinh hiện nay diễn ra với quy mô và cường độ ngày càng mạnh mẽ và mở rộng do hiện nay ở vùng sâu vùng xa, Nhà nước đã có nhiều chương trình, dự án đầu tư và hỗ trợ để nâng cấp hạ tầng cơ sở, điện đường, trường trạm nên việc thông thương buôn bán, đi lại giữa các vùng đã có nhiều thuận lợi, đây là yếu tố căn bản để mở rộng địa bàn sinh sống, phát triển kinh tế của đồng bào. Nhiều con em người Tày ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên đã học tập và đi làm ăn xa ở nhiều tỉnh thành trong cả nước, nên cơ hội giao thoa văn hóa với người Kinh và các dân tộc khác cư trú nhiều hơn. Điều này cũng khiến cho các cuộc hôn nhân giữa người Tày và người Kinh cũng tăng lên,

do đó sẽ làm cho văn hóa của người Tày có nhiều thay đổi.

Đặc biệt trong những năm gần đây, do tác động của kinh tế thị trường, những yếu tố văn hóa của người Kinh lại càng có điều kiện để giao lưu, hội nhập với văn hóa của các dân tộc thiểu số, trong đó có người Tày ở huyện Đinh Hóa. Những ngôi nhà trệt bê tông, mái ngói hoặc lợp tôn, những trang phục và những dụng cụ sinh hoạt gia đình đều được mua từ người Kinh, ăn uống hàng ngày cũng ngày càng giống người Kinh nhiều hơn. Ngay cả phong tục, tập quán được coi là yếu tố ít chịu ảnh hưởng của quá trình giao lưu, biếnđổi nhất thì cũng có xu hướng biến đổi theo người Kinh, ví dụ như lập bàn thờ tổ tiên, xây mộ và nhà thờ, tổ chức hội tết, các đám cưới chịu ảnh hưởng của trang phục, bài trí và tổ chức giống người Kinh...

4.1.6. Xu hướng sao nhãng, lãng quên giá trị văn hóa ở thế hệ trẻ song song với sựphục hồi một số giá trị văn hóa truyền thống

Một phần của tài liệu Biến đổi văn hóa của người Tày ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên hiện nay. (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(162 trang)
w