Bản sắc vănhóa

Một phần của tài liệu Biến đổi văn hóa của người Tày ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên hiện nay. (Trang 26 - 27)

Nói đến bản sắc văn hóa là nói đến cái tinh hoa của một nền văn hóa, là những phẩm chất tốt đẹp của một dân tộc đã phát triển đến một trình độ cao, được lịch sử sàng lọc, thử thách và khẳng

định. Những phẩm chất này kết tinh trong hệ giá trị mà cộng đồng lựa chọn, thể hiện sinh động trong các sáng tạo văn hóa, trở thành cốt cách dân tộc. Nhưng bản sắc văn hóa dân tộc không phải là cái nhất thành bất biến, mà nó cũng vận động biến đổi theo bước phát triển của lịch sử; mỗi bước phát triển mới luôn có lọc bỏ, có kế thừa một cách tự phát và tự giác thông qua hoạt động tích cực của chủ thể.

Theo nghĩa Hán Việt, bản là gốc, cái thuộc về phần mình, gốc đầu mọi việc; sắc là màu, vẻ, dung mạo. Bản sắc còn có một nghĩa khác là tính chất đặc biệt vốn có. Bản sắc văn hóa (cultural identity) là bản thể hay cảm giác thuộc về một nhóm nào đó. Bản sắc văn hóa có liên quan đến quốc tịch, sắc tộc, tôn giáo, giai cấp xã hội, thế hệ, địa phương hay bất cứ loại nhóm xã hội nào có văn hóa riêng biệt. Bản sắc văn hóa đặc trưng cho cả cá nhân và nhóm đồng nhất về văn hóa với các thành viên có chung bản sắc văn hóa.

Theo tác giả Ngô Đức Thịnh, bản sắc văn hóa được hiểu như là một tổng thể các giá trị đặc trưng của văn hóa, được hình thành, tồn tại và phát triển suốt quá trình lịch sử của dân tộc, các đặc trưng văn hóa ấy mang tínhbền vững, trường tồn, trừu tượng và tiềm ẩn, do vậy muốn nhận biết nó phải thông qua vô vàn các sắc thái văn hóa, với tư cách là sự biểu hiện của bản sắc văn hóa ấy. Nếu bản sắc văn hóa là cái trừu tượng, tiềm ẩn, bền vững thì các sắc thái biểu hiện của nó tương đối cụ thể, bộc lộ và khả biến hơn.

Bản sắc văn hóa là cái riêng đặc sắc của mỗi dân tộc được biểu hiện trong các sáng tạo văn hóa của họ. Cụ thể đó là các giá trị văn hóa vật chất như: công cụ sản xuất, ẩm thực, trang phục, kiến trúc nhà ở và văn hóa tinh thần như: tín ngưỡng, tôn giáo, phong tục tập quán, chữ viết, giáo dục, nghệ thuật... do cộng đồng sáng tạo, tích lũy trong suốt chiều dài lịch sử và đã trở thành truyền thống, một bản sắc riêng biệt của cộng đồng. Như vậy có thể nói, văn hóa chính là sự phản ánh hoạt động, nhận thức, tư tưởng, tình cảm và lý tưởng thẩm mỹ của người dân quan hàng ngàn năm và trở thành các yếu tố cấu thành mang tính thống nhất. Các yếu tố này trải qua quá trình vận động của lịch sử được định hình và biến chuyển trong mối quan hệ gắn bó với đời sống sinh hoạt thực tiễn của cộng đồng, qua trình độ tư duy, nhận thức về hiện thực của người dân và chịu sự quy định của thời đại. Bản sắc văn hóa là cái thuộc “phần chìm”, là cái hình thành nên cốt cách, tinh thần của một dân tộc (tức ý thức của dân tộc trong suốt trường kì lịch sử).

Bản sắc văn hoá dân tộc ta “bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của các cộng đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp lên qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước” [11, tr.56]. Bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc phải gắn kết với mở rộng giao lưu quốc tế, tiếp thu chọn lọc những cái hay, cái tiến bộ trong văn hoá các dân tộc khác. Giữ gìn bản sắc dân tộc phải đi liền với chống lạc hậu, lỗi thời, trong phong tục tập quán, lề thói cũ [11, tr.56-57].

Từ các quan niệm trên, chúng tôi hiểu: Bản sắc văn hóa là nét tinh hoa cốt lõi, là căn tính riêng của văn hóa dân tộc, quốc gia được hình thành trong quá trình lịch sử và được biểu hiện qua các giá trị văn hóa, là căn cứ để phân biệt văn hóa giữa các dân tộc.

Một phần của tài liệu Biến đổi văn hóa của người Tày ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên hiện nay. (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(162 trang)
w