Bảng 3.2: Sửdụng ngônngữ hiện nay của người Tày trong phạm vi gia đình
4.2.2. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa, huy động nguồn lực thực hiện có hiệu quả công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống
Hiện nay, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên còn lưu giữ đậm nét những đặc trưng văn hóa của các dân tộc thiểu số trong đó nổi bật là dân tộc Tày chiếm gần 50% dân số. Song với tác động của nhiều nhân tố, đặc biệt là tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế, văn hóa truyền thống của người Tày đang có những biến đổi sâu sắc. Các giá trị văn hóa của người Tày có nguy cơ mai một, mất đi bản sắc. Văn hóa truyền thống của người Tày ở Định Hóa cũng như văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số khác ở nước ta vừa có những giá trị tốt đẹp, tiến bộ vừa chứa đựng những yếu tố không còn phù hợp với xã hội hiện đại. Cho nên, cần có các biện pháp để bảo tồn, phát huy nhằm nâng cao các giá trị truyền thống bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số nói chung và dân tộc Tày ở Định Hóa nói riêng. Với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, những năm qua, công tác xã hội hóa tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên được các cấp chính quyền quan tâm đẩy mạnh và đạt được những kết quả đáng khích lệ, góp phần huy động nguồn lực, thực hiện ngày càng tốt hơn công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa. Tuy nhiên, các giá trị văn hóa truyền thống của người Tày vẫn cần được tăng cường nguồn lực nếu muốn các gias trị ấy được gìn giữ và trao truyền cho tương lai.
Để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Tày ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới, việc đẩy mạnh công tác xã hội hóa, huy động nguồn lực thực hiện có hiệu quả công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống là giải pháp quan trọng, là một động lực để bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc. Xã hội hóa các hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa là vận động các tổ chức xã hội và nhân dân, xây dựng cộng đồng trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân với các cơ quan nhà nước, là sự mở rộng nguồn đầu tư, khai thác các tiềm năng về nhân lực, vật lực và tài lực trong xã hội tham gia vào sự nghiệp bảo vệ, phát huy các di sản văn hóa theo phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm.Xã hội hóa sẽ góp phần giảm bớt cho nhà nước những gánh nặng về tài chính, khai thác tiềm lực của toàn xã hội và tạo điều kiện cho nhà nước đầu tư các công trình trọng điểm.
Để thực hiện tốt công tác xã hội hóa việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc, các cấp, các ngành của tỉnh Thái Nguyên cần tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục, tạo điều kiện tổ chức và hướng dẫn cho các tổ chức và các đơn vị xã hội ở cơ sở, trong đó hết sức chú trọng việc khai thác tinh thần tự nguyện tự giác của quần chúng để mọi người coi việc bảo vệ và phát huy các di sản là vì mình và cho mình. Tăng cường hợp tác quốc tế trong bảo vệ, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống người dân tộc thiểu số nhằm tranh thủ sự ủng hộ quốc tế dưới nhiều hình thức: viện trợ tài chính, thiết bị kỹ thuật, công nghệ và đào tạo cán bộ.
Ngoài nguồn ngân sách nhà nước, huy động, vận động các nguồn lực xã hội đóng góp vào công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa; các cấp, các ngành có liên quan và chính quyền địa phương cần tăng cường cơ chế giám sát quá trình sử dụng nguồn ngân sách nhà nước, kinh phí huy động từ nhân dân, cơ quan, doanh nghiệp tránh thất thoát, đầu tư kém hiệu quả, không đúng mục đích. Tỉnh Thái Nguyên cần huy động các nguồn lực, đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa; khuyến khích, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh đóng góp, hỗ trợ cho công tác bảo vệ, trùng tu, tôn tạo và phát huy giá trị văn hóa nói chung, văn hoas
người Tày nói riêng. Hằng năm UBND huyện Định Hóa nên dành kinh phí kiểm tra, giám sát việc giữ gìn, bảo tồn các giá trị văn hóa vật thể như nhà ở, trang phục...và quảng bá, giới thiệu các giá trị văn hóa vật thể như lễ hội, dân ca, dân vũ. Qua đó đề cao ý thức bảo vệ di tích của nhân dân địa phương và đa dạng hoạt động du lịch, thu hút du khách tham quan. Đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa; khuyến khích, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh đóng góp, hỗ trợ cho công tác bảo vệ, trùng tu, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa. Quản lý chặt chẽ việc thu phí tham quan, không để xảy ra tiêu cực, trong đó chú trọng dành phần thu để tái đầu tư cho việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống.
4.2.3. Xây dựng cơ chế phối hợp, đẩy mạnh phát triển du lịch gắn với thực hiện chínhsách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa người Tày