Cấu trúc làngbản

Một phần của tài liệu Biến đổi văn hóa của người Tày ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên hiện nay. (Trang 39 - 40)

Trong xã hội truyền thống, làng bản của người Tày là một cộng đồng về mặt xã hội, có địa vực cư trú, đất đai, khe suối riêng, được mang tên gọi gắn với những cánh đồng, thửa ruộng, thung lũng hay ngọn núi ở đó. Mỗi bản làng đều có khu vực cư trú và đất đai canh tác riêng. Đất đai cũng như mọi sản vật trên vùng đất của làng như cây cỏ, chim thú…đều do làng quản lý. Tên gọi của làng và ranh giới của bản làng do người có công khai phá làng lập nên, người Tày thường lấy những đặc trưng của vùng đất đó để đặt tên cho bản làng. Ranh giới bản làng chỉ mang tính quy ước như dòng sông, con suối, ngọn đồi, núi, con đèo, như Nà Pục (cây bưởi), Nà Đứa (cây sung), Pù Loong Não (núi sâu đèo cao)… nhưng được tuân thủ nghiêm ngặt. Xưa kia, các bản làng của người Tày đều đặt dưới sự quản lý của các tổng, châu, huyện, xã do triều đình phong kiến đặt ra. Đơn vị tổ chức nhỏ nhất trong cộngđồng người Tày là bản. Nhà nước phong kiến trung ương cai trị bằng chế độ thổ ty (quăng), từ thời Lý đã gả công chúa và phong chức tước cho châu mục người Tày. Từ thời Lê trở đi, triều đình còn đặt ra các chức đoàn huyện, thủ ngự, tri trâu, đại tri trâu để bổ sung các tù trưởng, chúa đất của người Tày ở các địa phương. Trước đây, các bản làng của người Tày chỉ có từ 5 đến 10 hộ gia đình, những bản làng lớn có từ 20 đến 40 hộ gia đình sinh sống, gồm một vài dòng họ. Ngày nay, các bản nhỏ ngày càng ít đi, thay vào đó là các bản làng lớn do số hộ gia đình tăng lên.

Đứng đầu bản có trưởng bản, là người đứng ra quản lý đất đai và giải quyết các công việc chung của bản. Về chức năng, trưởng bản là đại diện cho thiết chế tự quản, thể hiện ý chí của cộng đồng, thực hiện các chức năng đối nội và đối ngoại đối với thôn bản và cấp trên. Vị trí của thầy pụt, tạo luôn có vai trò và ảnh hưởng lớn đến đời sống lao động, sản xuất, sinh hoạt và tín ngưỡng, tôn giáo của các thành viên trong bản. Trong các dịp lễ hội, cầu cúng, ma chay…đều không thể thiếu vắng họ. Tiếng nói của then, pụt, tạo là tiếng nói của thần linh nên luôn được mọi người tin tưởng và làm theo.

Cơ chế hoạt động của các bản dựa trên những quy tắc, quy ước, hương ước của bản, ai vi phạm sẽ bị xử phạt, nếu nặng thì đuổi ra khỏi bản. Mặc dù đó chỉ là những quy định bất thành văn

nhưng luôn được mọi người tôn trọng và tuân thủ. Ở các bản Tày truyền thống còn có tổ chức xã hội người Tày gọi là “phe” (như phường, hội ở miền xuôi), chuyên lo việc tang ma cho các gia đình. Khi trong làng có người chết thì “phe” là những người đứng ra lo liệu, tổ chức giúp đỡ gia đình từ các nghi lễ đến việc bố trí, phân công mọi người đến giúp việc. “Phe” hoạt động trên nguyên tắc tự nguyện, giúp đỡ lẫn nhau. Tình làng nghĩa xóm của đồng bào càng thêm gắn kết bởi những hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng. Kết thúc mỗi đám, gia chủ biếu mỗi người một ít thịt để cảm tạ. Một số làng bản hiện nay vẫn duy trì tập tục này.

Do đặc điểm cư trú xen cài, hiện nay trong mỗi bản của người Tày tại các điểm nghiên cứu không chỉ có các dòng họ người Tày và còn có các giađình người Kinh cùng sinh sống, cư trú. Ngày nay, các bản làng của người Tày đã có nhiều thay đổi so với trước cả về không gian, kiến trúc đến các thiết chế xã hội, sinh hoạt văn hóa tinh thần. Số lượng các hộ gia đình trong làng cũng tăng lên, đường sá cũng khang trang hơn. Các thiết chế xã hội truyền thống đã có sự thay đổi cho phù hợp với điều kiện kinh tế và sự phát triển chung của xã hội. Tính chất khép kín của các làng truyền thống dần được mở rộng hơn, cư dân trong một bản đã có sự xen kẽ giữa dân tộc Tày với các dân tộc khác như: Nùng, Dao, Mông, Kinh… làm cho quá trình giao thoa văn hóa giữa các dân tộc ngày càng diễn ra mạnh mẽ, đặc biệt là giữa người Tày với người Kinh.

Đối với người Tày ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên, địa bàn cư trú chủ yếu là ở bên sườn đồi hay dưới chân núi hoặc trên bãi đất ven sông, ven suối. Chính bởi sự chi phối của địa hình và môi trường cư trú nên nhà ở của người Tày thường không quay theo một hướng nhất định mà đặt ở nhiều hướng khác nhau, đôi khi ngay trong một góc bản cũng có thể thấy được điều đó. Tên bản thường được gọi theo tên đồng ruộng hay khúc sông, ví dụ bản Nà Đin (ruộng đất), Nà Tiếm (Ruộng nhọn), Nà To (ruộng to), bản Hôống (bản thung lũng, vòng thúng), Thẩm Rộc (Ao Rậm). Hiện nay, mỗi bản của người Tày ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên có khoảng 20 - 30 nóc nhà, một số bản lớn hơn có 30 đến 70 nóc nhà, đôi khi vẫn gặp trường hợp 5 - 10 nhà tập trung thành một cụm. Chẳng hạn như ở xã Điềm Mặc, mỗi bản có khoảng 35 nóc nhà, xã Phúc Chu mỗi bản có khoảng 60 nóc nhà [31, tr.3].

Hiện nay, tỉnh Thái Nguyên được công nhận 63 xã được công nhận là xã ATK trong cuộc kháng chiến chống Pháp với nhiều di tích lịch sử, riêng ATK Định Hóa có 128 điểm di tích lịch sử cách mạng ghi đậm dấu ấn một thời của chiến khu Việt Bắc. Vì thế, mỗi tên bản, tên núi, tên sông ở Định Hóa đều gắn liền với các hoạt động của Hồ Chủ tịch và Trung ương Đảng thời kì đấu tranh kháng chiến chống Pháp. Cũng chính vì đặc điểm quan trọng này mà trong bối cảnh đô thị hóa, hiện đại hóa và hội nhập hiện nay, trong khiở nhiều địa phương khác trên phạm vi cả nước, nhiều nơi cấu trúc làng bản, nhà ở của người Tày đã bị biến đổi mạnh mẽ thì ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên về cơ bản cấu trúc làng bản vẫn duy trì, bảo tồn được nhiều giá trị văn hóa truyền thống của tộc người Tày và khu căn cứ địa cách mạng. Tại 4 điểm nghiên cứu của luận án này, thì có 3 điểm là xã Định Biên, xã Mặc Điềm và xã Phú Đình đều thuộc khu ATK Định Hóa, nơi gắn liền với nhiều giá trị văn hóa, lịch sử cách mạng được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt. Đây cũng là địa bàn NCS tiến hành điều tra xã hội học về biến đổi văn hóa của người Tày hiện nay.

Một phần của tài liệu Biến đổi văn hóa của người Tày ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên hiện nay. (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(162 trang)
w