Bảng 3.2: Sửdụng ngônngữ hiện nay của người Tày trong phạm vi gia đình
4.1.3. Chính sách của Nhà nước đối với các dân tộc thiểu số
Chính sách kinh tế - xã hội - văn hóa dành cho đồng bào thiểu số trong thời kỳ mới của Đảng và Nhà nước ta tập trung vào: (1) Chính sách về phát triển kinh tế vùng các dân tộc thiểu số nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh của vùng đồng bào các dân tộc, gắn với kế hoạch phát triển chung của cả nước, đưa vùng đồng bào các dân tộc thiểu số cùng cả nước tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. (2) Chính sách xã hội tập trung vào các vấn đề giáo dục - đào tạo, văn hóa, y tế... nhằm nâng cao năng lực, thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tạo tiền đề và các cơ hội để các dân tộc có đầy đủ các điều kiện tham gia quá trình phát triển, trên cơ sở đó không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào. (3) Chính sách liên quan đến quốc phòng - an ninh, nhằm củng cố các địa bàn chiến lược, giải quyết tốt vấn đề đoàn kết dân tộc và quan hệ dân tộc trong mối liên hệ tộc người, giữa các tộc người và liên quốc gia trong xu thế toàn cầu hóa. Các nội dung đó có quan hệ hữu cơ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau, hợp thành một thể thống nhất, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển. Đảng và Nhà nước ta đặc biệt chú trọng hướng mục tiêu phát triển kinh tế ở vùng miền núi. Từ những năm 1995 trở lại đây, chương trình xóa đói giảm nghèo, phát triển hạ tầng cơ sở được đồng loạt tiến hành trên hầu hết các địa bàn miền núi, trong đó có địa bàn của cư trú của người Tày. Các chương trình này đã làm cơ sở hạ tầng thay đổi rất nhiều ở nông thôn miền núi nói chung, ở địa bàn nghiên cứu nói riêng, tạo thuận lợi cho hoạt động giao lưu, buôn bán giữa người dân trên cùng địa bàn cũng như với những địa phương khác.
Các chính sách cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội, chính sách dân tộc, văn hóa có ảnh hưởng lớn đến đời sống của người Tày ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. Nghị quyết 22- NQ/TW ngày 27/1/1989 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách lớn phát triển kinh tế - xã hội miền núi là mốc quan trọng trong thực hiện chính sách dân tộc của Đảng nhằm phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Đối với lĩnh vực văn hóa, đặc biệt là văn hóa dân tộc, nhiều chủ trương, chính sách đã thực sự đi vào cuộc sống của người dân, có sức mạnh to lớn làm chuyển biến mạnh mẽ quan niệm của người dân về nhiều mặt trong cuộc sống và văn hóa. Một số chính sách cụ thể đã tác động đến người dân như: Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23/2/2005 về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới; Nghị quyết số 47-NQ/TW ngày 22/3/2005 về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình. Cùng với sự tác động của Luật Hôn nhân và gia đình (1986, 2000) và đặc biệt là Luật Hôn nhân và gia đình ban hành ngày 31/12/2014 và Nghị định số 126/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình, đã khuyến khích các phong tục tập quán tốt đẹp, mặt khác thể hiện quan điểm nghiêm khắc trong việc loại bỏ những phong tục, tập quán không còn phù hợp, ảnh hưởng đến đời sống văn hóa, xây dựng đời sống mới ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Quyết định số 308/QĐ-TTg ngày 25/11/2005 của Thủ tướng về việc ban hành quy chế thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội đã tác động trực tiếp đến đời sống văn hóa tinh thần của người dân. Các hoạt động văn hóa, thể thao luôn được quan tâm; bản sắc văn hóa được phát huy; các phong tục tập quán lạc hậu dần được xóa bỏ; Đội ngũ cán bộ các dân tộc thiểu số ở các xã miền núi, vùng cao từng bước được nâng cao về trình độ, năng lực, được quan tâm hơn về chế độ, chính sách; đồng bào các dân tộc luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước; tích cực tham gia các cuộc vận động, các phong
trào thi đua yêu nước trên các lĩnh vực, nhất là cuộc vận động chung sức xây dựng nông thôn mới. Vai trò của các già làng, trưởng bản, người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số được chú trọng và phát huy, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Trên cơ sở chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trên lĩnh vực văn hóa, thời gian qua tỉnh Thái Nguyên mà đặc biệt là huyện Định Hóa đã có nhiều chương trình triển khai và hành động cụ thể nhằm tuyên truyền, vận động đồng bào các dân tộc thiểu số của huyện, trong đó có người Tày về các giá trị văn hóa của dân tộc để từ đó tự hào và có ý thức trong việc bảo tồn và lưu giữ các giá trị văn hóa đó. Ví dụ: trong năm 2019 công tác quản lý Nhà nước về văn hóa trên địa bàn huyện Định Hóa tiếp tục được thực hiện theo quy định, tổ chức tốt các hoạt động chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước, của huyện2. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ thể thao, các trò chơi dân gian trong dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 được tổ chức sôi nổi, rộng khắp, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa lành mạnh của nhân dân3. Lễ hội Lồng Tồng ATK Định Hóa xuân Kỷ Hợi 2019 diễn ra đảm bảo an toàn, tiết kiệm. Đề án “Tiếp tục khôi phục, bảo tồn và phát huy những giá trị tinh hoa văn hóa, lịch sử truyền thống các dân tộc huyện Định Hóa gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2016-2020”, phân kỳ năm 2019 được quan tâm thực hiện, huyện Định Hóa đã Phối hợp tốt với các cơ quan liên quan thực hiện trùng tu, tôn tạo di tích Trường Đảng Nguyễn Ái Quốc, di tích Văn phòng Trung ương Đảng (xã Bình Thành); tổ chức 03 lớp truyền dạy di sản: Đàn tính - hát then, nhảy tắc xình, hát sấng cọ của dân tộc Sán Chay. Công tác xếp hạng di tích trên địa bàn được thực hiện theo kế hoạch, UBND huyện hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị 03 điểm di tích xếp hạng quốc gia, 02 di tích cấp tỉnh4; chỉ đạo UBND xã Định Biên tổ chức đón Bằng di tích lịch sử cấp Tỉnh nơi ra đời tại xóm Làng Vẹ, xã Định Biên. Công tác xây dựng đời sống văn hóa được triển khai kịp thời, hiệu quả. Năm 2019, tỷ lệ gia đình văn hóa đạt 90%, đạt 105,4% kế hoạch; khu dân cư văn hóa đạt 83%, đạt 118,6% kế hoạch; cơ quan văn hóa đạt 94,4%, đạt 99,4% kế hoạch.
Những năm gần đây, người Tày ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên không chỉ thực hiện phát triển kinh tế nông nghiệp đơn thuần mà đã có sự nhạy bén trong trồng trọt các loại cây ăn quả, chăn nuôi và buôn bán. Nền kinh tế thị trường thay thế nền kinh tế cung tự cấp đã kéo theo sự biến đổi về cơ cấu việc làm với tính đa dạng của các ngành nghề, cùng với đó là sự biến đổi về các giá trị văn hóa.