Xây dựng cơ chế phối hợp, đẩy mạnh pháttriển du lịch gắn với thực hiện chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa người Tày

Một phần của tài liệu Biến đổi văn hóa của người Tày ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên hiện nay. (Trang 95 - 96)

Bảng 3.2: Sửdụng ngônngữ hiện nay của người Tày trong phạm vi gia đình

4.2.3. Xây dựng cơ chế phối hợp, đẩy mạnh pháttriển du lịch gắn với thực hiện chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa người Tày

Trong quá trình triển khai thực hiện công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống cần thiết phải xây dựng cơ chế phối hợp trong quá trình hoạch định, xây dựng chính sách. Chúng ta rất cần sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà khoa học, nhà nghiên cứu, với nhà quản lý và những người làm công tác văn hóa trong khâu hoạch định và ban hành, thực thi và đánh giá hiệu quả của các hoạt động công tác. Bên cạnh đó, cần phân công nhiệm vụ giữa các đơn vị trong hoạch định, xây dựng, thực thu chính sách dân tộc, chính sách văn hóa phải thực sự khoa học, tránh chồng chéo, trùng lặp giữa quyền hạn và lợi ích. Cơ chế phối hợp giữa các bên cần chặt chẽ, đặc biệt trong việc chia sẻ, trao đổi, công khai thông tin. Cần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có năng lực, trình độ và sự trong sạch trong hoạch định, xây dựng chính sách để thực hiện đạt các mục tiêu chính sách đề ra. Để làm được điều này cần tăng cường cồng tác bồi dưỡng, đào tạo kiến thức dân tộc, văn hóa dân tọc, tiếng dân tộc và kỹ năng làm việc với vùng đồng bào dân tộc thiểu số cho đội ngũ làm công tác dân tộc, văn hóa và quản lý thực hiện chính sách. Có như vậy thì các chủ trương, chính sách mới được tuyên truyền, phổ biến thực hiện có hiệu quả và đúng mục tiêu.

Trong quá trình hoạch định, xây dựng chính sách, cần có sự phối hợp đồng bộ trong việc nghiên cứu lập hồ sơ những giá trị văn hóa dân gian, những nghi lễ truyền thống (như lễ hội truyền thống, các điệu múa cổ, tế cổ, các di vật cổ) để truyền lại cho các thế hệ sau, không để mai một, thất truyền các giá trị nguyên gốc bằng các hình thức như: nghiên cứu, sưu tầm biên tập xuất bản thành sách, in ấn các băng, đĩa, hình…

Cần xây dựng cơ chế lồng ghép trong triển khai thực hiện chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa với các chính sách, chương trình, kế hoạch khác. Trong những năm qua, tỉnh Thái Nguyên, trong đó có huyện Định Hóa đã ban hành nhiều chương trình, chính sách nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Tuy nhiên cho đến nay, nhiều chương trình, kế hoạch chưa phát huy được hiệu quả nhưmong muốn. Để bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số, trong đó có dân tộc Tày không bị manh mún, dàn trải, cần có cơ chế lồng ghép chính sách, chương trình bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống vào các chương trình, chính sách phát triển của tỉnh như: các chính sách về bảo vệ, phát triển rừng, hệ thống các chính sách giảm nghèo của Trung ương và địa phương, xây dựng nông thôn mới, các chính sách về phát triển giáo dục, y tế cho trẻ em vùng dân tộc thiểu số, nhóm chính sách về hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm, xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa từ tỉnh đến cơ sở, đặc biệt chú trọng việc phát triển du dịch găn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, gắn với phát triển du lịch gắn với yếu tố lịch sử căn cứ địa cách mạng…nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu khôi phục,

giữ gìn văn hoá di sản văn hóa dân tộc tại địa phương.

Được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu và đất đai, Thái Nguyên có nhiều khả năng phát triển du lịch. Chè Thái Nguyên, đặc biệt là chè Tân Cương là sản phẩm nổi tiếng trong cả nước Việt Nam đã từ lâu. Toàn tỉnh hiện có trên 22.3000 ha chè, trong đó Định Hóa cũng là địa chỉ độc đáo, Thái Nguyên là địa phương dẫn đầu cả nước về diện tích, sản lượng và giá trị sản phẩm thu được trên 01 ha đất trồng chè. Cây quế và cây dược liệu tại Định Hóa, Thái Nguyên đã tồn tại từ lâu và phân bố rộng rãi trong rừng tự nhiên. Công tác gây trồng, phát triển một số loại cây dược liệu được quan tâm đầu tư phát triển. Đây là cơ sở để lồng ghép triển khai thực hiện chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa với các chính sách, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế, phát triển du lịch. Du khách đến với Thái nguyên, nơi Khu di tích lịch sử ATK huyện Định Hoá đã được đầu tư, bên cạnh đó còn nơi có Khu du lịch Hồ Núi Cốc nổi tiếng, Khu du lịch Hang Phượng Hoàng, Suối Mỏ Gà tại huyện Võ Nhai, Khu Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam tại thành phố Thái Nguyên và các công trình kiến trúc nghệ thuật đền chùa. Thái Nguyên có thể hình thành các tuyến du lịch nối các điểm tham quan, du lịch trong tỉnh với các điểm du lịch của các tỉnh lân cận, như đến cây đa Tân Trào (Tuyên Quang); Hồ Ba Bể (Bắc Kạn); Pắc Bó (Cao Bằng); Động Tam Thanh, NhịThanh và núi Mẫu Sơn (Lạng Sơn); Tam Đảo - Hồ Đại Lải (Vĩnh Phúc); Đền Hùng (Phú Thọ); Côn Sơn, Yên Tử, Đền Kiếp Bạc (Hải Dương). Định Hóa của Thái Nguyên có tiềm năng du lịch lớn nhưng chưa phát triển mạnh, đang cần thu hút nguồn vốn đầu tư lớn vào lĩnh vực này, trong đó có cả hệ thống khách sạn chất lượng dịch vụ cao. Vì thế cần đẩy mạnh phát triển du lịch gắn với thực hiện chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa người Tày. Thực hiện định hướng và các giải pháp để hình thành và phát triển văn hóa truyền thống, lấy các giá trị văn hóa truyền thống để phát triển du lịch, là sản phẩm du lịch độc đáo và hấp dẫn; đồng thời, lấy hoạt động phục vụ du lịch để bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống là một trong những giải pháp hữu hiệu để khôi phục, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.

Kết hợp khôi phục, gìn giữ di sản văn hóa với việc xúc tiến đầu tư, phát triển mạnh ngành du lịch. Quy hoạch bảo tồn di sản gắn với quy hoạch phát triển du lịch. Thông qua du lịch về thăm căn cứ địa cách mạng và hoạt động trải nghiệm không chỉ giúp quảng bá những nét đặc sắc của văn hóa dân tộc Tày mà còn giúp hình thành, phát triển các dịch vụ và tiêu thụ sản phẩm. Xây dựng các tour, tuyến du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, tìm hiểu về các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể của dân tộc Tày. Để làm được điều này cần có sự định hướng, chỉ đạo của các cơ quan quản lý nhà nước từ tỉnh đến huyện đến cơ sở, liên kết với các công ty du lịch để hợp tác đầu tư phát triển du lịch.

Nâng tầm tổ chức kỷ niệm các Lễ hội: Lễ hội văn hóa, thể thao các dân tộc miền núi, các Hội thi, Hội diễn của đồng bào, giữ nguyên dạng các Lễ hội độc đáo, đặc sắc của bà con dân tộc nhằm thu hút khách tham quan đến tìm hiểu và tham gia cùng đồng bào dân tộc, đồng thời cho chủ thể văn hóa tham gia trực tiếp, góp ý vào các hoạt động văn hóa của dân tộc.

Một phần của tài liệu Biến đổi văn hóa của người Tày ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên hiện nay. (Trang 95 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(162 trang)
w