Phương pháp rèn luyện về phát âm, nhả chữ: 1 Rèn luyện về hơi thở.

Một phần của tài liệu Phát âm tiếng việt trong nghệ thuật ca hát (Trang 49 - 54)

- Những chữ kết hợp bằng phụ âm kép NG vàNH của vần bằng:

2.2.4. Phương pháp rèn luyện về phát âm, nhả chữ: 1 Rèn luyện về hơi thở.

2.2.4.1. Rèn luyện về hơi thở.

Yêu cầu xử lý ngơn ngữ trong các trường phái ca hát chuyên nghiệp của

thế giới cĩ nhiều quan điểm khác nhau, từ đĩ đi đến những phương pháp mang tính đặc thù. Tuy nhiên hầu hết các trường phái đều tập trung vào một vấn đề khởi đầu và cả quá trình ca hát đĩ là vấn đề hơi thở. Trong lĩnh vực

ca hát chuyên nghiệp Việt Nam cĩ nhiều ý kiến cho rằng hát khơng rõ lời là thể hiện khiếm khuyết về kỹ thuật mà khiếm khuyết hàng đầu ở đây là hơi thở. Chúng tơi cũng đồng quan điểm về vấn đề này! Bởi vậy trong rèn luyện về phát âm, chúng tơi đặc vấn đề đầu tiên là hơi thở.

Hơi thở là yếu tố kỹ thuật cơ bản, cĩ vị trí then chốt trong hoạt động đào tạo nghệ sĩ thanh nhạc cũng như trong suốt cuộc đời lao động của người ca sĩ bất kể thuộc trường phái ca hát nào. Hơi thở tốt sẽ cho ra đời những âm thannh trịn, gọn, vang, sáng. Vì ‚hơi thở là điểm xuất phát của quá trình phát âm nĩi riêng và quá trình ca hát nĩi chung‛. Điều xác định trên của PGS – NSND Trung Kiên, xét về phương tiện sinh lý, cơ học cho ta thấy rằng: Phát âm là một quá trình hoạt động phối hợp giữa các bộ phận khác nhau của cơ quan phát âm. Hơi thở là một khâu quan trọng trong quá trình đĩ, cũng phải cĩ sự phối hợp chính xác của các động tác hít hơi, đẩy hơi với các hoạt động khác của cơ quan phát âm, cụ thể như phối hợp với thanh quản, với bộ phận truyền âm (cuống họng, mồm). Đĩ là những hoạt động tương hỗ cĩ tác dụng qua lại với nhau, tất cả mọi hoạt động đều phải đúng, phải chính xác, phải phù hợp với nhau mới tạo nên được những âm thanh đúng tiêu chuẩn, đáp ứng được yêu cầu của nghệ thuật. Đối với hơi thở thanh nhạc đĩ là một cơng việc phải luyện tập thường xuyên khơng nên xem thường và nơn nĩng. Sự luyện tập từng ngày với sự kiên trì, bền bỉ và một phương pháp đúng, khoa học và cứ như vậy hơi thở sẽ theo chúng ta suốt chặng đường ca hát. Hơi thở thanh nhạc luơn gắn liền với những hoạt động của thanh quản và các bộ phận truyền âm. Vì vậy cơng việc luyện tập hơi thở phải kết hợp với việc luyện giọng nghĩa là tập hơi thở với âm thanh, kiểm tra hoạt động của hơi thở qua chất lượng âm thanh, như vậy việc luyện tập mới mang lại kết quả cụ thể. Một âm thanh tốt bao gồm một hơi thở

đúng, đặt vị trí âm thanh đúng sẽ tạo điều kiện dễ dàng cho việc đẩy hơi, tiết kiệm được hơi thở. Hơi thở nĩng, ghìm hơi yếu là một ngun nhân gây ra những nhược điểm của âm thanh như sâu, tối, khơng tập trung (toả, bẹt)… Hơi thở và ‚vị trí‛ của âm thanh là hai yêu cầu kỹ thuật tạo nên chất lượng của âm thanh, nhưng lại liên quan mật thiết với nhau, tác động tương hỗ cho nhau vì vậy khi luyện tập khơng nên tách rời từng hoạt động riêng lẻ.

Bàn về kỹ thuật thanh nhạc nĩi chung, hơi thở nĩi riêng và phân tích rõ ràng hơn vấn đề này, PGS – NSND Trung Kiên đã tổng kết chi tiết trong cuốn ‚phương pháp sư phạm thanh nhạc‛ (chương trình đại học do Bộ văn hố thơng tin nhạc việ Hà Nội – Viện xuất bản âm nhạc 2001). Ngồi ra, rất nhiều nghệ sĩ, những nhà sư phạm nhiều kinh nghiệm và tâm huyết, luơn đề cao kỹ thuật hơi thở và rèn luyện hơi thở thanh nhạc trong cơng tác đào tạo nghệ sĩ thanh nhạc Việt Nam.

Ở đây, luận án xin nhấn mạnh việc đưa ra các bài tập luyện hơi thở nhằm hướng tới việc thực hành tốt hơi thở như là một điều kiện tiên quyết cho việc ứng dụng trong ca hát và đặc biệt là hát tiếng Việt.

Các bài luyện tập hơi thở:

Bài tập 1: Bài tập giữ hơi, hát âm kéo dài

Yêu cầu:

Lấy hơi sâu, nén và giữ hơi tốt;

Đẩy hơi khống chế, đều đặn và liên tục; Âm thanh sáng, đều đặn, khơng bị gãy.

Bài tập 2: Điều tiết hơi thở, luyện tập rung giọng

Kỹ thuật rung là kỹ thuật cơ bản và rất cần thiết trong ca hát, người chưa biết rung giọng cĩ thể coi là ‚chưa biết hát‛.

Yêu cầu:

Lấy hơi sâu, nhiều hơi, khống chế tốt để tiết kiệm hơi; Đẩy hơi mạnh dần, đều đặn và liên tục

Bài tập 3: Điều tiết hơi thở để hát sắc thái to nhỏ

Yêu cầu:

Lấy hơi sâu, đầy đặn, nén và đẩy hơi mạnh dần đều đặn, liên tục. Giữ đều hơi để âm thanh khơng bị gảy, rạn âm, giật cục.

Trong khuơn khổ của luận án, xin nêu các bài tập tiêu biểu cho hơi thở. Trong thực tế cịn cĩ rất nhiều bài luyện thanh, vocali, bài hát ... dùng để luyện tập hơi thở, vì đối với người ca hát, luyện tập hơi thở là cơng việc luyện tập suốt đời. Đây sẽ là cơng việc cần phải được nghiên cứu sâu hơn, kỹ hơn trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Phát âm tiếng việt trong nghệ thuật ca hát (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)