Một số đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hộ

Một phần của tài liệu Biến đổi văn hóa của người Tày ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên hiện nay. (Trang 33 - 39)

* Đặc điểm kinh tế

Người Tày ở đây chủ yếu sinh sống bằng phương thức trồng trọt, chăn nuôi. Người ta khai phá nương rẫy từ rừng tự nhiên rất màu mỡ thích hợp với từng loại cây trồng như lúa, ngô, khoai, sắn, lạc, vừng... Với đặc điểm cư trú ở những vùng thấp, ven chân đồi nơi có nguồn nước nên người Tày có điều kiện thuận lợi để canh tác lúa nước. Ruộng của người Tày được khai phá từ đất bằng phẳng ven sông ở các vùng thung lũng có độ màu mỡ cao hoặc khai phá các thửa ruộng rìa đồi rừng. Tên các cánh đồng đó thường được bắt đầu bằng từ “nà” như Nà Chằm, Nà Luông, Nà Phai… Trong canh tác lúa nước người Tày biết dùng phân bón, chủ yếu là phân trâu để bón ruộng. Hệ thống thủy lợi tương đối phát triển bao gồm: hệ thống mương, phai. Người Tày ở huyện Định Hóa biết sáng tạo ra những chiếc cọn dẫn nước từ khe suối lên ruộng bậc thang, đảm bảo việc tưới tiêu có hiệu quả. Ngoài trồng trọt đồng bào còn biết khai thác nguồn lợi từ thiên nhiên: trên rừng, dưới sông, suối, trong lòng đất. Đồng bào Tày còn chăn nuôi nhiều loại gia súc, gia cầm như gà, vịt, lợn, trâu, bò, chăn nuôi cá cùng với một số nghề thủ công truyền thống như nghề dệt vải, nghề đan lát, nghề làm mộc…và đó cũng là nguồn thu nhập quan trọng đảm bảo đời sống của dân tộc Tày. Hiện nay, đồng bào còn nuôi trồng một số cây công nghiệp như chè để xuất khẩu ra nhiều địa phương khác, trongđó chè là cây công nghiệp quan trọng nhất vì nó có giá trị kinh tế ổn định, là một trong những nông sản xuất khẩu chủ yếu.

Theo báo cáo của UBND huyện Định Hóa, năm 2019: Tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2019 đạt 51.213 tấn/51.340 tấn, bằng 99,8% kế hoạch, tăng 0,4% so với cùng kỳ năm 2018; các loại rau và cây màu đạt khá1. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản ước đạt 1.028 tỷ đồng (giá so sánh năm 2010), đạt 99,9% kế hoạch. Giá trị sản phẩm/01 ha đất nông nghiệp trồng trọt ước đạt 85,2 triệu đồng, đạt 102,7% kế hoạch. Sản lượng thuỷ sản năm 2019 đạt 1.134 tấn/1.100tấn, bằng 103% kế hoạch. Diện tích chè của huyện hiện có 2.647 ha, sản lượng chè búp tươi năm 2019 đạt

1 Cây lúa: diện tích cấy: 8.780,11 ha/8.746 ha, bằng 100,4% KH, năng suất bình quân cả năm ước đạt: 53,64 tạ/ha, sản lượng ước đạt 47.098 tấn/47.090 tấn, bằng 100,02% KH năm, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2018. Cây ngô: diện tích trồng đạt 926,16 ha/ 990 ha, bằng 93,55 % KH, năng suất ước đạt: 44,43 tạ/ha, sản lượng ước đạt: 4.115 tấn/4.250 tấn, bằng 96,8% KH. * Cây màu: Cây khoai lang trồng đạt: 191,35 ha/200 ha 95,67 %KH, sản lượng ước đạt 1.089 tấn/1.129 tấn 96,45 % KH, tăng 9,8% so với năm 2018;Cây lạc trồng: 117,3 ha/115 ha bằng 102%KH, sản lượng ước đạt 185,3 tấn/183 tấn, bằng 101,25% KH, tăng 6% so với năm 2018...

25.538 tấn, bằng 102,2% kế hoạch. Không chỉ giỏi về chăn nuôi, trồng trọt, người Tày còn làm các nghề thủ công truyền thống như khai thác, chế biến nông sản và dược liệu; thêu dệt và các vật liệu mặt hàng sợi bông, thổ cẩm, vải nhuộm, sáng chế ra các công cụ lao động, đồ dùng sinh hoạt và các đồ trang sức.

* Đặc điểm văn hóa - Văn hóa vật chất

Trong xã hội người Tày xưa kia có tập quán cư trú thành làng bản. Bản là đơn vị tụ cư của nhiều dòng họ lấy quan hệ láng giềng làm cơ sở, có thiết chế tự quản và những quy định riêng. Ngoài đơn vị bản có nơi còn tổ chức thành mường, có cả bộ máy hành chính dưới quyền của chúa mường. Ngày nay, người Tày sống tập trung thành làng bản, được tạo dựng ở những thung lũng gần suối hay đồi núi bao quanh, trên những gò đất hay mô đất thấp. Tên gọi của bản thường được đệm từ “” (ruộng), “pác” (cửa), “khuổi” (suối) như: Nà Loòng, Nà Poọc, Pác Máng, Pác Cáp… Quy mô bản vừa và nhỏ, mỗi bản thường chỉ có 30 đến 60 nóc nhà. Có bản phân tán mỗi nơi vài hộ để tiện canh tiện cư, tận dụng đất đai trồng trọt, chăn nuôi. Do đó có bản ở hẻo lánhtrong các khe suối, thung lũng núi rừng mênh mông, gần như biệt lập với bên ngoài. Xung quanh bản làng, người Tày thường rào giậu làm vườn rau, cây ăn quả… Mỗi bản có phạm vi cư trú và đất đai trồng trọt riêng, đường phân giới thường là đường mòn, khe núi, khe suối, đèo cao… được công nhận theo quy ước của dân bản. Ý thức về địa vực cư trú ấy được truyền từ đời này sang đời khác trong dân cư của làng bản.

Nhà của người Tày được xây dựng theo thế đất và thường hướng ra cánh đồng, họ cư trú trên nhà sàn làm bằng tre nứa, ngày nay nhiều hộ chuyển sang ở nhà đất hoặc nhà nửa sàn, nửa đất, nhưng nhà sàn vẫn là loại hình nhà ở truyền thống của người Tày. Người Tày thường ăn ba bữa một ngày, lương thực chính là gạo, ngoài ra còn có ngô, khoai, sắn... Người Tày chủ yếu sử dụng các loại rau tự trồng và các sản phẩm hái lượm từ rừng như măng, nấm, một số loại rau củ quả dại. Người Tày có nhiều món ăn nổi tiếng là vịt quay, khâu nhục. Đồng bào thường có tập quán dự trữ lương thực, thực phẩm và có nhiều cách bảo quản thực phẩm dùng trong cả tháng hoặc cả năm. Người phụ nữ Tày biết làm nhiều loại bánh chế biến từ gạo, ngô, khoai, sắn, khoai sọ... Người Tày thường uống trà, nước vối, nước nhân trần hoặc một số loài cây cỏ nhất định. Trong các bữa cơm, đàn ông hay uống rượu, khi gia đình có khách người ta thường đem rượu để mời nhằm thể hiện lòng hiếu khách. Trang phục truyền thống của người Tày được may từ vải sợi bông hoặc tơ tằm tự dệt với gam màu chàm chủ đạo và không có hoa văn trang trí. Người Tày chủ yếu thêu hoa văn trang trí trên mũ, yếm của trẻ em và trên trang phục của thầy cúng, màu sắc hài hòa và đẹp mắt, phản ánh giá trị thẩm mĩ của tộc người.

- Văn hóa tinh thần

Về cơ bản đời sống người Tày nói chung, người Tày ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên nói riêng xuất phát từ cuộc sống lao động thuần nông nên nhiều giá trị của đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân đã hình thành, phát triển phong phú, thể hiện qua các làn điệu hát then, hát lượn, hát cọi, hát ru,hát đồng dao, nhảy sạp, chơi đàn tính, hát ví. Ngoài ra còn thực hiện các nghi lễ đặc sắc, các trò chơi dân gian phong phú như: Tung còn, đẩy gậy, cà kheo... được diễn ra trong các lễ hội truyền thống

và lưu truyền qua nhiều thế hệ.

Người Tày thường hướng tới thế giới tâm linh, coi vạn vật đều có linh hồn, ngoài thờ cúng tổ tiên, ông bà đồng bào còn thờ cả các vị thánh thần. Người Tày chia ma thành hai loại: ma lành và ma dữ. Ma lành gồm: ma tổ tiên, ma bếp, ma thổ công, ma bà mụ… là những ma bảo vệ che chở cho con cháu và gia súc, con cháu không được làm phật ý nếu không sẽ có thể bị trách phạt bởi các linh thần này. Ma dữ bao gồm: ma sông, ma núi, ma cây to, ma người chết vì tai nạn, ma gà… Người Tày kiêng sợ nhất là ma gà. Ma gà mà nhập vào người sống sẽ chuyên đi hại người. Gia đình nào bị coi là có ma gà thì rất khó lấy vợ, lấy chồng, luôn bị hàng xóm xa lánh. Để cầu mong sự bảo vệ, che chở và phù hộ của ma lành, hàng năm đồng bào Tày ở Định Hóa tổ chức rất nhiều nghi lễ cúng. Thầy cúng được coi là cầu nối giữa con người với thế giới của các đấng thần linh ngự trị. Hầu như bản nào cũng có vài người làm nghề thầy cúng và thầy cúng rất được mọi người kính trọng.

Thờ cúng tổ tiên và các vị thần che chở cho gia đình là một hình thức thờ cúng quan trọng nhất trong đời sống tâm linh của người Tày đó là thờ cúng tổ tiên. Người Tày ở Định Hóa còn thờ các vị thần che chở bảo vệ cho gia đình, làng bản như thờ Bà Mụ, Vua Bếp, Thần Tài, Thổ Công, Thành Hoàng Làng. Hầu như trong gia đình người Tày nào cũng có bàn thờ Bà Mụ, Vua Bếp bởi họ quan niệm rằng Bà Mụ là vị thần cai quản và bảo hộ cho trẻ em, thường đặt ngay sát vách ngoài cửa buồng. Vua Bếp là vị thần cai quản theo dõi công việc làm ăn ở trong nhà mình suốt cả năm để đến cuối năm lên tâu trình với Ngọc Hoàng. Người Tày thờ Vua Bếp ở ngay trong nhà bếp và ngày rằm, mồng 1 hàng tháng chỉ thắp hương, khấn vái, đến ngày 23 tháng Chạp mới cần phải có lễ vật. Khi trong nhà có việc, người ta đều thắp hương và cầu khấn vua bếp phù hộ, bảo vệ cho mọi sự được may mắn tốt lành.

Đồng bào Tày tin rằng thần tài là người đem của cải, vàng bạc, gia súc, gia cầm về cho nhà mình và bảo vệ tất cả của cải trong gia đình. Để thờ thần tài người Tày cắm một lọ hương ở bên cửa ra vào hay ở đầu cầu thang lên sàn nhà. Thổ công là vị thần bảo vệ và che chở cho cả bản làng. Theo quan niệm của đồng bào, vị thần này là người có thật, có công lao xây dựng bản làng. Khi qua đời họ được dân bản nhớ ơn, thờ làm thần bản mệnh của cả bản. Nơi thờ thần thổ công thường ở đầu hay cuối làng bản, nơi có gốc cây to, nơi có nhiều người qua lại. Người ta làm một cái lều nhỏ với đôi gắp gianh và đặt một ống hương ở trong. Vào dịp tết nguyên đán hay trong lễ cầu mùa, các gia đình mang lễ vật đến miếu thờ để cúng thổ thần. Miếu thờ thổ thần có ở mọi làng bản của người Tày ở Định Hóa để bảo vệ, che chở cho cả làng như một yếu tố không thể thiếu được trong đời sống tâm linh của cộng đồng làng bản người Tày nơi đây.

Trong đời sống văn hóa tinh thần của mình, người Tày có nhiều phong tục tập quán cổ truyền mang đậm sắc thái văn hóa tộc người được thể hiện trong những ngày lễ tết, hội hè... Vào dịp đầu xuân, người Tày thường tổ chức lễ hội Lồng tồng nhằm cầu mong mưa thuận gió hòa, một năm mùa màng bội thu, gia đình yên ấm, no đủ. Khi cày bừa xong, khi gieo mạ, lúc lúa ra đòng, khi gặt hái đồng bào đều tổ chức một lễ cúng nhỏ thần ruộng và thần lúa. Đặc biệt là lễ cơm mới. Khi lúa bắt đầu chín, gia chủ hái vài bông treo trên bàn thờ tổ tiên, ngụ ý mời tổ tiên về chứng giám. Sau đó, họ thổi cơm từ những lượm lúa mới gặt, cúng tổ tiên, thần thánh và mời anh em họ hàng đến ăn mừng. Đối với một số loại cây trồng, đồng bào cũng áp dụng một số hình thức ma thuật. Muốn cho bầu bí

khỏi thui, người ta treo những bùi nhùi rơm nhỏ lên cây với ngụ ý là mong cho quả khỏi rụng; hay khi trồng khoai sọ, khoai lang đồng bào Tày thường chôn theo một hòn đá có hình tương tự củ khoai để mong cho khoai chắc củ, củ to và không bị hà, thối…

Xã hội người Tày không có một tôn giáo chính thống nào nhưng là xã hội ảnh hưởng đa giáo, trong đó có cả Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo kết hợpvới tín ngưỡng dân gian. Với những quan niệm thần bí trong ý thức của mình, người Tày đã mường tượng ra nhiều thần thánh, ma quỷ có sự chi phối vào cuộc sống con người, trước hết đó là ma (Phi). Đời sống văn hóa nghệ thuật của đồng bào cũng hết sức đa dạng, phong phú thể hiện qua các làn điệu dân ca như then, lượn, phong slư, các thể loại truyện chữ nôm, các thành ngữ, tục ngữ, câu đố… Then là loại hình nghệ thuật vừa mang tính tôn giáo, vừa là yếu tố nghệ thuật truyền thống đặc sắc được quần chúng yêu thích cả về giai điệu dìu dặt tha thiết của cây đàn tính, cả về giọng hát của người ca. Lượn và phong slư là thể loại thơ trữ tình của thanh niên nam nữ. Thành ngữ, tục ngữ là thể loại truyền miệng nói về kinh nghiệm lao động sản xuất, về dự báo thời tiết, quan hệ xã hội… có dấu ấn trong mọi cuộc sống và có giá trị thực tiễn cao. Đó là những yếu tố tạo nên sự cố kết cộng đồng và cũng là nét đặc trưng trong đời sống tâm linh của người Tày.

* Văn hóa xã hội

Hiện nay, tỉnh Thái Nguyên có 9 dân tộc anh em cùng cư trú, trong đó ở huyện Định Hóa có 8 dân tộc (Tày, Nùng, Kinh, Hoa, Sán Chay, Dao, Sán Dìu, Hmông) song tất cả đều hòa nhập trong một cộng đồng cùng chung sống trên một lãnh thổ để bảo vệ xây dựng quê hương. Quan hệ xã hội giữa những người cùng sống trong bản làng người Tày thân tình, cởi mở, đoàn kết. Họ sẵn sàng tương trợ giúp đỡ lẫn nhau mỗi khi gia đình nào có việc lớn. Mối quan hệ này góp phần nâng cao năng suất lao động đồng thời thắt chặt tình thân giữa hàng xóm làng giềng.

Gia đình người Tày là gia đình nhỏ phụ hệ. Vai trò của người đàn ông trong gia đình bao giờ cũng là trụ cột quyết định những vấn đề lớn như thờ cúng, khai phá ruộng nương, làm nhà tổ chức việc cưới, việc tang; cùng với con trai lớn thực hiện những công việc nặng nhọc như: cày bừa, phát nương rẫy, chế tạo công cụ, bảo vệ mùa màng đánh bắt cá...; người vợ cùng các con gái đảm nhận các công việc nội trợ, dệt vải, chăn nuôi gia súc, gia cầm, cấy lúa, tra ngô, bón phân, làm cỏ...Người Tày có tục nhận con nuôi, đây là mộtsự khác biệt không phải dân tộc thiểu số nào cũng có. Nhận con nuôi có nhiều dạng, nhiều nguyên nhân như: đỡ đầu ăn học, chữa khỏi bệnh, truyền dạy nghề thầy cúng… Nhận con nuôi nhưng không nhất thiết phải đem về nuôi dạy trong gia đình. Mặc dù vậy, khi nhà bố mẹ nuôi có công việc bận rộn hay khi gặp khó khăn, con nuôi phải có trách nhiệm giúp đỡ như đối với cha mẹ đẻ của mình. Bố mẹ nuôi cũng phải có trách nhiệm bảo vệ, giúp đỡ con nuôi nhưng chủ yếu là về mặt tinh thần. Một dạng khác là nhận con nuôi thực sự là nhận con thừa tự, được đón về ăn ở hẳn tại nhà bố mẹ nuôi, coi bố mẹ nuôi như bố mẹ đẻ. Con thừa tự phải làm mọi nghĩa vụ của một người con và được hưởng mọi quyền lợi như con trai trong nhà bố mẹ nuôi. Ngoài ra, các chàng trai, cô gái người Tày khi gặp bạn cùng giới có thể cùng dân tộc, có thể khác dân tộc nhưng qua trao đổi chuyện trò, đi lại với nhau mà thấy hợp nhau thì họ sẽ kết tồng với nhau, coi nhau như anh em, chị em ruột thịt. Khi kết bạn tồng rồi, họ rất có trách nhiệm với nhau, chia sẻ buồn vui với nhau. Đặc biệt khi ông bà, bố mẹ của bạn qua đời, họ phải sắm lễ vật hiến tế và để tang báo hiếu

như đối với ông bà, bố mẹ mình. Sau này, trải qua nhiều đời, con cháu họ vẫn tiếp tục giữ mối tình thân thiết đó. Tục nhận con nuôi và kết bạn tồng thực sự là một nét đẹp, một nét văn hóa độc đáo, thuần phong mỹ tục của người Tày nơi đây và cũng là cơ sở để tạo nên sự cố kết cộng đồng dân tộc.

Giáo dục được coi là yếu tố quan trọng để duy trì và trao truyền các giá trị văn hóa. Trong truyền thống, các giá trị văn hóa của tộc người như các tri thức dân gian về kinh nghiệm sản xuất, gieo trồng, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên; thực hành các nghi lễ của gia đình, cộng đồng, ngôn ngữ, chữ viết… thường được thể hiện qua môi trường gia đình, trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trước đây khoảng cách trong giáo dục giữa đồng bào dân tộc Tày với các vùng khác là rất lớn. Nguồn nhân lực là người Tày làm việc trong các cơ quan sự nghiệp còn rất ít, đã tạo nên sự thiết thòi

Một phần của tài liệu Biến đổi văn hóa của người Tày ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên hiện nay. (Trang 33 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(162 trang)
w