Bối cảnh thế giới và trong nước

Một phần của tài liệu Biến đổi văn hóa của người Tày ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên hiện nay. (Trang 83 - 84)

Bảng 3.2: Sửdụng ngônngữ hiện nay của người Tày trong phạm vi gia đình

4.1.1. Bối cảnh thế giới và trong nước

Đại hội Đảng lần thứ XIII xác định rõ: “Tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường. Hoà bình, hợp tác, liên kết để phát triển vẫn là xu thế lớn nhưng chủ nghĩa dân tộc cực đoan, xung đột cục bộ, sắc tộc, tôn giáo, tranh chấp lãnh thổ, tài nguyên là những thách thức lớn đe doạ sự ổn định và phát triển ở một số khu vực, quốc gia...” [46, tr.87-90]. Tình hình thế giới có thể tác động không mong muốn đến Việt Nam, trong đó có vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Khoa học và công nghệ trở thành lực lượng sản xuất đặc biệt thúc đẩy kinh tế phát triển, đồng thời cũng làm biến đổi sâu sắc các lĩnh vực của đời sống xã hội thế giới. Cùng với quá trình toàn cầu hóa diễn ra ngày càng sâu rộng, đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của cả thế giới trong đó có Việt Nam sẽ biến chuyển không ngừng. Điều này không chỉ đem lại những tác động tích cực mà còn mang đến những nguy cơ khó lường, nhất là đối với những quốc gia đang phát triển, phụ thuộc nhiều vào công nghệ của các nước phát triển; tạo ra những mối quan hệ khó kiểm soát và bị chi phối nhiều hơn, trong đó vấn đề dân tộc, quan hệ dân tộc và biến đổi, phai nhạt các giá trị văn hóa dân tộc của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, trong đó có người Tày.

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước, các cấp, các ngành và cả hệ thống chính trị đã dành sự quan tâm đặc biệt; đầu tư phát triển toàn diện vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng căn cứ địa cách mạng. Hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội không ngừngđược đầu tư để phát triển, giáo dục, y tế được quan tâm, an sinh xã hội được đảm bảo; công cuộc xóa đói giảm nghèo đạt được kết quả to lớn, đời sống của nhân dân vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được nâng lên rõ rệt; kinh tế - xã hội phát triển, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, vị thế đất nước trên trường quốc tế ngày một nâng cao, lòng tin của nhân dân nhất là đồng bào dân tộc thiểu số đối với Đảng và Nhà nước không ngừng được củng cố và tăng cường. Đại hội Đảng lần thứ XIII khẳng định: “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày hôm nay” [45,tr.25]. Tuy nhiên Đảng ta cũng nhận thấy “ trong giai đoạn tới nền kinh tế phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức, tiềm ẩn nhiều rủi ro...Các vấn đề xã hội gây áp lực lớn đến phát triển kinh tế - xã hội, như già hoá dân số, chênh lệch giàu - nghèo và trình độ phát triển, những vấn đề của đô thị hoá... Thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, nước biển dâng ngày càng nhanh với cường độ mạnh, khó lường, đặc biệt là ảnh hưởng đại dịch Covid-19 có thể sẽ ảnh hưởng tiêu cực, kéo dài đến những năm đầu của kế hoạch 5 năm 2021 - 2025 đặt ra yêu cầu không chỉ hoá giải các nguy cơ, vượt qua khó khăn, thách thức mà còn phải tích cực, chủ động trước vận hội mới, thời cơ mới khi cấu trúc kinh tế thế giới, quản trị toàn cầu được định hình lại, phương thức sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng và đời sống xã hội thay đổi sau

đại dịch; những thách thức về khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững nguồn nước, tài nguyên, đất đai và xử lý ô nhiễm môi trường sẽ tác động nặng nề đến phát triển kinh tế - xã hội. Nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, bảo đảm an ninh quốc gia còn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên một số địa bàn còn diễn biến phức tạp” [46, tr.91-93].

Đời sống của một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số còn rất thấp; tình trạng di cư tự do, tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt chưa được giải quyết thấu đáo; khoảng cách giàu nghèo giữa vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng căn cứ địacách mạng so với vùng phát triển có xu hướng gia tăng; vùng đồng bào dân tộc thiểu số là vùng được hưởng lợi từ thành quả đổi mới ít hơn, dễ bị tổn thương hơn trong cơ chế thị trường và biến đổi khí hậu đã tác động lớn đến đời sống và phương thức canh tác, sản xuất của bà con vùng dân tộc thiểu số. Biến đổi khí hậu, cùng với sự diễn biến bất thường của thời tiết gây nên thiên tai bão lũ, sạt lở đất, hạn hán, xâm nhập mặn tác động xấu đến vùng dân tộc thiểu số, vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số phải di dời nhà cửa, ruộng vườn để xây dựng các công trình thuỷ điện, thuỷ lợi, giao thông, công trình trọng điểm quốc gia chưa được ổn định, đời sống còn nhiều khó khăn. Một số tệ nạn xã hội như “cờ bạc”, “ma túy”, “rượu chè”, và phong tục tập quán không còn phù hợp đã tác động xấu đến đời sống nhất là suy thoái giống nòi và giảm chất lượng dân số.

Quá trình hội nhập, mở cửa sâu rộng tạo ra những cơ hội đa dạng, phong phú cho đồng bào

Một phần của tài liệu Biến đổi văn hóa của người Tày ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên hiện nay. (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(162 trang)
w