Xu hướng sao nhãng, lãng quên giá trị vănhóa ở thế hệ trẻ song song với sự phục hồi một số giá trị văn hóa truyền thống

Một phần của tài liệu Biến đổi văn hóa của người Tày ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên hiện nay. (Trang 91 - 92)

Bảng 3.2: Sửdụng ngônngữ hiện nay của người Tày trong phạm vi gia đình

4.1.6. Xu hướng sao nhãng, lãng quên giá trị vănhóa ở thế hệ trẻ song song với sự phục hồi một số giá trị văn hóa truyền thống

Trong bối cảnh đổi mới hiện nay, đời sống văn hóa của vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong đó có người Tày ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên đang chịu sự tác động mạnh mẽ của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, toàn cầu hóa nên dẫn đến sự mai một không ít văn hóa truyền thống. Điều đó được thể hiện rất qua biến đổi về trang phục, nhà ở, ngôn ngữ, ẩm thực và các nghi lễ, tôn giáo tín ngưỡng như đã trình bày ở trên. Chúng ta có thể thấy sự biến đổi đời sống văn hóa của người Tày qua các mối quan hệ xã hội, vai trò già làng đã bị mờ nhạt, chỉ còn tồn tại trong đời sống tôn giáo tín ngưỡng, điều này làm cho văn hóa của tộc người dễ bị đứt gãy giữa truyền thống và hiện tại. Sự đứt gãy, mai một văn hóa còn thể hiện ở các yếu tố tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau, tri thức địa phương trong thực hành văn hóa sản xuất, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên đang có xu hướng mờ nhạt dần trong đời sống cộng đồng. Đời sống kinh tế thị trường đang len lỏi vào từng gia đình, thôn làng nơi người Tày sinh sống làm cho tập quán tương trợ được coi là nét đẹp đáng quý của mỗi tộc người đang ngày càng bị mất đi và có xu hướng chạy theo đồng tiền, vì lợi nhuận. Đời sống văn hóa vật thể và phi vật thể, quan hệ cộng đồng ngày một suy giảm, kho tàng truyện cổ tích, múa dân tộc, nhạc cụ dân tộc do tác động của xã hội hiện đại cũng dần bị lãng quên. Theo xu hướng này, hệ quả tất yếu của cái cũ, cái truyền thống bị suy thoái trong lúc chủ nhân của nó chưa đủ nội lực để tiếp nhận cái mới nên đã tạo ra một sự nhiễu loạn trong văn hóa [128, tr.36].

Nhiều năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện nhiều chương trình, kế hoạch để bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc thiểu số. Trên cơ sở đó các địa phương, trong đó có tỉnh Thái Nguyên, huyện Định Hóa đều có nhữngchính sách cụ thể để phục hồi văn hóa truyền thống như tổ chức các lễ hội cộng đồng, lễ cúng cơm mới, lễ tết, và phục hồi các nghi lễ trong ma chay, cưới hỏi, phục dựng lại những điệu múa, điệu hát, nhà ở cộng đồng theo truyền thống, khuyến khích đồng bào mặc trang phục truyền thống đặc biệt là vào các dịp lễ hội, thực hành nghi lễ của cộng đồng… Cụ thể: trong những năm qua, công tác bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống về văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số đã được triển khai thực hiện tích cực thông qua các đề tài cụ thể là: “Phục dựng đám cưới người Tày ở Lam Vỹ, Định Hóa”. Tổ chức Ngày hội văn hóa các dân tộc vùng Việt Bắc, Liên hoan tiếng hát then, đàn tính. Các hoạt động được tổ chức thường xuyên như: Lễ hội Lồng Tồng (cầu mùa), tổ chức diễn các trò chơi dân gian của đồng bào dân tộc Tày, Nùng, Dao… Những lễ hội truyền thống đã thu hút hàng vạn người dân địa phương tham dự. Trên từng khuôn mặt của người đến dự hội rạng

ngời những nụ cười, niềm tự hào về văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Các hình thức diễn xướng dân gian như hát trống quân, diễn xướng then của người Tày, trò chơi tung còn trong lễ hội Lồng Tồng, múa rối cạn của người Tày ở Định Hóa, tết nhảy của người Dao…

Trong nhiều năm nay, ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch tham mưu cho UBND tỉnh Thái Nguyên tổ chức các hoạt động văn hoá, du lịch chào mừng thành công Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số Việt Nam lần thứ I và tuần văn hoá, du lịch Thái Nguyên; Xây dựng và thực hiện Đề tài “Điều tra di sản văn hoá phi vật thể vùng ATK tỉnh Thái Nguyên” gồm trang phục, ẩm thực, văn hoá các dân tộc tại địa bàn huyện Định Hoá. Qua triển khai đã thống kê, lưu giữ, bảo tồn được những di sản quý giá như: Rối Thẩm Rộc, Các làn điệu Then, đàn tính; xây dựng Làng văn hoá Bản Quyên thuộc xã Điềm Mặc huyện Định Hoá. Có thể khẳng định, chính sự quan tâm, chú ý và nhấn mạnh vai trò của văn hóa đối với phát triển... nhiều giá trị văn hóa của các dân tộc thiểu số, trong đó có của người Tày sẽ được phục hồi, bảo tồn và phát huy trong bối cảnh đổi mới, hội nhập và toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ nhưhiện nay. Đảng và nhà nước ta đã xác định văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội.

Một phần của tài liệu Biến đổi văn hóa của người Tày ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên hiện nay. (Trang 91 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(162 trang)
w