Nhân học người Mỹ là J. Stewward khởi xướng thông qua cuốn sách Lý thuyết về biến đổi văn hóa, phương pháp luận về tiến hóa đa hệ (Theory of Cuture Change the Methodology of Multilinear Evolution).
Thuyết Biến đổi văn hóa mà J. Stewward đưa ra quan tâm đến những đặc tính chung của các nền văn hóa cách xa nhau về địa lí. Mỗi nền văn hóa có cách tiến hóa khác nhau tùy thuộc vào những điều kiện đặc thù của mỗi nền văn hóa ấy. Triết lí căn bản của thuyết Biến đổi văn hóa là trong quá trình tồn tại và phát triển, văn hóa hiểu theo nghĩa rộng gồm cả xã hội và các khía cạnh của xã hội không đứng yên mà luôn luôn vận động thay đổi. Theo Stewward, đứng yên chỉ là trạng thái tương đối còn biến đổi là trạng thái tuyệt đối. Thuộc tính biến đổi nằm trong chính nội hàm của thuật ngữ văn hóa. Biến đổi văn hóa là một quá trình tất yếu diễn ra trong mọi thời đại ở tất cả các tộc người, ở cả trong xã hội phát triển và đang phát triển, chậm phát triển. Tiền đề của biến đổi là sự lựa chọn của các tộc người. Văn hóa các tộc người luôn biến đổi để thích nghi với những biến đổi đã và đang diễn ra xung quanh tộc người và có tác động đến đời sống tộc người. Khi nghiên cứu về biến đổi văn hóa, các nhà nhân học thường lý giải dưới nhiều góc độ và cách tiếp cận khác nhau như Tiến hóa luận, Truyền bá văn hóa, Thuyết sinh thái văn hóa… Trong luận án này, NCS dùng thuyết biến đổi văn hóa để phân tích sự vận động, tiếp nhận và thay đổi văn hóa của người Tày qua mỗi thời kì phát triển của lịch sử đất nước, của tộc người, trong đó chú ý đến sự mai một, suy giảm hay biến đổi các giá trị văn hóa truyền thống.
* Lý thuyết giao lưu, tiếp biến văn hóa được trường phái nhân học AngloSaxon đưa vào Mỹ cuối thế kỷ XIX, chỉ sự tiếp xúc rộng rãi lâu dài giữa hai nền văn hóa khác nhau và hậu quả của sự tiếp xúc này là sự thay đổi hay biến đổi của một số loại hình của cả hai nền văn hóa đó. Ngày nay, trongquá trình hội nhập và toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ, giao lưu, tiếp nhận các giá trị văn hóa của các tộc người khác nhau là không tránh khỏi. Do đó, về phương pháp luận, khi nghiên cứu về văn hóa tộc người nói chung, văn hóa của người Tày nói riêng không chỉ xem xét trong trạng thái tĩnh (nguyên vẹn và truyền thống) mà phải đặt nó trong trạng thái động (quá trình biến đổi). Tiếp biến văn hóa cần được đặt trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế bởi hội nhập quốc tế là một chiều kích khác tác động vào sự phát triển văn hóa thông qua các cơ chế hợp tác. Ngoài ra hội nhập quốc tế còn đi theo một cơ chế tự thân, thông qua các con đường tương tác xã hội, tương tác cá nhân. Trong quá trình này, chủ nhân của các nền văn hóa có thể học hỏi lẫn nhau, ảnh hưởng lẫn nhau. Đây là quá trình tự diễn biến mang tính tự nhiên, là một quá trình bên trong, với sự hậu thuẫn tích cực của hệ thống truyền thông, các phương tiện kĩ thuật hiện đại của kỉ nguyên số. Đặt bối cảnh phát triển văn hóa của Việt Nam hiện nay, trong đó có văn hóa của người Tày ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên, sự giao thoa, tiếp nhận văn hóa của các tộc người khác nhau, cùng với sự tác động của các yếu tố khoa học kĩ thuật, thông tin truyền thông đến biến đổi các thành tố văn hóa là không thể tránh khỏi.
* Lý thuyết về Bản sắc văn hóa tộc người được F. Boas đưa ra để chỉ tính đặc thù của văn hóa tộc người, đó chính là bản sắc riêng, có tính riêng biệt trong văn hóa. Bản sắc văn hóa tộc người là những nét đẹp, những tinh hoa đã được chắt lọc từ trong cuộc sống của cộng đồng, được cộng đồng thừa nhận, là sự kết nối, gắn bó giữa con người với nhau, là tài sản vô giá của cả cộng đồng, nó
tạo nên sức sống diệu kỳ và sức mạnh tinh thần để vượt qua những khó khăn, thử thách, những trở ngại trong cuộc sống. Trong luận án này, NCS vận dụng Lý thuyết về Bản sắc văn hóa tộc người để nghiên cứu, nhận diện những sắc thái riêng trong đời sống văn hóa của người Tày ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên trong bối cảnh đẩy mạnh CNH, HĐH, đô thị hóa, chuyển đổi số, xây dựng nền kinh tế số, xã hội số, tiếp tục mở cửa, giaolưu hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của đất nước, nhất là trong điều kiện phát triển của địa phương Định Hóa, Thái Nguyên.
* Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về bảo tồn các giá trị văn hóa tộc người từ thời kỳ đổi mới đến nay
Trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm, Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII (1998), Đảng ta nêu rõ:
Phương hướng chung của sự nghiệp văn hóa nước ta là phát huy chủ nghĩa yêu nước và truyền thống đại đoàn kết dân tộc, ý thức độc lập tự chủ, tự cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, làm cho văn hóa thâm sâu vào toàn bộ đời sỗng và hoạt động xã hội, vào từng người, từng gia đình, từng tập thể và cộng đồng, từng địa bàn dân cư, vào mọi lĩnh vực sinh hoạt và quan hệ con người, tạo nên trên đất nước ta đời sống tinh thần cao đẹp, trình độ dân trí cao, khoa học phát triển, phục vụ đặc lực sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, tiến bước vững chắc lên Chủ nghĩa xã hội [11, tr.15].
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI (2014), trên cơ sở tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII (1998) Đảng ta tiếp tục xác định vai trò quan trọng của Văn hóa trong phát triển đất nước đã ban hành Nghị quyết số 33-NQ/TW) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước xác định những quan điểm quan trọng định hướng cho việc nhận thức, giải quyết các vấn đề lý luận, thực tiễn văn hóa đất nước trong giai đoạn mới hiện nay và những năm tiếp theo: “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất trong đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, với các đặc trưng dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học”.
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng cũng khẳng định: “Bảo vệ và phát huy các giá trị tốt đẹp, bền vững trong truyền thống văn hóa Việt Nam. Đẩy mạnh giáo dục nâng cao nhận thức, ..., gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc của người Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ” [45, tr.143].
Tại Hội nghị văn hóa toàn quốc nhằm triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tới dự và có bài phát biểu quan trọng, trong đó nhấn mạnh đến việc bảo tồn và phát huy văn hóa các dân tộc, xem đây là một trong bốn giải pháp quan trọng để phát triển văn hóa Việt Nam trong giai đoạn hiện nay: “Thứ ba là quan tâm hơn nữa đến việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các vùng, miền, của đồng bào các dân tộc, kết hợp với tiếp thu tinh hoa văn hóa của thời đại” [108].
gia trong xu thế hội toàn cầu hóa văn hóa, kinh tế thị trường định hướng XHCN nói chung và đối với việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các tộc người thiểu số, tộc người Tày nói riêng.