BIẾNĐỔI VĂNHÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI TÀY ỞHUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN

Một phần của tài liệu Biến đổi văn hóa của người Tày ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên hiện nay. (Trang 60 - 62)

Bảng 2.2: Sửdụng trang phục của người Tày ởhuyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên

BIẾNĐỔI VĂNHÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI TÀY ỞHUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN

THÁI NGUYÊN

3.1. NGÔN NGỮ

Ngôn ngữ tộc người có một vai trò rất quan trọng trong đời sống tộc người, nhất là trong giữ gìn và truyền tải các giá trị văn hóa. “Ngôn ngữ dân tộc là một tiêu chí vô cùng quan trọng, gắn với sự tồn tại của dân tộc đó. Ngôn ngữ có vai trò như là cửa ngõ của văn hóa, là chất dẫn xuất các thông số văn hóa của dân tộc. Mất ngôn ngữ sẽ kéo theo sự mất mát các giá trị văn hóa dân tộc, dẫn đến suy thoái tộc người dưới góc độ văn hóa” [114, tr.177]. Thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái Ka đai, ngôn ngữ Tày có họ hàng gần gũi với tiếng Nùng và tiếng Choang. Tiếng Tày được phân thành 3 phương ngữ, phương ngữ vùng 1 phân bố ở đông nam Cao Bằng, đông và bắc Lạng Sơn, 5 huyện ở Bắc Kạn, Hà Giang, Tuyên Quang; phương ngữ vùng 2 phân bố ở một phần huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn, một số địa phận của tỉnh Thái Nguyên; phương ngữ vùng 3 phân bố ở Hà Giang, huyện Bảo Lạc tỉnh Cao Bằng, trong đó phương ngữ vùng 1 mang tính trung gian và phổ biến nhất [147, tr.100]. Ngôn ngữ của người Tày ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên thuộc phương ngữ 2. Thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái Ka đai, do đó người Tày dễ dàng giao tiếp bằng ngôn ngữ và giao thoa văn hóa với các dân tộc được coi là có mối quan hệ họ hàng gần gũi.

Trong bối cảnh hội nhập diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, ngôn ngữ tộc người nói chung và ngôn ngữ của người Tày ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên nói riêng chịu nhiều thách thức khi đặt trong tương quan với ngôn ngữ phổ thông và ngôn ngữ chủ thể của khu vực. Khi nghiên cứu thực trạng biến đổi ngôn ngữ của một số tộc người sinh sống ở vùng Đông Bắc Việt Nam, trong đó có người Tày ở tỉnh Thái Nguyên, Lạng Sơn, tác giả Vương Xuân Tình, Trần Hồng Hạnh đã cho rằng xu thế hội nhập và giao thoa vănhóa tác động khá sâu sắc đến ngôn ngữ tộc người, đó là: Dưới tác động của toàn cầu hóa, quan hệ dân tộc, việc giao lưu, tiếp xúc ngôn ngữ và sử dụng những ngôn ngữ có ưu thế trong đời sống chính trị, kinh tế, xã hội ngày càng trở nên phổ biến. Trong bối cảnh đó, ngôn ngữ tộc người nhất là ngôn ngữ tộc người có dân số ít dễ bị rơi vào tình trạng yếu thế và có nguy cơ bị tiêu vong[133, tr.167]. Trong thực tế của Việt Nam cho thấy, từ sau Cách mạng Tháng Tám đến nay, ngôn ngữ của các dân tộc phát triển và biến đổi theo nhiều chiều hướng khác nhau. Mặc dù Đảng và Nhà nước luôn có những chính sách khuyến khích phát triển và bảo tồn ngôn ngữ dân tộc nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau, một số ngôn ngữ của các dân tộc có dân số ít ngày càng bị mai một, bị thay thế bằng tiếng khu vực và phổ thông. Hiện tượng sử dụng song ngữ, đa ngữ ở từng khu vực, làng bản và gia đình ngày càng trở nên phổ biến [128, tr.511]. Hiện tượng sử dụng ngôn ngữ tộc người trong đời sống hàng ngày càng có sự phân hóa sâu sắc giữa các dân tộc thiểu số, giữa các tầng lớp và lứa tuổi. Trong những năm gần đây, dưới tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập, việc giao lưu, tiếp xúc ngôn ngữ và sử dụng những ngôn ngữ phổ thông có ưu thế trong đời sống chính trị, kinh tế, xã hội ngày càng trở nên phổ biến. Ngôn ngữ tộc người được sử dụng trong môi trường gia đình, nhà trường, cộng đồng và xã hội.

nó trở nên rộng rãi và phổ biến trong quá trình người Tày tham gia cách mạng (từ năm 1945 đến nay). Trong những ngày đầu kháng chiến chống thực dân Pháp, việc tiếp xúc giữa cán bộ, bộ đội ở vùng căn cứ Việt - Bắc và người dân địa phương còn nhiều khó khăn do bất đồng ngôn ngữ, nhưng chưa đầy một thập kỉ sau, đông đảo người Tày, kể cả một số phụ nữ lớn tuổi đã có thể nói tiếng Việt như tiếng mẹ đẻ của mình. Hiện nay, việc dùng song ngữ Tày - Việt đã tăng tới mức phổ biến tuyệt đối. Cùng một lúc người ta sử dụng cả hai ngôn ngữ này theo lối đan xen nhau. Đối với nhiều người Tày, tiếng Việt trở thành công cụ giao tiếp do sống chung, làcông cụ nắm bắt kĩ thuật để phát triển sản xuất và ổn định cuộc sống, cho họ kiến thức và ngành nghề [102, tr.101- 102]. Người Tày sinh sống ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên vào những năm kháng chiến chống Pháp, huyện Định Hóa được chọn là điểm an toàn khu, căn cứ địa cách mạng, vì thế mà người dân sử dụng song ngữ Tày - Việt là phổ biến. Tuy nhiên, trong thực tế cũng có sự khác biệt trong việc sử dụng ngôn ngữ ở những môi trường khác nhau, với những đối tượng khác nhau.

Khi phỏng vấn sâu những người già sinh sống tại huyện Định Hóa, NCS đã được biết, mức độ sử dụng ngôn ngữ của người Tày đã có sự khác biệt so với trước đây và theo nhóm độ tuổi và các loại hình hôn nhân gia đình. Nếu như trước kia, đặc biệt là giai đoạn những năm 1975 trở về trước, hầu như người Tày ở huyện Định Hóa sử dụng ngôn ngữ của dân tộc mình trong các hoạt động giao tiếp từ trong môi trường gia đình đến ngoài xã hội, khi giao tiếp với cán bộ, bộ đội hoặc trao đổi các công việc thường sử dụng tiếng Việt, thậm chí sử dụng cả hai ngôn ngữ Tày - Việt bởi thời kì này nhiều cán bộ, bộ đội ở Định Hóa đã học tiếng Tày để giao tiếp. Với những người già, những người thực hành nghề thầy cúng còn nói và đọc được sách viết bằng chữ Hán, do đó việc lưu giữ, truyền tải các giá trị văn hóa từ thời ông cha được dễ dàng hơn.

Từ khi đổi mới đất nước đến nay, đặc biệt 10 năm trở lại đây phần lớn người Tày ở huyện Định Hóa sử dụng tiếng phổ thông trong các hoạt động giao tiếp hàng ngày, nhất là trong các gia đình có con đang ở độ tuổi đi học, một số ít các gia đình có người già, hoặc trẻ nhỏ chưa đến trường còn sử dụng tiếng Tày. Cũng có sự khác biệt giữa các điểm nghiên cứu trên địa bàn của huyện. Chẳng hạn như các xã ở vùng trong thuộc khu vực ATK Định Hóa thì tỉ lệ người sử dụng tiếng Tày hàng ngày nhiều hơn so với người Tày sinh sống ở khu vực gần trung tâm thành phố, thị trấn. Hay như có một điểm nhận thấy khá rõ ràng ở việc sử dụng ngôn ngữ tộc người giữa thế hệ già và thế hệ trẻ là có sự khác nhau. Người già không thành thạo tiếng phổ thông trong traođổi mọi vấn đề nên họ thường sử dụng tiếng nói của tộc người mình nhiều hơn, trong khi đó người trẻ tuổi, đặc biệt là các em có độ tuổi từ học sinh phổ thông trung học trở xuống lại thường sử dụng tiếng phổ thông (tiếng Kinh) trong giao tiếp hàng ngày, nhiều em không nói được tiếng của dân tộc mình. Mức độ sử dụng tiếng phổ thông ngày càng nhiều nhất là gia đình làm cán bộ, công chức nhà nước, kinh doanh buôn bán và con trong độ tuổi đi học.

Kết quả khảo sát qua 100 phiếu điều tra bảng hỏi hộ gia đình người Tày tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên cho thấy:

Bảng 3.1: Sử dụng ngôn ngữ hiện nay của người Tày

TT Ngôn ngữ giao tiếp hiện nay Tỉ lệ (%)

1 Biết nói tiếng phổ thông? 92,5

2 Biết viết chữ phổ thông? 86,4

Sử dụng và giao tiếp bằng ngôn ngữ Tày

1 Số người biết tiếng Tày hiện nay? 52,3

2 Tiếng Tày được sử dụng thường xuyên trong giao tiếp 26,1

Nguồn: Kết quả khảo sát của luận án.

Một phần của tài liệu Biến đổi văn hóa của người Tày ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên hiện nay. (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(162 trang)
w