Phương pháp xử lý nhả chữ

Một phần của tài liệu Phát âm tiếng việt trong nghệ thuật ca hát (Trang 40 - 41)

PHƯƠNG PHÁP PHÁT ÂM TIẾNG VIỆT TRONG NGHỆ THUẬT CA HÁT mới và vấn đề dạy hát ở các trường sư phạm

2.2.2. Phương pháp xử lý nhả chữ

Chữ tiếng Việt là hình thức đơn âm và đa thanh, mỗi chữ chỉ phát ra một âm, nhưng cũng trên một chữ lại cũng có nhiều dấu giọng khác nhau và có nhiều nghĩa khác nhau. Một chữ thông thường chia ra: đầu chữ, thân chữ, đuôi chữ.

Ví dụ: chữ VANG có cấu tạo V+A +NG mà ra, nhưng khi phát âm thì chia ra:

VA _A _ANG

Khi phát âm thân chữ A, gắn liền với đầu chữ VA và đuôi chữ ANG không đứt rời một chổ nào. Hát chữ ‚VANG‛ ở một trường độ dài ta xử lý như sau :

VA_ A_ ANG (hát liền tiếng ‚légato‛)

Dù trên độ dài bao nhiêu, chữ VANG cũng ngân liền một âm rền. Người hát vụng về thường phát âm đứt rời, những âm đứt ra trở thành sống sựơng khó nghe.

Trong thực tế có nhiều loại chữ ở dạng khác nhau: Đầu, thân, đuôi, chữ là một : Ô

Đầu thân chữ là một + đuôi chữ : ao (a + o), ơn (ơ + n) Đầu + thân và đuôi là một : ta (t + a)

Đối với những người ca hát, khẩu hình nhã chữ đóng hay mở là vấn đề để nghiên cứu để đạt mục đích nhã chữ cho khoa học và hợp lý nhất, như vậy mới hát được rõ lời.

- Những chữ đuôi mở:

Những chữ kết hợp bằng nguyên âm, khẩu hình dễ mơ,û dễ ngân. Nếu đuôi chữ là đơn nguyên âm thì chỉ có một động tác khẩu hình phát ra là ổn định, không phải uốn hoặc thu đuôi.

Thí dụ: ô, ta, bà, mơ. v.v...

+ Nếu đuôi chữ là nguyên âm kép thì ngoài động tác khẩu hình ra còn phải uốn vần và thu đuôi.

Thí du:ï hoa, ao, tôi

+ Nếu đuôi chữ là tổ hợp nguyên âm thì ngoài động tác khẩu hình ra và nhã chữ cho quá trình trước sau khá rõ rồi mới thu đuôi.

Thí dụ : hoài, bưởi, liễu

Một phần của tài liệu Phát âm tiếng việt trong nghệ thuật ca hát (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)