7. Cấu trúc của luận văn
2.3.1. Không gian cõi mộng
Tác giả Trần Đình Sử khi bàn về thơ tượng trưng trong cuốn Những thế giới nghệ thuật thơ đã khẳng định: Chủ đề của thơ tượng trưng là "tiếng nói của thế giới, là khát vọng tìm kiếm cái bí ẩn ở đằng sau, bao gồm bản chất thế giới, các hiện tượng của tâm linh con người, của thế giới cảm giác và vô thức"
[52, 68]. Nói đến thế giới vô thức, chúng ta không thể nào không nhắc đến cõi mộng. Cõi mộng trong thơ thì đây không phải là điều quá khó thấy, bởi không phải đến Đinh Hùng người ta mới tìm thấy cõi mộng trong văn thơ mà mộng
đã xuất hiện rất nhiều ở văn học trung đại. Tiêu biểu là Nguyễn Du - người từng tự nhận xét mình là người hay sống trong mộng mị. Đến Thơ mới, mộng mị trờ thành một khuynh hướng nghệ thuật chung và bao trùm lên thời kì Thơ mới, các nhà thơ muốn thoát khỏi những điều kiện ngột ngạt của xã hội bảo hộ lúc bấy giờ bằng cách tưởng tượng, trốn vào trong cái thế giới vô cùng lý tưởng ấy.
Có thể thấy mộng trong thơ tạo nên một thế giới vô hình, đa tầng, lung linh đến kì lạ, nhưng điều đáng nhắc đến là đến Đinh Hùng thì cõi mộng đã trở thành một thế giới mới của riêng mình. Mộng trong thơ Đinh Hùng theo nghĩa hẹp có thể hiểu là những giấc mộng, cơn mơ của ông; theo nghĩa rộng là toàn bộ những tưởng tượng lãng mạn, vượt ra ngoài “đường biên” thực tế của tác giả thể hiện trong sáng tác. Mộng là trải nghiệm cá nhân, mộng cũng thể hiện niềm tin tâm linh của con người. Đối với thi sĩ - những người có tâm hồn nhạy cảm thì đêm đến chính là khoảng không gian cô đơn nhất, u sầu nhất, là thời điểm mỗi người sống thực với mình. Nỗi nhớ đầy vơi, những kỉ niệm xưa bất chấp ùa về khiến thi nhân mệt mỏi, lòng buồn, trằn trọc, loay hoay trong hồn độn suy nghĩ để rồi không ngủ được: Tôi hiểu rồi đây em cũng đi/ Như bao người gái đến xuân thì/ Mỗi đêm say tỉnh vài cơn mộng/ Trở giấc, lòng ơi! buồn làm chi? (Bao giờ em lấy chồng). Chuyện hợp tan trong tình yêu thì không có gì xa lạ, tác giả biết được điều đó, nhưng khi sự việc đó diễn ra đối với mình thì tác giả lại rơi vào khủng hoảng. Ám ảnh cả trong giấc mơ, cứ chợt tỉnh giấc trong u buồn rồi lại quay về mộng. Như một vòng lẩn quẩn không cách gì chấm dứt.
yêu trong quá khứ. Thơ của thi sĩ là sự thăng hoa của những khao khát cháy bỏng, những ham muốn bị đổ gãy trong đời thực. Những giấc mơ yêu đầy hoan lạc trong thi giới cuồng ngôn và tác giả thốt lên rằng: Tôi chờ giấc mộng
(Ấm cúng). Nhà thơ đã viết một loạt bài về chuyện chiêm bao, rất nhiều bài theo một nguồn mạch và rải rác có mặt trong cả hai tập thơ của ông. Có thể kể đến là bài thơ Tự tình dưới hoa (Mộng dưới hoa) - một trong những bài thơ hay và được phổ nhạc của Đinh Hùng, bài thơ nổi tiếng bởi đây là một bài thơ tình mang cho người đọc vô vàng cảm xúc. Những cơn mộng của Đinh Hùng lắng xuống thành một bản trường ca, hát hoài qua những năm tháng, ngày tháng lênh đênh: Bài thơ hạnh ngộ đã trao tay/ Ôi mộng nào hơn giấc mộng này?/ Mùi phấn em thơm mùi hạ cũ/ Nửa như hoài vọng, nửa như say. Giấc mộng có em, có những kỉ niệm đôi lứa luôn là những giấc mộng đẹp. Không gian cõi mộng cũng vô cùng nên thơ, trữ tình và gắn với những chốn quen hẹn hò: Em muốn đôi ta mộng chốn nào?/ Ước nguyền đã có gác trăng sao/ Truyện tâm tình: dưới hoa thiên lý/ Còn lối bâng khuâng: ngõ trúc đào. Tác giả bồi hồi nhớ lại những lần hò hẹn đó, những lần hẹn thề dưới trăng sao đầy thơ mộng, những lần tâm tình kể chuyện dưới dàn hoa và cả những lần đón đưa nhau về đầy bâng khuâng, luyến tiếc. Những ký ức như những thước phim quay chậm dần được hồi phục trong cõi mộng, những thứ tốt đẹp ấy, tất cả đều thuộc về riêng em.
Và không những đơn thuần là những giấc mộng trở về quá khứ đẹp đẽ mà không gian cõi mộng còn được mở rộng ra với những giấc mơ vượt ra khỏi sự trói buộc của thực tại và vươn đến tương lai: Có những giấc mơ lẻn vào quá khứ/ Có những chiêm bao đi về tương lai/ Anh gặp em anh từ thuở nào?/ Mênh mang sóng mắt/ Ngờ biển dâu/ Núi non nhìn ta vừa nghiêng đầu/ Hình như hội ngộ/ Từ ngàn thâu/ Ta tỉnh hay mơ? Chiều nay trăng khép/ Hàng mi sầu/ Hay tà dương thu/ Mưa rơi mau?(Đường vào tình sử). Có lẽ
quá mong muốn được hội ngộ nên tác giả luôn muốn sống trong cõi mộng, bởi lẽ trong mộng, chúng ta đã gặp nhau từ lúc trước và chưa bao giờ chia ly. Tác giả cũng không phân biệt là mơ hay thực? Mong là thực nhưng đó chỉ là giấc mơ mà khi nhận ra cũng là lúc buồn sầu tìm đến.
Đinh Hùng xem cuộc đời của mình chỉ như một giấc mộng và tác giả có thể tự dẫn lối cho tâm hồn mình đến không gian mà mình mong ước: Anh vẽ cho em những giấc mê/ Chiêm bao nho nhỏ: lối đi về/ Đường khuya thuỷ mặc nhoà chân bước/ Áp má chia đôi mặt gối thề (Lời thề trên gối). Hay với bài thơ Xin hãy yêu tôi: “Đời của tôi là giấc mộng ban chiều/ Tôi lấy bút vẽ
con đường vũ trụ. Cố gắng để kiến tạo nên không gian trong mộng để dẫn lối cho tình yêu, tác giả luôn khao khát có được tình yêu nhưng càng cố lại càng thêm mờ ảo. Đọc thơ Đinh Hùng ta cứ có cảm giác như đang ở đâu đó ngoài xứ mộng, như đang đắm chìm trong giấc mơ mờ ảo mà chính ta cũng không phân biệt được đâu là thực đâu là mơ. Không gian cõi mộng của Đinh Hùng bỗng trở nên lung linh huyền ảo bởi màu huyền diệu của ánh trăng, của sương khói. Cái đẹp ấy khi thật khi giả khiến cho thi nhân bối rối không biết đâu là bến mộng đâu là bến tình. Cõi mộng hay chiêm bao ấy lại gắn liền với hình ảnh của người đẹp làm trái tim thi nhân đảo điên, cuồng si.Và chính Đinh Hùng cũng thừa nhận đó là một trạng thái mộng mị, tức là cõi ảo dưới con mắt người thường, có điều trong cõi ảo ấy, tất cả đều rất thật, rất đắm say, tới mức muốn vứt bỏ cả xác trần: Tâm sự đêm nào thơm tóc nhau/ Cánh tay vờn mộng gối chung đầu/ Em ơi! Mấy kiếp qua rồi nhỉ?/ Tỉnh giấc, thời gian có đổi màu? (Lời thề trên gối). Giấc mộng nào cũng có lúc tỉnh dậy, tác giả sử dụng câu hỏi tu từ rất đặc sắc đó là: thời gian có đổi màu?. Thời gian có màu gì? Có lẽ như bài thơ Màu thời gian của Đoàn Phú Tứ - thời gian đầy màu sắc - thời gian hóa không gian. Thời gian, thông qua cách thể hiện độc đáo, đã cho thấy một quan niệm mới mẻ về thời gian - đối tượng đã được thơ cổ, thơ
lãng mạn bàn tới. Nếu thời gian trong thơ cổ là thời gian tách khỏi con người, vô tình với con người, cứ bốn mùa xuân - hạ - thu - đông, thời gian trong thơ lãng mạn là thời gian một đi không trở lại, cuốn đi những gì hiện hữu trước mắt (thời gian trở thành một thế lực huỷ diệt) thì ở đây - trong quan niệm tượng trưng - thời gian là thời gian nghiệm sinh, thời gian đã hoá thành cái nhìn nhận của chủ thể: thời gian không làm mọi vật biến mất mà là hình thức lưu giữ tình cảm con người, có thể gọi là không gian hóa thời gian. Và với Đinh Hùng, ông mong thời gian - không gian đó khi tỉnh mộng sẽ không thay đổi, dù đó có là bình yên hay giông bão.