Tác động của quátrình đô thị hóa đến biếnđổi vănhóa của người Tày ở Định Hóa

Một phần của tài liệu Biến đổi văn hóa của người Tày ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên hiện nay. (Trang 84 - 86)

Bảng 3.2: Sửdụng ngônngữ hiện nay của người Tày trong phạm vi gia đình

4.1.2. Tác động của quátrình đô thị hóa đến biếnđổi vănhóa của người Tày ở Định Hóa

có sự phát triển về công nghiệp hóa sớm, sự đầu tư của các công ty nước ngoài diễn ra từ nhiều năm qua. Thái Nguyên là một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho cả nước, hàng năm thu hút được một lượng lớn học sinh, sinh viên trong nước tham gia. Các trường đại học, cao đẳng trong tỉnh có sự hợp tác quốc tế rất mạnh, năng động về phát triển kinh tế, xã hội, y tế, giáo dục... Cơ hội đó đã tạo điều kiện cho đồng bào các dân tộc trong tỉnh có sự tiếp xúc, giao lưu với các nền văn hóa khác nhau, đó chính là yếu tố căn bản làm thay đổi nhận thức của cộng đồng người Tày dẫn đến những biến đổi văn hóa, trong đó bao gồm cả những yếu tố tích cực và tiêu cực.

4.1.2. Tác động của quá trình đô thị hóa đến biến đổi văn hóa của người Tày ở ĐịnhHóa Hóa

Đô thị hoá là một quá trình có tính quy luật trong sự vận động, phát triển của xã hội loài người. Sự hình thành, phát triển của đô thị xét đến cùng được quy định bởi yêu cầu của sự phát triển sản xuất. Từ xã hội nông nghiệp,nông thôn chuyển sang xã hội công nghiệp, đô thị hoá luôn chịu sự tương tác qua lại của những quy luật bảo lưu, kế thừa, đổi mới và phát triển. Sự tác động của quá trình đô thị hoá đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở tỉnh Thái Nguyên nói chung, người Tày ở Định Hóa nói riêng được thể hiện trên tất cả các khía cạnh của đời sống xã hội, cả lịch sử lẫn hiện tại; cả phong tục tập quán lẫn những yếu tố văn minh hiện đại; cả tích cực lẫn tiêu cực.

Quá trình đô thị hoá gắn với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, vì thế hiện nay, đến trung tâm các tỉnh, huyện, thậm chí các thị tứ ở các vùng dân tộc thiểu số và miền núi, trong đó có huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên chúng ta cũng cảm nhận được tốc độ của đô thị hóa. Đô thị hoá đã tạo điều kiện để cơ cấu kinh tế chuyển biến đúng hướng. Tỷ trọng kinh tế nông - lâm nghiệp trong

sản phẩm xã hội nhìn chung có chiều hướng giảm. Công nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu kinh tế có nâng lên. Trong nông nghiệp thì cây lương thực vẫn được coi trọng và chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá, thâm canh, tăng vụ. Các loại cây công nghiệp ngày càng phát triển và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu cây trồng. Sản xuất lâm nghiệp từ chỗ khai thác là chủ yếu đã chuyển dần sang trồng, chăm sóc và chế biến. Song song với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng đã tạo điều kiện để giải quyết việc làm mới cho nhân dân trong vùng. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hoá giúp đời sống người Tày ở huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên được cải thiện đáng kể. Giáo dục, văn hoá và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân cũng đạt được những thành tựu đáng kể. Nhiều yếu tố văn hoá mới đã được người Tày tiếp thu, đồng thời nhiều tập tục lạc hậu đã bị loại bỏ dần... Các thiết chế văn hoá như: Trung tâm sinh hoạt văn hoá cộng đồng, được xây dựng. Song việc đô thị hóa kéo theo nhiều thách thức với vùng dân tộc thiểu số và miền núi, trong đó có tỉnh Thái Nguyên, có huyện Định Hóa. Đó là tình trạng thu hẹp đất nông nghiệp, lâm nghiệp, không gian sống của người dân.

Đồng bào Tày trong truyền thống vốn sống khép kín, văn hóa, sinh kế phụ thuộc vào môi trường thiên nhiên, vì vậy với tốc độ đô thị hóa nhanh nhưhiện nay đã tác động mạnh mẽ đến đời sống văn hóa của họ, điều đó cũng tạo ra những yếu tố tích cực giúp đời sống của người Tày nơi đây được cải thiện, hòa nhịp vào xu thế phát triển của đất nước, của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới song cũng đặt ra nhiều thách thức, nhất là trong vấn đề bảo tồn, bảo lưu và gìn giữ các giá trị văn hóa đặc trưng của tộc người. Điều này thấy rõ, quá trình đô thị hóa tác động làm biến đổi cảnh quan cư trú, làng bản nhà ở, trang phục, lễ hội, thậm chí cả các hoạt động sinh kế của cộng đồng người Tày một cách rõ nét. Điều quan trọng là làm thế nào để đồng bào Tày thích ứng một cách tốt nhất, phù hợp nhất song vẫn cần phải chú ý các đặc thù về văn hóa, thói quen, tập quán sản xuất để xây dựng thiết chế đô thị vừa hiện đại nhưng vẫn mang bản sắc vùng dân tộc thiểu số miền núi, vùng căn cứ địa cách mạng của tỉnh Thái Nguyên.

Xu hướng hiện nay luôn tạo ra hai mặt tích cực, tiêu cực của quá trình phát triển trên mọi phương diện. Người Tày có nhiều cơ hội, nhưng cũng gặp không ít thách thức trong quá trình thực hiện đô thị hóa. Nhiều năm qua, văn hóa người Kinh có sự giao thoa với văn hóa các tộc người khác. Người Tày ở Định Hóa, Thái Nguyên cũng đã từng coi văn hóa của người Kinh có tính hiện đại, nên họ làm theo và có một bộ phận, đặc biệt là giới trẻ coi nhẹ văn hóa truyền thống. Bên cạnh đó, việc tiếp thu văn hóa phương Tây đang diễn ra khá mạnh. Nhiều con em của đồng bào hiện nay đang làm việc với các đối tác nước ngoài, học tập tại nước ngoài, kết hôn với người nước ngoài… nên nhiều yếu tố văn hóa truyền thống đã được giản tiện, lược bỏ chính trong những cá nhân, gia đình đó.

Văn hóa biến đổi do tác động của các phương tiện thông tin truyền thông không phải là hiện tượng cá biệt của tộc người nào, mà là xu thế chung, xu thế tất yếu trong quá trình đô thị hóa và sự phát triển nền kinh tế thị trường [38]. Do số lượng người Kinh ít hơn số lượng người Tày cư trú tại khu vực đó, nên đã bị văn hóa Tày lấn át về cơ bản, nhất là các yếu tố thuộc về phong tục tập quán. Như vậy, quá trình tiếp biến văn hóa của tộc người Tày ở TháiNguyên diễn ra theo hai hướng là người Tày bị hòa nhập về văn hóa hoặc người Tày nơi đây hòa nhập văn hóa dân tộc Kinh cùng một số các dân tộc khác. Song, xu hướng hiện nay của văn hóa Tày là giảm thiểu giá trị văn hóa truyền thống bởi các nền văn hóa khác có sự phát triển rầm rộ hơn trong quá trình giao lưu. Đây là xu hướng

khiến cho họ phải loại bỏ toàn bộ cái mình đang có để lĩnh hội cái được coi là mới.

Một phần của tài liệu Biến đổi văn hóa của người Tày ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên hiện nay. (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(162 trang)
w