Rèn luyện tư duy và khả năng sáng tạo

Một phần của tài liệu Phát âm tiếng việt trong nghệ thuật ca hát (Trang 69 - 72)

- Những chữ kết hợp bằng phụ âm kép NG vàNH của vần bằng:

2.3.6.Rèn luyện tư duy và khả năng sáng tạo

Thuộc bài, thuộc bài một cách trơi chảy, hiểu bài một cách chi li, cặn kẽ… thế đã là khĩ, song vẫn chưa đủ đối với người ca hát.

Với tư cách là người sáng tạo lần thứ hai đối với một tác phẩm âm nhạc, giảng viên cần hướng dẫn các em một thĩi quen tư duy phân tích để rèn luyện và nâng cao khả năng sáng tạo của người hát. Tiếng hát và tiếng đàn vốn đã khơng cĩ hai người giống y hệt nhau, đĩ chính là con đường dành cho năng lực sáng tạo của người nghệ sĩ. Học tập, rèn luyện một cách rập khuơn, máy mĩc, ca hát, biểu diễn một cách khơ khan, giáo điều… thực chất là chúng ta đã biến người nghệ sĩ thành những cỗ máy, những người thợ thủ cơng thực hiện chức phận thực hành âm nhạc thơng qua cơng cụ lao động là cây đàn hay thanh đới của người nghệ sĩ thanh nhạc. Một tác phẩm âm nhạc, một bài hát khơng chỉ cĩ một cách thức trình tấu, biểu diễn duy nhất. Dấu ấn sáng tạo cá nhân của người nghệ sĩ cĩ khi đi liền với sự toả sáng, với khả năng chinh phục, với sự trường tồn của một tác phẩm âm nhạc, và luơn được các thế hệ cơng chúng nhắc nhở tới với một lịng ngưỡng mộ thành kính sâu xa.

Lao động sáng tạo là thiên chức của người nghệ sĩ dù là ở chủ thể thứ nhất, thứ hai, hay thứ ba. Hoạt động sáng tạo là bản chất và cịn là một phương thức tồn tại của lao động nghệ thuật, là thước đo tài năng của người nghệ sĩ. Ngay từ những ngày cịn học tập cần tạo ra cho các em thĩi quen từng bước hồn thiện các tư duy nghệ thuật, khơi dậy tiềm năng sáng tạo, ý thức sáng tạo của mỗi học sinh bằng một thái độ cởi mở, chân tình và độ lượng của thầy giáo. Thái độ cởi mở của ngừơi giáo viên thường giúp các

em thêm lịng tự tin, vựơt qua những trở ngại về tâm lý và những hạn chế của bản thân.

Để làm được như vậy, theo ý kiến chủ quan của bản thân, trong quá trình giảng dạy ca khúc Việt Nam, giáo viên cần tiến hành một số cơng việc như sau:

- Giới thiệu để học sinh-sinh viên nắm được chủ đề; nội dung tư tưởng, hình tượng âm nhạc, tính chất âm nhạc, chất liệu cũng như một số đặc điểm âm nhạc khác của các tác phẩm ấy hoặc của ca khúc ấy, về giọng điệu, ly điệu, chuyển điệu ở mỗi đoạn, mỗi phần…

Ví du:ï ca khúc cĩ nội dung tư tưởng ra sao? ca ngợi đất nước, quê hương, hay ca ngợi người mẹ, người lính, ca ngợi lãnh tụ… bài hát ấy được tác giả xây dựng hình tượng âm nhạc nào, chất liệu âm nhạc ra sao? Từ dân ca của một miền, vùng cụ thể hay chất liệu âm nhạc dân gian cổ truyền của Việt Nam? Tính chất âm nhạc là chất trữ tình ngâm, ngợi hay chất trữ tình bay bổng, là chất suy tưởng hồnh tráng hay hành khúc giục giã, thơi thúc…?

Chẳng hạn, cũng lấy từ chất liệu dân ca Việt Bắc như hát then, lượng của Tày, Nùng… mỗi ca khúc của các tác giả, như Phạm Tuyên ‚Việt Bắc nhớ Bác Hồ‛, ‚Suối Lê Nin‛… của Hồng Vân như: ‚Nổi trống lên rừng núi ơi!‛… của Nguyễn Tài Tuệ như : ‚Tiếng hát giữa rừng Pắc Bĩ‛…, của An Thuyên như : ‚Em chọn lối này‛, ‚chín bậc tình u‛… ta lại thấy cách khai thác chất liệu âm nhạc ở mỗi tác giả đều cĩ sự khác nhau, với những mức độ khai thác khơng hồn tồn giống nhau.

Chẳng hạn, các ca khúc mang tính sử thi, hồnh tráng và cĩ cấu trúc hỗn hợp do sự kết hợp nhiều đoạn, nhiều dạng khúc thức khác nhau như: ‚Sơng Lơ‛ của Văn Cao, ‚Người Hà Nội‛ của Nguyễn Đình Thi, ‚Du kích sơng Thao‛ của Đỗ Nhuận… cần phân tích để học sinh – sinh viên nắm bắt được

chủ đề tư tưởng, nội dung và hình thức của từng đoạn, cũng như thủ pháp chuyển điệu, thay đổi điệu thức và tính chất âm nhạc (ngâm ngợi – suy tưởng đến hành khúc, giục giã…) của từng tác giả, của từng tác phẩm…

- Giới thiệu cho học sinh –sinh viên cĩ thêm những thơng tin cần thiết về tiểu sử tĩm tắt, về thân thế sự nghiệp và từng chặng đường, giai đoạn hoạt động nghệ thuật, sáng tác âm nhạc của mỗi tác giả… Chẳng hạn, quê quán hoặc nơi sinh trưởng, con đường đến với âm nhạc…, đã từng hoạt động âm nhạc, học tập và tu nghiệp ở đâu, hồn cảnh, bối cảnh và nguồn gốc cảm xúc để sáng tác tác phẩm, về tâm tư, tình cảm, tâm trạng cũng như nguồn gốc cảm xúc để tác giả cho ra đời những ‚đứa con tinh thần‛ của mình..

Giảng viên phân tích và đưa ra những yêu cầu cơ bản chủ yếu về tư duy thẩm mỹ đối với từng tác phẩm, từng ca khúc. Đối với những ca khúc mang dáng dấp của những cấu trúc phức tạp và hồnh tráng như ‚Sơng lơ‛ của Văn Cao, ‚Du kích sơng thao‛ của Đỗ Nhuận, ‚Người Hà nội ‚của Ngyễn Đình Thi … nên chỉ rõ những yêu cầu cụ thể về tư duy thẩm mĩ phong cách thể hiện từng đoạn từng mảng màu và sắc thái tình cảm…

Giảng viên cần khuyến khích, đề cao và tơn trọng năng lực, sáng tạo của học sinh – sinh viên, tuy nhiên, cần uốn nắn kịp thời những cẩu thả, tuỳ tiện. Chẳng hạn, dư luận đã từng nhắc nhở, thậm chí lên án, cơng chúng thưởng thức đã từng phàn nàn, kêu ca về sự lạm dụng một cách thái quá cả những chuyển động ngoại hình đến những tiếng ‚hú‛, mà nhiều ca sĩ đã thực hiện một cách vơ lối trên sân khấu cũng như trên màn ảnh vơ tuyến truyền hình…

Như vậy, Để hát tốt ca khúc Việt nam, người hát phải nắm vững tác phẩm, phân tích đầy đủ các yếu tố liên quan đến tác phẩm, hiểu rõ ngữ âm tiếng Việt và phương pháp phát âm tiếng Việt, nắm vững các kỹ thuật, chọn

bài và tập bài nghiêm túc. Cĩ rất nhiều học sinh, sinh viên trong quá trình học tập ‚rất sợ‛ hát bài hát Việt Nam bởi vì việc kết hợp được các kỹ thuật thanh nhạc tiên tiến thế giới với việc phát âm tiếng Việt phong phú về màu sắc địi hỏi người học hát cũng như biểu diễn cĩ một sự ‚khổ luyện‛ nhất định.

Chúng ta luơn tự hào về Đất nước, con người Việt Nam phong phú màu sắc văn hĩa và tin tưởng chắc chắn rằng tiếng hát Việt Nam sẽ bay cao, bay xa...

Một phần của tài liệu Phát âm tiếng việt trong nghệ thuật ca hát (Trang 69 - 72)