Nàng – em

Một phần của tài liệu Mê hồn ca và đường vào tình sử để tìm ra các loại hình cũng như nghệ thuật kến trúc không gian trong thơ đinh hùng (Trang 79 - 84)

7. Cấu trúc của luận văn

3.1.1.2. Nàng – em

Nổi tiếng về thơ tình tại Việt nam có lẽ không ai hơn Xuân Diệu, nhờ những câu hết sức lẩn thẩn kiểu Yêu, là chết ở trong lòng một ít (Yêu) hay

Làm sao cắt nghĩa được tình yêu! (Vì sao). Thơ đã là Mộng, nghĩa là Đẹp; tình yêu trong thơ Đinh Hùng là mơ trong một giấc mơ, thơ Đinh Hùng chính là thứ bướm hai lần mộng, cho nên xa cách với người đọc hơn là thơ Xuân Diệu. Đọc thơ Đinh Hùng, hầu như bài nào cũng thấy có hình tượng Nàng

em - đại từ nhân xưng ngôi thứ hai. Từ Nàng xuất hiện 16 lần, và em xuất hiện 184 lần trong hai tập thơ Mê hồn caĐường vào tình sử. Nàng là từ cũ, từ dùng để chỉ hoặc gọi người phụ nữ trẻ tuổi, xinh đẹp, được yêu quý, tôn trọng. Vì thế, Nàng chính là nơi Đinh Hùng gửi gắm tình yêu, là nơi ký thác nỗi đau đớn suốt đời đồng thời cũng là để cảm xúc thăng hoa. Không khó để

có thể nhận ra, Nàng chính là bóng dáng của người đẹp, một mỹ nhân với nhan sắc yêu kiều, diễm ảo. Và cũng chỉ có đại từ Nàng mới phù hợp với ta. Trong tất cả các bài thơ từ Nàng xuất hiện ở tập Mê hồn ca thì từ này được thi nhân trang trọng viết hoa như một sự tôn thờ, ngưỡng vọng. Và có Nàng

không gian trong thơ Đinh Hùng trở nên diễm lệ và huyền ảo.

Đầu tiên là Nàng - gắn với danh từ riêng, chỉ người cụ thể. Tần Hương cũng là tên bài thơ nhưng cũng là tên của nhân vật “Nàng”. Người đẹp ấy tên là Kiều Hương, nhưng Đinh Hùng sợ gây rắc rối cho nàng khi đi lấy chồng nên sửa lại là Tần Hương. Mối tình ấy của Đinh Hùng tuy là mối tình đầu nhưng không sâu sắc lắm và chỉ là tình đơn phương. Thuở thiếu thời, nhân một ngày đẹp trời thì ai tình chợt đến đó là một người con gái được tác giả miêu tả là có tên “như hoa đẹp” và có tính cách là “thuỳ mị”. Không những thế, tác giả còn đi sâu khắc họa ngoại hình của Nàng từ dáng vẻ, nụ cười, trang phục, mái tóc,... vừa cụ thể nhưng cũng vừa trừu tượng: Nàng nhìn như ý sớm/ Nàng cười như tình xưa/ Áo nàng: hoa vẽ bướm... Tóc liễu buồn phất phơ/ Miệng hoa cười một nửa. Nàng đẹp là không gian cũng trở nên lấp lánh: Đẹp cả giấc chàng mơ. Tình đầu thật đẹp nhưng lại mong manh hệt như một giấc mộng. Chỉ tình cờ gặp nhau rồi mến thương, tác giả cũng không buồn, không nghĩ nhưng lòng lại không tranh khỏi tơ vương

và tác giả phải thốt lên rằng: Có anh chàng thi sĩ/ Tương tư cô Tần-Hương...

(Tần Hương). Mối tình thứ hai mới thực sự mãnh liệt và ghi dấu ấn suốt đời trong tâm khảm nhà thơ. Nàng là một cô bé họ xa, tên Bích Liên. Thuở ấy nàng còn bé nhưng xinh đẹp tuyệt vời: Độ em còn trèo cây khế/ Vin hái quả xanh bên tường/ Có phải chúng mình còn bé/ Cho nên đời rất thơm hương?

(Tiếc bướm). Vì tên nàng là Liên - có nghĩa là hoa sen, loài hoa mang vẻ đẹp thuần khiết, tinh khôi, sự duyên dáng và nhẹ nhàng của những người phụ nữ Việt Nam, nên Đinh Hùng viết: Người đẹp ngày xưa tên giống hoa/ Mùa

xuân cây cỏ biếc quanh nhà/ Thùy hương phảng phất sen đầu hạ/ Lén bước trang đài tới gặp ta (Liên tưởng). Hai người yêu nhau tha thiết nhưng mối tình hoàn toàn trong trắng. Không may nàng Liên bị bệnh phổi nặng, sức khỏe của nàng hao mòn nhanh chóng rồi từ trần khoảng năm 1940. Đó là cái chết thứ tư của người thân yêu mà Đinh Hùng chứng kiến trong khoảng thời gian chưa tới mười năm. Mất Liên, Đinh Hùng đau đớn như điên như dại: Qua xứ ma sầu, ta mất trí/ Thiêu đi tập sách vẽ hoa nguyền/ Trời ơi! Trời ơi! Làn tử khí/ Lạc lõng hương thầm đóa Bạch Liên (Cầu hồn – Mê Hồn Ca). Từ đó, Đinh Hùng viết những bài thơ Chiêu niệm, tên Liên được thay thế bằng những tên khác, nào Diệu Hương, Diệu Thư, nào Ý Liên, Bạch Liên, Diệu Liên, nào Em Buồn, Em Đau Thương, Sầu Hoài Thương Nữ, nào Thần Nữ, Kỳ Nữ,… nhưng thực ra cũng chỉ có một nàng Bích Liên mà thôi.

Thứ hai, đó là Nàng trong Kỳ nữ mang hình hài của một người kỳ nữ rất đẹp, rất tinh khiết, thanh cao, một giai nhân tuyệt sắc: Em đài các, lòng cũng thoa son phấn/ Hai bàn chân kiêu ngạo dẫm lên thơ. Và Nàng mang hình hài của một người kỳ nữ rất đẹp, rất tinh khiết, thanh cao, một giai nhân tuyệt sắc như trong bài thơ Người gái thiên nhiên, chỉ trong một bài thơ mà từ Nàng xuất hiện 6 lần: Nàng nhớn lên giữa mùa xuân hoa cỏ/ Nửa linh hồn u ám bóng non xanh/ Ngoài thiên nhiên nở bừng thân mỹ nữ/ Nàng yêu ta, huyền hoặc mối kỳ tình. Một vẻ đẹp trần đầy sức sống và có thể nói lag diệu kì, khó có ai sánh bằng: Cảnh diễm lệ ngẩn ngơ hồn cầm thú/ Thôi dừng chân, xem Nhan Sắc lên ngàn/ Nỗi vui mừng nở trang ý phong lan/ Chiều hương lạ, mộng rừng về nghi ngút. Miêu tả Nàng cũng là miêu tả thiên nhiên vì giữa nhân vật Nàng và thiên nhiên có sự gắn bó mật thiết, hòa lẫn vào nhau: thiên nhiên làm nên vẻ đẹp của Nàng Nàng làm nên không gian diễm lệ cho tự nhiên. Và tác giả cũng khẳng định, cái đẹp đó là cái đẹp vĩnh hằng, khó có thể thay đổi: Nàng là Gái-Muôn-Đời không đổi khác, một

vẻ đẹp sẽ luôn trường tồn với thời gian. Bởi không phải không gian hình thành nên Nàng, mà chính Nàng mới là chủ thể của không gian và tạo ra không gian: Bộ ngực tròn nuôi cuộc sống đương xuân. Một không gian, trần đầy sức sống cũng không kém phần xinh đẹp.

Tương tự thế, trong bài thơ Trời ảo diệu, đại từ Nàng tuy chỉ xuất hiện một lần nhưng chính là đối tượng khơi nên nguồn xúc cảm của thi nhân trước vẻ đẹp kỳ diệu, mộng ảo của núi rừng: Bốn mùa chuyển dáng xuân thu động/ Mây núi buồn nghiêng mái tóc xanh... Bức tranh thiên nhiên với nét bút tài hoa của Đinh Hùng đã trở nên mềm mại hệt như dáng hình Nàng. Tác giả say mê trong không gian có Nàng và ngắm nhìn Nàng với hình hài nguyên thủy nhất: Đây hoa cỏ thoát hình hài ảo mộng/ Ta ngắm Nàng trút bỏ áo xiêm Thơ. Nàng là nơi khơi dậy cảm xúc trong lòng tác giả và là chủ thể trữ tình trong thơ: Ta dừng bước, bài thơ Tình in bóng/ Cảm hồn trời bao dãy núi trầm tư! Nàng

khiến cho thiên nhiên vốn vô tri vô giác bỗng trở nên sinh động, có hồn, mang vẻ đẹp diễm ảo như vẻ đẹp của những nàng thiếu nữ. Trong bài thơ Lâm tuyền viễn mộng, cũng vẫn cảnh đẹp núi rừng nhưng “em” ở đây là một bóng hình người sơn nữ, một điểm nhấn tô điểm cho cảnh sắc thiên nhiên. Nói cách khác,

em là một họa tiết trong bức tranh thiên nhiên để thiên nhiên trở nên hoàn hảo:

Áo xanh sơn nữ - Ôi huyền hoặc!/ Suối đọng màu lam cặp mắt rừng/ Con hoẵng lạc bầy kêu đỉnh núi/ Bỗng nghe trời biển nhớ muôn trùng. Bóng dáng con người - đây là người tình - mờ nhạt, nhoà lẫn vào nhau, tan biến vào không gian. Tình yêu là vẻ đẹp của không gian, là lời quyến rũ của cuộc sống.

Một điều khác biệt là Đinh Hùng còn khám phá ra một bản chất khác của cái đẹp là cái ác. Nàngngười gái thiên nhiên, kỳ nữ… thuộc về thế giới của cái đẹp, cổ xưa và Nàng đã mất - ma nữ. Đây là điều mà các nhà thơ lãng mạn không hề nói tới bởi lâu nay người ta vẫn quan niệm cái đẹp là sự trong sáng, thánh thiện, thanh cao. Thế nhưng không phải Đinh Hùng không có lý vì xưa

nay bao nhiêu vương triều sụp đổ đều có sự tham gia của những người con gái đẹp. Câu chuyện về Đát Kỷ và Trụ Vương, Triệu Phi Yến và Hán Vũ Đế, Tây Thi và Ngô Phù Sai,… vẫn còn đó như một minh chứng lịch sử về tai họa do cái đẹp gây ra. Tuy nhiên, cho dù cái ác xuất hiện song hành với cái đẹp, một sắc đẹp ma quái thì cái ác ấy vẫn không làm cho nhà thơ run sợ bởi cái đẹp đã thắng thế. Dù biết rằng sắc đẹp sẽ giết chết mình, nhà thơ vẫn tình nguyện được chết trong vòng tay âu yếm: Hỡi kỳ nữ! Em có lòng tàn ác Ta vẫn gần - ôi sắc đẹp yêu ma (Kỳ nữ). Tôn thờ sắc đẹp đó như một vị thần- một đức tin trong lòng thi nhân và trân trọng Xin mời Nàng giá lâm (Cầu hồn). Điều đáng ngạc nhiên là, trong thơ Đinh Hùng, em có khi lại chính là thần chết: Trời ơi! Đây nguyệt vô biên/ Trong lòng người đẹp nằm quên dưới mồ!/ Ta cười suốt một trang thơ/ Gặp hồn em đó còn ngờ yêu ma (Tìm bóng tử thần). Rõ ràng, khi nhà thơ gán cho Tử thần vẻ đẹp của người con gái, lập tức tử thần trở thành một hình ảnh lung linh, huyền ảo. Sắc đẹp của nàng khiến thi nhân vượt qua nỗi sợ hãi trong lòng để đi đến một quyết định táo bạo là yêu Tử thần: Đi đi, cho hết dương trần/ Ngày mai tìm bóng Tử thần mà yêu! (Tìm bóng tử thần). Lâu nay, nói đến Tử thần, người ta hay nghĩ đến cái chết, đến sự hủy diệt. Có lẽ chỉ Đinh Hùng mới gọi tử thần là Nàng và tìm thấy ở tử thần sự quyến rũ của cái đẹp, của tình yêu, thậm chí một tâm hồn thanh cao, tinh khiết. Điều đó làm nên nét độc đáo của không gian cõi âm trong thơ Đinh Hùng.

Như vậy, có thể thấy, trong các bài thơ viết về Nàng của Đinh Hùng,

Nàng không phải lúc nào cũng có tên một người con gái mà là nhân vật trong thơ và có ý nghĩa biểu tượng gắn liền với nữ tính - không gian cội nguồn, vẻ đẹp nguyên, gợi thi hứng cho bức tranh phong cảnh trở nên sinh động, có hồn. Nhân vật trữ tình Nàng trong trường hợp này còn là một yếu tố quan trọng

tương ứng với cái ta trong thơ Đinh Hùng, nhằm kiến trúc nên thi giới Đinh Hùng.

Một phần của tài liệu Mê hồn ca và đường vào tình sử để tìm ra các loại hình cũng như nghệ thuật kến trúc không gian trong thơ đinh hùng (Trang 79 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)