CÁC TIỀN ĐỀ KIẾN TRÚC KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT ĐINH

Một phần của tài liệu Mê hồn ca và đường vào tình sử để tìm ra các loại hình cũng như nghệ thuật kến trúc không gian trong thơ đinh hùng (Trang 28 - 30)

7. Cấu trúc của luận văn

1.3. CÁC TIỀN ĐỀ KIẾN TRÚC KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT ĐINH

ĐINH HÙNG

Thời gian và không gian luôn là hình thức tồn tại vật chất, “không một cá thể nào có thể tồn tại ngoài không gian và thời gian” (Mác). Vì thế, thời gian và không gian đều là những thuộc tính phổ biến, những điều kiện tất yếu và là hình thức tồn tại của thế giới. Theo tác giả Nguyễn Xuân Kính trong cuốn Thi pháp ca dao thì: “thời gian và không gian là những mặt của hiện thực khách quan được phản ánh trong tác phẩm tạo thành thế giới nghệ thuật của tác phẩm. Thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật một mặt thuộc phương diện đề tài, mặt khác thể hiện nguyên tắc cơ bản của việc tổ chức tác phẩm của từng tác giả, từng thể loại, từng hệ thống nghệ thuật” [5, 287]. Cùng tương tự như vậy, trong nghệ thuật, thời gian và không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của hình tượng nghệ thuật, góp phần tạo nên thế giới nghệ thuật. Thời gian nghệ thuật và không gian nghệ thuật chịu tác động có ý nghĩa quyết định của quan niệm về thế giới và con người của nhà văn và phong cách sáng tạo của nhà văn. “Nếu hiểu thơ ca là sự cảm nhận thế giới và con người thì thời gian, không gian chính là hình thức để con người cảm nhận thế giới và con người” (Trần Đình Sử). Cũng như thời gian nghệ thuật, không gian nghệ bao giờ cũng gắn liền với cảm xúc và mang ý nghĩa nhân sinh. Không gian nghệ thuật không đơn

giản là không gian vật chất mà chủ yếu là tái hiện được không gian tinh thần. Mọi sự vật, hiện tượng đều được gắn với hệ tọa độ không – thời gian xác định, nên những cảm nhận của con người về thế giới đều bắt đầu từ sự đổi thay của không gian, thời gian. Và từ sự đổi thay của không gian – thời gian, con người nhận ra sự đổi thay trong chính mình. Như vậy không thể tách hình tượng ra khỏi không gian mà nó tồn tại.

Theo Từ điển thuật ngữ văn học (do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên) thì không gian nghệ thuật là “Hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó. Sự miêu tả, trần thuật trong nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn, diễn ra trong trường nhìn nhất định, qua đó thế giới nghệ thuật cụ thể, cảm tính bộc lộ toàn bộ quảng tính của nó; cái này bên cạnh cái kia, liên tục, cách quãng, tiếp nối, cao, thấp, xa, gần, rộng, dài, tạo thành viễn cảnh nghệ thuật. Không gian nghệ thuật gắn với cảm thụ về không gian nên mang tính chủ quan, ngoài không gian vật thể, có không gian tâm tưởng” [18, 134-135]. Do vậy, không gian nghệ thuật có tính độc lập tương đối, không quy được vào không gian địa lý. Không gian nghệ thuật thống nhất nhưng không đồng nhất với không gian thực. Không gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học có một ranh giới phân biệt với không gian vật chất bên ngoài, nhưng có lẽ ranh giới ấy chỉ mờ nhạt mong manh như “sợi tóc”, một làn khói mơ hồ.

Bản thân không gian vật chất tồn tại khách quan, nghĩa là sự tồn tại của nó không phụ thuộc vào ý thức của con người, mà không gian vật chất chỉ trở thành không gian nghệ thuật khi được tác giả cảm nhận về nó và qua đó thể hiện cách cảm, cách nghĩ, cách nhìn của nhà văn về thế giới, là một quan niệm nhân sinh, một thái độ sống trước cuộc đời. Như vậy không gian nghệ thuật có thể coi như là “một quan niệm nghệ thuật”, một “hiện tượng tâm linh nội cảm” (Trần Đình Sử). Và nếu như điêu khắc tạo không gian bằng hình khối, kiến trúc

tạo không gian bằng cách bố trí sắp xếp, hội họa tạo bằng màu sắc đường nét, âm nhạc tạo bằng thanh âm, giai điệu thì văn học lại tạo không gian bằng ngôn ngữ. Nhờ đó mà không gian nghệ thuật trong các tác phẩm có thể vượt mọi giới hạn, nó có khả năng đi tới bề sâu không cùng đặc biệt là chiều tâm thức, nội cảm.

Không gian nghệ thuật là một trong những phạm trù quan trọng của thi pháp học, là sản phẩm sáng tạo của nhà văn nhằm phản ánh thế giới hiện thực và bày tỏ quan niệm của mình về cuộc sống. Từ góc độ đó không gian nghệ thuật trở thành một hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm văn học.

Một phần của tài liệu Mê hồn ca và đường vào tình sử để tìm ra các loại hình cũng như nghệ thuật kến trúc không gian trong thơ đinh hùng (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)