Bảng 3.2: Sửdụng ngônngữ hiện nay của người Tày trong phạm vi gia đình
4.2.1. Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền và các cơ quan liên quan về bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá của người Tày
Các giá trị văn hóa của người Tày có vai trò lớn trong sự phát triển kinh tế- xã hội của Định Hóa, Thái Nguyên nói riêng, văn hóa các dân tộc Việt Nam nói chung. Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng khẳng định quan điểm chỉ đạo “phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần” [45, tr.110], “Khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và của nền văn hóa, con người Việt Nam, bồi dưỡng sức dân, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực” [45, tr.110]. Đại hội XIII của Đảng cũng đề ra định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 - 2030 là: “Phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hóa, con người Việt Nam thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Tăng đầu tư cho phát triển sự nghiệp văn hóa. Xây dựng, phát triển, tạo môi trường và điều kiện xã hội thuận lợi nhất để khơi dậy truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc, niềm tin, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; tài năng, trí tuệ, phẩm chất của con người Việt Nam là trung tâm, mục tiêu và động lực phát triển quan trọng nhất của đất nước... xây dựng môi trường văn hóa, đạo đức xã hội lành mạnh, văn minh... Không ngừng cải thiện toàn diện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân” [45, tr.115], “Tiếp tục nắm vững và xử lý tốt các mối quan hệ lớn:... giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ, côngbằng xã hội, bảo vệ môi trường” [45, tr.119]. Vấn đề bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa phải được nhận thức sâu sắc bởi các cấp uỷ Đảng, chính quyền và các cơ quan liên quan tại Thái Nguyên. Khi họ nhận thức đúng, họ sẽ chỉ đạo, quản lý tốt hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của người Tày ở Định Hóa, sẽ đầu tư các nguồn lực cho hoạt động này.
Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền và các cơ quan liên quan về bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá của người Tày bằng cách tăng cường đưa chủ trương, đường lối của Đảng về văn hóa vào chương trình hành động của các cấp uỷ Đảng, chính quyền và các cơ quan liên quan ơpr tỉnh Thái Nguyên. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp hiện nay, quán triệt phương châm hành động năm 2021 của Chính phủ là “Đoàn kết, kỷ cương, đổi mới, sáng tạo, khát vọng phát triển”, bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện “mục tiêu kép”, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện những mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể thao và du lịch theo hướng đổi mới cách thức tiếp cận và tư duy quản lý, với tinh thần chủ động, nghiêm túc, quyết liệt, linh hoạt, tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm, trong đó chú trọng cơ chế phối hợp là liên kết đa ngành, đa lĩnh vực hài hòa, không chồng chéo, coi giá trị và chuẩn mực văn hóa là nền tảng tạo ra tính bền vững của phát triển, bởi phát triển kinh tế mà không được thực thi trên nền tảng bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa thì sẽ không bền vững. Quan điểm này phải được quán triệt sâu sắc trong thực tiễn, được cụ thể hóa bằng các văn bản pháp quy, để các giá trị văn hóa truyền thống của người Tày ở Định Hóa, Thái Nguyên phải được bảo tồn và tích hợp với giá trị của đời sống văn hóa mới, trên cơ sở phương châm làm cho đời sống văn hóa người Tày ngày càng tốt đẹp hơn, loại bỏ những yếu tố xấu và yếu tố lạc hậu. Phát triển văn hóa không chỉ là tiếp thu tinh hoa quá khứ, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, xử lý tốt mối quan hệ trong hiện tại,mà còn phải luôn hướng tới nền văn hóa đích thực vì sự phát triển bền vững, vì hạnh phúc của con người.
Nền tảng giá trị văn hóa Việt Nam ở phương diện quản lý nhà nước rất cần được quán triệt cụ thể, được chăm lo một cách thường xuyên, đồng bộ. Thực tế thời gian qua cho thấy, hoạt động này chưa đạt được hiệu quả như mong muốn, bởi nhiều lý do chủ quan và khách quan. Do đó, cần nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền và các cơ quan liên quan về bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá. Cần xây dựng chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 33- NQ/TW “Về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” được triển khai hiệu quả hơn, tạo nền tảng để xây dựng và hoàn thiện các giá trị văn hóa, giá trị con người, phù hợp với môi trường cư trú và đời sống văn hóa của người Tày. Từng bước xây dựng văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững. Bên cạnh đó, cần cụ thể hóa các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên liên quan đến huyện Định Hóa, có các giải pháp, chương trình, dự án để góp phần làm cho gia đình người Tày có cuộc sống no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc; qua đó tạo dựng môi trường văn hóa cộng đồng, vì góp phần giáo dục nhân cách, đạo đức và các giá trị văn hóa cho các thành viên trong gia đình, cũng chính là những công dân trong xã hội. Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” cần tiếp tục được đẩy mạnh theo hướng đi vào thực chất, nhằm xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, đời sống văn hóa phong phú, góp phần hình thành và củng cố các giá trị văn hóa và con người tốt đẹp. Các hoạt động nghệ thuật, như văn học, điện ảnh, sân khấu, âm nhạc, mỹ thuật, nhiếp ảnh,... cần được đẩy mạnh và có nhiều cơ chế khuyến khích để các văn nghệ sĩ phát huy sức sáng tạo, cho ra đời nhiều tác phẩm có giá trị nội dung và nghệ thuật sâu sắc, góp phần xây dựng và phát huy các giá trị văn hóa của người Tày trong thời kỳ
mới.
4.2.2. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa, huy động nguồn lực thực hiện có hiệu quả côngtác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống