Khuyến khích sự tham gia của cộngđồng vào công tác bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống của người Tày

Một phần của tài liệu Biến đổi văn hóa của người Tày ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên hiện nay. (Trang 98 - 100)

Bảng 3.2: Sửdụng ngônngữ hiện nay của người Tày trong phạm vi gia đình

4.2.5. Khuyến khích sự tham gia của cộngđồng vào công tác bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống của người Tày

lý tại chỗ. Trường Đại học Thái Nguyên cần chú trọng công tác đào tạo cán bộ quản lý văn hóa cho con em dân tộc Tày để họ bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của người Tày là con đường ngắn nhất để thành công.

4.2.5. Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng vào công tác bảo tồn và phát huy vănhóa truyền thống của người Tày hóa truyền thống của người Tày

Trên cơ sở quy hoạch tổng thể bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa gắn với quy hoạch phát triển kinh tế, cần có các cơ chế, chính sách tạo điều kiện đểcộng đồng tham gia vào công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc thiểu số, đặc biệt chú trọng đến những người dân được trực tiếp tham gia vào các hoạt động bảo vệ và phát huy di sản văn hóa với những lợi ích thiết thực. Đồng thời, huyện Định Hóa cần có giải pháp đồng bộ nhằm huy động nguồn lực trong cộng đồng dân cư, các tổ chức, các cá nhân, doanh nghiệp nhất là nhân dân địa phương để tôn tạo, tu bổ, sửa chữa các giá trị văn hóa truyền thống; vận động các doanh nghiệp địa phương tham gia hỗ trợ thực hiện công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản. Có hình thức khen thưởng xứng đáng những doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đóng góp tích cực đối với công tác bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống.

Vinh danh, đãi ngộ xứng đáng những người có công, những người có uy tín trong bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa đồng bào dân tộc là vấn đề cần thiết, vì chính họ đã sáng tạo và lưu giữ các giá trị văn hóa người Tày thông qua lối sống, phong tục đặc sắc. Già làng, trưởng bản và các nghệ nhân, thầy cúng, thầy mo là những người góp phần quan trọng trong việc tham gia đào tạo, giúp cho thế hệ trẻ nhận thức đầy đủ về ý nghĩa và giá trị của văn hoá cộng đồng dân tộc Tày. Do đó, để phát huy vai trò của già làng, trưởng bản và các nghệ nhân trong việc sưu tầm và bảo tồn, phát huy các giá

trị di sản văn hóa dân tộc, các cấp, các ngành của tỉnh Thái Nguyên, huyện Định Hóa cần quan tâm, có cơ chế chính sách phù hợp đãi ngộ và tôn vinh các nghệ nhân. Phong tặng danh hiệu, tặng bằng khen, giấy khen, vinh danh, khuyến khích họ tâm huyết, nỗ lực đóng góp nhiều hơn nữa cho sự nghiệp bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa.

Thường xuyên mở các lớp, các câu lạc bộ văn hóa truyền thống để các nghệ nhân truyền dạy cho thế hệ trẻ những giá trị văn hóa phi vật thể đặc sắc. Nghiên cứu, xây dựng, ban hành các cơ chế, chính sách đối với các nghệ nhân, già làng, những người gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Tày để tôn vinh, khuyến khích, động viên, nâng cao vai trò trách nhiệm, sự tận tâm của họ đối với công việc được đảm nhiệm. Đồng thời, tạo mọi điều kiện thuận lợi để họ phát huy sở trường, năng lực của mình.

Tuyên truyền cho đồng bào các dân tộc biết tự hào và trân trọng những giá trị tinh thần, đạo đức, phong tục tốt đẹp của mình, phát huy các giá trị văn hóa tích cực truyền thống trong cuộc sống mới. Xây dựng và thực hiện quy ước văn hóa trên cơ sở kết hợp những yếu tố truyền thống tốt đẹp. Tổ chức hình thức hoạt động văn hóa lành mạnh để thu hút nhân dân tham gia.

Khuyến khích việc duy trì những phong tục tập quán lành mạnh của các dân tộc; phục hồi và phát triển các nghề thủ công truyền thống có giá trị tiêu biểu; nghiên cứu và ứng dụng các tri thức về y, dược học cổ truyền; khôi phục và nâng cao các lễ hội truyền thống ,bài trừ hủ tục có hại đến đời sống văn hóa của nhân dân; chống các biểu hiện tiêu cực, thương mại hóa trong tổ chức và các hoạt động lễ hội; duy trì và phát huy các giá trị văn hóa ẩm thực, giá trị về trang phục truyền thống dân tộc và các tri thức dân gian khác.

Phát huy vai trò của thế hệ trẻ trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của người Tày. Giáo dục lòng tự hào dân tộc, tự hào về văn hóa tộc người, nhất là đối với lớp trẻ, để giữ gìn, phát huy vốn văn hóa quý báu của cha ông, tránh tư tưởng học đòi, lai căng làm băng hoại những giá trị mang bản sắc văn hóa dân tộc mình. Đưa các chương trình giới thiệu giá trị văn hóa tộc người vào trong trường học, giáo dục các em học sinh sự tôn trọng và tự hào về văn hóa dân tộc.

Tổ chức dạy tiếng dân tộc cho con em các dân tộc để bất cứ ai trước khi nói được tiếng phổ thông, phải nói được tiếng dân tộc mình. Ngôn ngữ dân tộc là phương tiện hữu hiệu nhất để lưu giữ văn hóa tộc người. Đồng thời, dạy tiếng dân tộc cho cán bộ đang công tác tại địa phương để xoá khoảng cách ngôn ngữ, một trở ngại lớn trong việc tiếp cận và bảo tồn cồng chiêng của đồng bào.

Có chính sách hỗ trợ công tác bảo tồn, phát triển văn hoá, công tác bồi dưỡng, đào tạo cán bộ văn hoá và văn nghệ sĩ các dân tộc trong tỉnh; lồng ghép các chương trình đầu tư vùng sâu, vùng xa đặc biệt khó khăn vào việc hỗ trợ cơ sở vật chất, trang thiết bị văn hoá để nâng cao mức hưởng thụ về văn hoá cho đồng bào các dân tộc. Nhìn chung, những năm qua cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực về cơ bản đáp ứng yêu cầu công tác văn hóa và quản lý văn hóa ở TháiNguyên. Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi thì nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa người Tày tại Định Hóa cũng còn gặp những khó khăn, hạn chế. Cơ sở vật chất, trang thiết bị chuyên dùng còn thiếu, cũ kỹ, lạc hậu, hư hỏng, quy hoạch hoạt động và việc đầu tư xây dựng các công trình văn hóa cần chi phí lớn trong khi nguồn lực còn nhiều hạn chế chưa đáp ứng yêu cầu. Địa bàn dân cư rộng, phân bố dân cư không đồng đều ảnh hưởng đến việc quản lý các hoạt động văn hóa. Các khu vực vùng sâu, vùng xa, nơi có địa hình đi lại khó khăn, điều kiện thời tiết khắc nghiệt đã làm ảnh hưởng lớn đến công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa người Tày tại Định Hóa, Thái Nguyên. Công tác xã hội hóa tuy

đã nhận được sự quan tâm từ các cấp nhưng vẫn chưa thực sự thu hút được sự quan tâm của nhiều đơn vị, doanh nghiệp tại các địa phương. Kinh phí đầu tư còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu hiện nay. Đội ngũ làm công tác văn hóa từ tỉnh đến cơ sở còn thiếu chưa đáp ứng kịp thời khối lượng lớn công việc lại phải kiêm nhiệm thêm nên việc tập trung và phát huy khả năng chuyên môn, nhiệm vụ còn hạn chế. Do nguồn kinh phí hạn hẹp nên chưa thường xuyên tổ chức được lớp tập huấn để nâng cao kỹ năng cho cán bộ văn hóa cơ sở, chưa có điều kiện tổ chức cho cán bộ tham gia tham quan học hỏi kinh nghiệm, tập huấn nghiệp vụ, giao lưu với bạn bè đồng nghiệp của các tỉnh bạn để được mở mang kiến thức tiếp cận cái mới và nâng cao hiểu biết. Vì thế tới đây tỉnh Thái Nguyên phải tập trung đầu tư mọi nguồn lực, huy động sự đóng góp của toàn xã hội cho công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa người Tày tại Định Hóa.

4.2.6. Tăng cường hợp tác trong nghiên cứu giá trị văn hóa truyền thống của người Tày,kết hợp với tiếp nhận và biến đổi giá trị văn hóa mới

Một phần của tài liệu Biến đổi văn hóa của người Tày ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên hiện nay. (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(162 trang)
w